II. Mục đích và yêu cầu
2. Yêu cầu
3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi lá cây invitro đến năng suất và
năng suất và chất lượng tách protoplast của các dòng khoai tây dại và giống Atlantic
Tuổi lá cây in vitro thích hợp đem đi tách protoplast có vai trò quan trọng đối với năng suất cũng như chất lượng tách protoplast. Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành tách protoplast của 3 đối tượng (Atlantic, trn
3G và pnt 2G) với cùng một loại enzym E1, lượng enzym nhưng ở các độ tuổi lá khác nhau (2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần). Kết quả được thể hiện ở bảng 4 và biểu đồ 1:
Bảng 4: Ảnh hưởng của tuổi lá cây in vitro đến năng suất và chất lượng protoplast Chỉ tiêu KG Tuổi cây in vitro Mật độ protoplast Thể tích protoplast (ml) Chất lượng protoplast
Atlantic 2 tuần 12 x 105 1,5 Vỡ nhiều, tế bào méo
3 tuần 50 x 105 3,5 Ít vỡ, tế bào tròn căng 4 tuần 40 x 105 3 Ít vỡ, tế bào tròn căng 5 tuần 15 x 105 2 Vỡ trung bình, tế bào nhỏ
trn 3G 2 tuần 15 x 105 1 Vỡ nhiều, tế bào méo 3 tuần 22 x 105 3 Ít vỡ, tế bào tròn căng
4 tuần 25 x 105 3,5 Ít vỡ, tế bào tròn căng 5 tuần 10 x 105 3 Vỡ trung bình, tế bào nhỏ
pnt 2G 2 tuần 17 x 105 2 Vỡ nhiều, tế bào méo 3 tuần 20 x 105 2 Ít vỡ, tế bào tròn căng
4 tuần 20 x 105 2,5 Ít vỡ, tế bào tròn căng 5 tuần 14 x 105 1 Vỡ trung bình, tế bào nhỏ
Chú thích: mô lá được ủ trong dung dịch enzym E1, thời gian ủ là 16 h trong điều kiện tối ở 22 0C, lượng enzym lấy là như nhau
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của tuổi lá cây in vitro đến năng suất protoplast
Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy tuổi lá cây in vitro có ảnh hưởng tới mật độ cũng như chất lượng protoplast. Đa số các đối tượng tách đều thích hợp với độ tuổi 3-4 tuần để tách protoplast. Giống Atlantic thích hợp nhất với tuổi cây
in vitro là 3 tuần, cho mật độ 50 x 105 pp/ml (3,5 ml), chất lượng protoplast tốt, ít vỡ. Đối với trn 3G và pnt 2G lại thích hợp với tuối cây in vitro đem tách potoplast là 4 tuần. Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về đặc điểm hình thái lá của các giống. Tất nhiên nếu tách protoplast ở những cây có độ tuổi quá non hoặc quá già sẽ không thu được năng suất protoplast cao và chất lượng protoplast tốt.
3.1.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch Enzyme đến năng suất và chất lượng của protoplast
Tiến hành tách protoplast của các giống nghiên cứu theo phương pháp của Moller và có cải biến cho phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu. Việc sử dụng enzym để tách tế bào trần được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn phương pháp
dùng hóa chất. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng và tỷ lệ enzym có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất tách và chất lượng tế bào trần. Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành trên cơ sở thay đổi tỷ lệ Macerozym/Cellulose (M/C) để tìm ra dung dịch enzym tối ưu tách protoplast cho từng dòng khoai tây nghiên cứu nhằm đạt tỷ lệ protoplast/ml (P/ml) là cao nhất.
Các kết quả được thể hiện ở bảng và hình sau:
Bảng 5: Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch enzym đến năng suất và chất lượng protoplast Chỉ tiêu KG Nồng độ dung dịch enzym Mật độ protoplast (pp/ml) Thể tích protoplast (ml) Chất lượng protoplast
Atlantic E1 42 x 105 3 Ít vỡ, tế bào tròn căng
E2 29 x 105 2 Vỡ trung bình, tế bào nhỏ
E3 5 x 105 1 vỡ, tế bào nhỏ
E4 0 0 Vỡ , tế bào nhỏ
trn 3G E1 20 x 105 2 Vỡ nhiều, tế bào méo
E2 38 x 105 2 Ít vỡ, tế bào tròn căng
E3 0 0 -
E4 0 0 -
pnt 2G E1 12 x 105 2 Vỡ nhiều, tế bào méo
E2 0 0 -
E3 0 0 -
E4 20 x 105 2 Vỡ ít, tế bào nhỏ
Chú thích: E1 = M/C=0,2g/0,8g/100ml; E2 = M/C = 0,3g/0,7g/100ml; E3 = M/C = 0,1g/0,6g/100ml; E4 = M/C = 0,1g/0,8g/100ml;
DD E1
DD E2
DD E3
Hình 3: Mật protoplast của giống Atlantic tách bằng các dung dịch enzym khác nhau
Nhận xét:
mỗi giống khác nhau sẽ cần tỷ lệ M/C khác nhau để tách protoplast (chẳng hạn đối với giống Atlantic, tỷ lệ C/M (Celluloza /Macerozyme/) = 0,8g/0,2 g/100ml cho hiệu suất tách protoplast đạt cao nhất (42 x 105 pp/ml); trn 3G cần tỷ lệ C/M = 0,3g/0,7g cho hiệu suất tách protoplast cao nhất, đạt 38 x 105 pp/ml; pnt 2G cần tỷ lệ C/M = 0,1g/0,8g/100ml cho mật độ protoplats cao nhất (20 x 105pp/ml).