Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 75)

5. Bố cục của luận văn

2.4.1.6.Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè

* Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Bảng 19: Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất và chế biến chè (Tính bình quân /hộ)

Diễn giải ĐVT Quy mô sản xuất Bình quân Lớn Nhỏ

I. Lao động

- Lao động gia đình Người 3,98 2,1 3,39 - Lao động thuê theo thời vụ Công/năm 89,87 27,13 70,11

II. Tƣ liệu sản xuất

- Nhà chế biến chè m2 22,29 13,23 19,44

- Máy bơm nước Chiếc 1,19 0,97 1,12

- Tôn quay sao chè Chiếc 2 0,94 1,67

- Máy vò chè Chiếc 1 0,91 0,97

III. Vốn

- Tổng số Tr. đồng 39,34 21,95 33,86

Trong đó: + Vốn hiện vật Tr. đồng 27,48 16,95 24,16 + Vốn tiền mặt Tr. đồng 11,86 5 9,70

- Cơ cấu nguồn vốn % 100 100 100

+ Vốn tự có % 91,89 93,03 92,12

+ Vốn đi vay % 8,11 6,97 7,88

+ Lao động và sử dụng lao động của các hộ điều tra

Lực lượng lao động tham gia vào sản xuất và chế biến chè tương đối lớn. Trung bình 3,39 lao động gia đình/hộ và 70,11 công lao động không thường xuyên/hộ. Nguồn lao động trên địa bàn huyện Đại Từ tương đối dồi dào. Nhưng do tính chất thời vụ của sản xuất nên đã tạo ra tính thời vụ của nhu cầu sử dụng lao động dẫn đến tình trạng khan hiếm lao động khi vào mùa thu hoạch và thừa lao động khi hết mùa.

- Các hộ sản xuất với quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, trung bình 1 hộ sử dụng 2,1 lao động gia đình/ 1 năm, thuê lao động ít trung bình 1 hộ thuê 27,13 công lao động /1 năm.

- Các hộ sản xuất với quy mô lớn có nhu cầu sử dụng lao đông nhiều hơn, trung bình 1 hộ sử dụng 3,98 lao động gia đình/1 năm. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất vào mùa thu hoạch, các hộ sản xuất quy mô lớn phải thuê thêm lao động trung bình 89,87 công lao động/1 năm.

+ Tình hình trang thiết bị và công nghệ của hộ điều tra

Các hộ tham gia sản xuất chế biến chè đã đầu tư xây dựng, mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất của hộ như: Xây dưng nhà xưởng chế biến, mua máy bơm nước, máy sao, vò chè.

Do đặc thù quy mô sản xuất hộ gia đình nên các trang thiết bị sử dụng cho sản xuất chế biến chè ở các hộ gia đình còn mang tính chất thủ công và đầu tư chưa đầy đủ: Sao chè bằng tôn quay do các cơ sở gia công chế biến chưa được kiểm tra đánh giá về chất lượng, kỹ thuật, Sử dựng máy vò chè VC 250, VC 300. Chưa có các công cụ cơ giới hóa sử dụng trong canh tác chè như: Máy làm đất giữa hàng, máy đốn chè, máy hái chè... Các khâu làm đất và thu hái vẫn sử dụng sức lao động của con người. Mặc dù các hộ đã trang bị máy bơm để phục vụ tưới tiêu cho chè nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp do hệ thống thủy lợi vùng đồi còn yếu kém, thiếu nước cho tưới tiêu nên diện tích

tưới chè đạt thấp ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng chè vụ đông, chất lượng sản phẩm chè không đồng đều ở các lần thu hoạch, chế biến.

+ Tình hình huy động và sử dụng vốn của hộ điều tra

Vốn trong sản xuất kinh doanh chiếm vị trí quan trọng, quyết định đến quy mô, hiệu quả sản suất và thu nhập của các hộ. Vốn đưa vào sản xuất bao gồm vốn hiện vật, vốn bằng tiền. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng hộ sản xuất mà nhu cầu và cách thức sử dụng vốn khác nhau. Phần lớn các hộ huy động vốn tự có trong gia đình trung bình chiếm 92,12%, phần đi vay chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình 7,88%.

Nguồn vốn của các hộ gia đình chủ yếu sử dụng đầu tư nhu cầu thiết yếu cho các hoạt động sản xuất chế biến chè như: Xây dựng nhà chế biến chè, mua sắm máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, và thuê thêm nhân công lao động. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong quỹ vốn đầu tư của các hộ gia đình phần lớn sử dụng vào xây dựng và mua sắm trang thiết bị trung bình 24,16 triệu đồng/hộ, vốn để đầu tư cho chi phí trung gian thấp trung bình 9,7 triệu đồng/hộ nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

2.4.1.6.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất và chế biến chè

Cây chè hiện đang là cây phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện. Để có cơ sở khẳng định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của huyện chúng tôi tiến hành điều tra các hộ để xác định các khoản chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của cây chè. Số liệu thu thập được tính bình quân cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh.

+ Chi phí 1 năm cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh

Theo kết quả điều tra cho thấy chi phí cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh ở mỗi nhóm hộ đều có sự khác biệt nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về số lượng: Nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn thì chi phí cho sản xuất, chế biến 0,1ha diện tích chè kinh doanh cho 1 năm là 5,644 triệu đồng bằng

94,37% so với nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ thì tổng chi phí là 5,981 triệu đồng. Chi phí trung bình của các hộ điều tra là 5,875 triệu đồng/năm/0,1ha diện tích chè kinh doanh.

Bảng 20: Chi phí cho sản xuất và chế biến chè của hộ điều tra

Diễn giải Đơn vị tính Nhóm hộ quy mô lớn Nhóm hộ quy mô nhỏ Bình quân (Tr.đ) So sánh Lớn/ nhỏ (%) SL GT (Tr.đ) SL GT (Tr.đ)

1.Chi phí trung gian Tr. đ 4,996 5,139 5,094 97,22 Phân bón Kg 471 4,000 471 4,000 4,000 100 Thuốc trừ sâu 0,525 0,583 0,565 90 Điện Kwh 185 0,089 185 0,111 0,104 80 Củi M3 3,5 0,354 3,5 0,417 0,397 85 Chi khác 0,028 0,028 0,028 100 2. Thuê lao động Công 7,6 0,268 6,7 0,237 0,247 113,08 3. Khấuhao TSCĐ Tr. đ 0,380 0,605 0,534 62,81

Tổng chi phí Tr. đ 5,644 5,981 5,875 94,37

(Nguồn: Tính toán số liệu điều tra của tác giả)

- Về cơ cấu phân bổ chi phí: Nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn thì chi phí trung gian thấp hơn bằng 97,22% nhóm hộ có quy mô nhỏ do tiết kiệm được nhiên liệu, chi phí thuê mướn lao động cao hơn bằng 113,08% nhóm hộ có quy mô nhỏ, nhưng chi phí cho khấuhao tài sản cố định thấp hơn chỉ bằng 62,81% nhóm hộ có quy mô nhỏ.

+ Hạch toán quá trình tổ chức sản xuất và chế biến chè 1 năm trên diện tích diện tích chè kinh doanh.

Qua điều tra thức tế các hộ sản xuất và chế biến chè với 0,1ha chè kinh doanh trung bình cho sản lượng chè búp khô là 29,7 kg/lứa hái, một năm hái 8 lứa. Như vậy tổng sản lượng chè búp khô 1 năm là 237,6 kg và chè cám, chè rón 1 năm là 3 kg, giá bán chè búp khô trung bình: 40.000 đồng/kg, giá bàn chè cám, chè rón trung bình: 20.000 đồng/kg.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) của các hộ khá cao, trung bình đạt 3,775 triệu đồng/1 hộ/0,1ha chè kinh doanh. Tính cho trung bình trên toàn quy mô hộ điều tra đạt 19,788 triệu đồng/hộ. Nhóm hộ quy mô sản xuất lớn trung bình đạt 4,14 triệu đồng/1 hộ/0,1ha chè kinh doanh. Tính trung bình trên toàn quy mô của hộ sản xuất lớn đạt 36,465 triệu đồng/hộ. Nhóm hộ quy mô sản xuất nhỏ trung bình đạt 3,607 triệu đồng/1 hộ/0,1ha chè kinh doanh. Tính trung bình trên toàn quy mô của hộ sản xuất nhỏ đạt 12,119 triệu đồng/hộ.

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TGO) tính bình quân cho nhóm hộ có quy mô sản xuất và chế biến lớn là 1.958 lần, có nghĩa là nếu các hộ ở nhóm này cứ đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được giá trị là 1.958 đồng tăng thêm 958 đồng. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tính bình quân cho nhóm hộ có quy mô nhỏ là 1.866 lần, có nghĩa là nếu các hộ ở nhóm này cứ đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được giá trị là 1.866 đồng tăng thêm 866 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí của hoạt động sản xuất và chế biến chè khá cao thể hiện các hộ có thể tiếp tục đầu tư hơn nữa cho hoạt động này để đạt hiệu quả kinh tế. Ở nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cao hơn ở nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ do có lợi thế về quy mô nên tiết kiệm được nhiên liệu, khấuhao tài sản cố định. Tuy nhiên mức chênh lệch không cao vì không có sự khác biệt về tổ chức sản xuất và chưa có sự đầu tư cho máy móc thiết bị để thực hiện cơ giới hoá quá trình sản xuất.

Bảng 21: Kết quả sản xuất chế biến chè của hộ điều tra

Diễn giải Đơn vị tính Quy mô sản xuất, chế biến Bình quân / (Tr.đ) SS Lớn/ nhỏ (%) Lớn Nhỏ * Số hộ điều tra Hộ 63 137 * Tổng quy mô điều tra Ha 55,49 46,03 * Lao động trung bình/hộ LĐ/hộ 3,81 2.01 I. Tính trung bình cho 0,1ha

chè kinh doanh/1 năm

1. Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ/0,1ha/hộ 9,783 9,588 9,650 102,03 Chè búp Tr.đ/0,1ha/hộ 9,779 9,583 9,645 102,04 Chè cám, rón Tr.đ/0,1ha/hộ 0,005 0,005 0,005 90,91 2. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/0,1ha/hộ 4,996 5,139 5,094 97,22 3. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ/0,1ha/hộ 4,788 4,449 4,556 107,60 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/0,1ha/hộ 4,140 3,607 3,775 114,78

* Một số chỉ tiêu hiệu quả

- TGO=GO/IC Lần 1,958 1,866

- TVA=VA/IC Lần 0,958 0,866

- TMI=MI/IC Lần 0,829 0,702

II. Tính trung bình cho toàn

quy mô hộ điểu tra/1 năm

1. Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ/hộ 86,168 32,214 49,209 2. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/hộ 44,004 17,266 25,689 3. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ/hộ 42,172 14,948 23,524 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/hộ 36,465 12,119 19,788

5. MI/ công lao động gia đình Tr. đồng/lđ 9,571 6,029 7,145 158,75 6. VA/công lao động gia đình Tr. đồng/lđ 11,069 7,437 8,581 148,84

- Tính trung bình cho toàn quy mô hộ điều tra/1 năm ta có:

Giá trị sản xuất trung bình đạt 49,209 triệu đồng/hộ. Trong đó: Nhóm hộ có quy mô lớn là 86,168 triệu đồng/hộ. Nhóm hộ có quy mô nhỏ đạt 32,214 triệu đồng/hộ.

Thu nhập hỗn hợp trung bình cho 1 lao động hộ gia đình /1 năm đạt 7,145 triệu đồng/1 lao động. Trong đó: Nhóm hộ có quy mô lớn là 9,571 triệu đồng/ 1 lao động. Nhóm hộ có quy mô nhỏ đạt 6,029 triệu đồng/1 lao động.

Giá trị gia tăng trung bình cho 1 lao động gia đình /1 năm đạt 8,581 triệu đồng/1 lao động. Trong đó: Nhóm hộ có quy mô lớn đạt 11,069 triệu đồng/ 1 lao động. Nhóm hộ có quy mô nhỏ đạt 7,437 triệu đồng/1 lao động.

Tóm lại: Hoạt động sản xuất và chế biến chè trên địa bàn huyện Đại Từ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Tuỳ điều kiện tổ chức sản xuất và quy mô sản suất của gia đình mà đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Xu hướng phát triển chung là quy mô sản xuất lớn đem lại hiện quả kinh tế cao hơn do tiết kiệm được nhiên liệu, khai thác hiệu quả công suất sử dụng máy móc thiết bị nên khấuhao TSCĐ thấp. Tuy nhiên, sản xuất theo phương thức thủ công, chủ yếu sử dụng công sức lao động của con người nên hiệu quả chưa cao, chi phí trung gian lớn. Vì vậy cần phải có các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất nói chung và sản xuất cây chè theo hướng tập trung, cơ giới hoá, hiện đại hoá.

2.4.1.6.2. Hiệu quả kinh tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm sản xuất chè đã tạo việc làm cho khoảng 25.000 lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 31,57% tổng số lao động trong sản xuất nông nghiệp, và giải quyết việc làm cho 160 lao động tại các doanh nghiệp chế biến công nghiệp.

Phát triển cây chè tác động tới phân phối thu nhập và công bằng xã hội của huyện, tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ hàng năm cho tỉnh thông qua xuất

khẩu chè. Phát triển cây chè có tác động tới hiệu quả về môi trường sinh thái, cây chè đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc tạo thêm 4% diện tích đồi trọc được phủ xanh hình thành nên những vùng chè sinh thái bền vững với cảnh quan hấp dẫn tạo điều kiện phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng ở các vùng chè, tác động dây truyền

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 75)