Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.3.Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên

1.1.2.3.1. Phát triển làng nghề ở Thái Nguyên

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 30 làng nghề, trong đó huyện Phổ Yên có 21 làng nghề, huyện Phú Bình có 5 làng nghề, Định Hoá và Đồng Hỷ, mỗi huyện có 2 làng nghề với các ngành nghề chủ yếu như chế biến chè đặc sản, mành cọ, mành trúc, mây tre đan, làm bún, bánh [31]...

Để các làng nghề phát huy có hiệu quả, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chính sách như ưu đãi về sử dụng đất, thuế, xây dựng mô hình làm nghề mẫu, đào tạo nguồn nhân lực trong việc truyền nghề và phát triển các ngành nghề truyền thống... Nhờ vậy, đời sống người dân các làng nghề ngày càng được nâng cao và là mô hình cho nhiều địa phương trong tỉnh tham quan, học tập.

Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có những vấn đề cần phải được quan tâm tháo gỡ.

Một vài làng nghề đã làm được một số mặt hàng mỹ nghệ, xuất khẩu đạt chất lượng tốt, cho thu nhập cao nhưng số lượng hạn chế vì không ổn định về giá và đầu ra cho sản phẩm, không chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Nhiều cơ sở chưa chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề do đó các sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thêm nữa, do chưa có thương hiệu nên các sản phẩm này chưa được nhiều người biết đến.

Công tác quy hoạch ngành nghề nông thôn chưa được chú trọng quan tâm, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng yếu kém; công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, sản phẩm mới ở dạng sơ chế nên giá thành thấp... đã khiến các làng nghề làm ăn không hiệu quả, vấn đề gây ô nhiễm môi trường sảy ra ở hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Nhu cầu phát triển các làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân là rất cần thiết nhưng với thực trạng như trên thì vấn đề đặt ra là tỉnh Thái Nguyên cần phải có có cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất làng nghề như: Công tác quy hoạch phát triển các làng nghề, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng thương hiệu làng nghề được đặt lên hàng đầu vì khi đã có thương hiệu thì mọi khó khăn khác sẽ được giải quyết kịp thời như việc xây dựng vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, đầu tư nâng cao tay nghề...

1.1.2.3.2. Phát triển du lịch ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi cửa ngõ Việt Bắc, cùng với Tuyên Quang, Thái Nguyên là thủ đô của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Cách Hà Nội 80 km, Thái Nguyên có một tiềm năng thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cộng đồng các dân tộc rất đa dạng tạo thế mạnh cho phát triển du lịch. đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá... Hàng năm đã thu hút được lượng khách ngày càng tăng đến thăm các điểm du lịch của Thái Nguyên. Năm 2005 đã thu hút 338.600 lượt khách trong nước và 975 lượt khách nước ngoài; Năm 2006 đã thu hút 374.883 lượt khách trong

nước và 1.600 lượt khách nước ngoài; Năm 2007 đã thu hút 398.300 lượt khách trong nước và 1.700 lượt khách nước ngoài [18].

- Với hệ thốnghang động thiên nhiên nằm ở các huyện xung quanh thành phố: Động Linh Sơn (Đồng Hỷ),hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Võ Nhai), thác Ba Dội (Đại Từ), Hồ Núi Cốc... đã tạo cho Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh có hệ thống du lịch sinh thái nhiều tiềm năng nhất.

- Tuyến du lịch lịch sử cũng đã được quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước nên các điểm du lịch lịch sử như: ATK Định Hoá, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên xã La Bằng, khu di tích 27/7 xã Hùng Sơn... đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm tới lịch sử dựng nước và giữ nước của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của nước ta nói chung.

- Thái Nguyên là tỉnh duy nhất có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, nơi trưng bày hơn 10.000 hiện vật giới thiệu về văn hoá của 54 dân tộc anh em hiện đang sinh sống ở nước ta. Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Thái Nguyên có chùa Phủ Liễn, Chùahang, đình Phượng Độ...

Tuy nhiên, du lịch của Thái Nguyên còn nhiều khó khăn và thách thức. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đặc biệt là hệ thống đường giao thông tới các điểm du lịch chưa được quan tâm đầu tư, các di lích lịch sử đã xuống cấp chưa được đầu tư tôn tạo tương xứng, hệ rhống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi...) còn thiếu.

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Hiện trạng phát triển làng nghề và du lịch sinh thái ở Huyện Đại Từ như thế nào?

Mô hình phát triển làng nghề nào, xây dựng phát triển du lịch sinh thái như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương?

Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương như thế nào?

Phát triển làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?

Các giải pháp nào để quảng bá sản phẩm của làng nghề, sản phẩm du lịch của địa phương?

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung, phát triển làng nghề của huyện Đại Từ. Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội các xã vùng đệm VQG Tam Đảo (điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, ngành nghề...). Số liệu được lấy từ UBND huyện, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống kê huyện.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Điều tra chọn mẫu: Thu thập thông tin, đánh giá hoạt động ngành nghề.

Bảng 01: Số hộ, vùng điều tra năm 2007

STT Tên đơn vị Tổng số hộ

sản xuất (Hộ)

Tổng số hộ điều tra (Hộ) I Điều tra sản xuất, chế biến chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Toàn huyện 22.531 * * Vùng điều tra 3.165 200 1 Xã Quân Chu 547 50 2 Xã Hoàng Nông 913 50 3 Xã La Bằng 610 50 4 Xã Phú Xuyên 1.095 50

II Điều tra sản xuất nấm

* Toàn huyện 96**

* Vùng điều tra (Xã Văn Yên) 58 50

(* Nguồn: Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn) (**Ban chủ nhiệm dự án sản xuất nấm)

- Chọn điểm điều tra, ngành nghề điều tra: Căn cứ vào tình hình thực tế phát triển sản xuất ngành nghề trên địa bàn huyện Đại Từ thì nghề chế biến chè trên địa bàn huyện đang là ngành nghề được tổ chức phát triển sản xuất mạnh. Cây chè đang là cây mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuât khẩu, vừa nội tiêu. Địa bàn phát triển cây chè có hiệu quả về quy mô và chất lượng được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến tập trung ở các xã: Quân Chu, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Hùng Sơn. Nghề sản xuất nấm đang được triển khai đưa vào huyện để hình thành một ngành nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn đồng thời giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

- Chọn mẫu điều tra: Bằng cách chọn điển hình phân loại chúng tôi chọn và tiến hành điều tra tổng số 200 hộ tham gia chế biến chè tại các xã: Quân Chu, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, 50 hộ sản xuất nấm tại xã Văn Yên.

- Tiến hành điều tra, phỏng vấn theo mẫu điều tra, kết hợp quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu điều tra tiến hành kiểm tra độ tin cậy, thống kê dưới dạng bảng để phân tích đánh giá hoạt động sản xuất và chế biến chè, hoạt động sản xuất nấm.

Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở số liệu thu thập được qua quá trình tổng hợp tiến hành phân tích theo phương pháp so sánh, đối chiếu bằng số tương đối và số tuyệt đối. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê để làm rõ thực trạng sản xuất và chế biến chè trên địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp phân tổ: Chia các đơn vị điều tra vào các tổ theo khoảng cách tổ đã định sẵn. Sử dụng phương pháp phân tổ để tìm ra xu hướng tác động của các yếu tố nguyên nhân đến yếu tố kết quả. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dùng tiêu thức phân tổ theo quy mô chế biên.

Trong quá trình nghiên cứu việc phân tổ các hộ tham gia chế biến, đồng thời có sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương. Các hộ tham gia chế biến chè phân làm 2 nhóm quy mô.

Nhóm hộ có quy mô lớn: Chế biến 25 tấn chè búp tươi/ năm trở lên. Nhóm hộ có quy mô nhỏ: Chế biến nhỏ hơn 25 tấn chè búp tươi/ năm. Phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất nấm, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình...

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Tổng giá trị sản xuất GO: là toàn bộ giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất.

Chi phí trung gian IC: là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như thuê nhân công, chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu...

Giá trị tăng thêm VA: là phần giá trị tăng thêm của hộ nông dân khi sản xuất một khối lượng sản phẩm: VA=GO-IC

Thu nhập hỗ hợp MI: là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất: MI=VA-(A+T)

(A: Phần giá trị khấuhao tài sản cố định và chi phí phân bổ; T: Thuế) Tỷ suất lợi nhuận tình theo chi phí TGO: là chỉ số giá trị sản xuất với chi phí trung gian trên một đơn vị sản phẩm sản xuất: TGO = GO/IC (lần)

Tỷ xuất giá trị gia tăng theo chi phí (TVA): TVA=VA/IC (Lần) Tỷ xuất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (TMI): TMI=MI/IC(Lần) Thu nhập hỗn hợp MI/công lao động

CHƢƠNG II

HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI

HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT- XH HUYỆN ĐẠI TỪ

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 25 km ở vị trí từ 21o

30' đến 21o 50'độ vĩ Bắc, từ 105o32' đến 105o 42' kinh độ Đông. Với các đường ranh giới

- Phía Bắc giáp huyện Định hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và T.P Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Phú Lương

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình nằm trải dài theo dãy núi Tam Đảo về phía Tây. Hệ thống núi thấp, là phần cuối của cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn (Núi Hồng, Núi Chúa), là huyện có địa hình tương đối phức tạp mang tính đặc trưng của miền núi trung du.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 57.847, 86ha. Với tổng dân số là 169.645 người bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, phân loại địa hình như sau:

Vùng1: (Gồm 11 xã, thị trấn: Thị Trấn Quân Chu, xã Quân Chu, Cát

Nê, Ký Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Yên Lãng, Minh Tiến), là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây bắc và Tây nam, phía Bắc của dẫy Tam Đảo có các ngọn núi cao từ 500 đến 600 m đỉnh cao nhất là đèo khế cao 1.591 m, phía Nam dãy Tam Đảo có các ngọn núi thấp từ 300 - 500 m. Thế mạnh của vùng là Phát triển mạnh cây

chè, cây ăn quả, tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá. Phát triển chăn nuôi đàn gia súc: Trâu, bò, dê... Thực hiện chương trình quốc gia 661 trồng rừng, kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tiềm năng lớn của vùng là phát triển du lịch dọc triền Đông dãy núi Tam Đảo.

Vùng 2: (gồm: Xã Phú Cường, Phú Lạc, Na Mao, Phú Thịnh, Bản

Ngoại, Thị trấn Đại Từ, Hùng Sơn, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Lục Ba, Vạn Thọ, Tân Thái, Bình Thuận.). Thế mạnh của vùng tập trung phát triển cây lương thực (Sản lượng lương thực đạt trên 50% sản lượng lương thực của huyện)

Vùng 3: (gồm 7 xã: Cù Vân, Hà Thượng, An Khánh, Phúc Lương, Đức

Lương, Tân Linh, Phục Linh) là vùng thung lũng chạy song song với chân dãy núi Tam Đảo. Đây là vùng tập trung sản xuất công nghiệp lớn nhất huyện (chủ yếu công nhgiệp khai khoáng: Than, thiếc...). Vì vậy, thương mại dịch vụ cũng phát triển theo phục vụ cho khu công nghiệp khai thác khoáng sản.

2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn

- Khí hậu: Là huyện Trung du miền núi có nhiệt độ trung bình hàng năm

là 21,50C (thấp nhất là 3o C, cao nhất là 39o

C). Lượng mưa bình quân là 1.758 mm /năm. Số ngày mưa từ 55 - 60 ngày. Thời gian mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 - 10 hàng năm.

Độ ẩm không khí trung bình là 85,6% .Tốc độ gió là 1,46m/s có các hiện tượng rét đậm, sương muối, sương giá,hanh khô, nắng nóng xuất hiện theo mùa trong năm.

- Thuỷ văn: Với sông Công bắt nguồn từ tỉnh Tuyên Quang chảy qua

huyện Đại Từ dài trên 30 km đổ về hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước là 2.000ha với sức chứa 173 triệu m3 nước, ngoài ra còn có nhiều khe núi bắt nguồn từ dẫy Tam Đảo đổ về sông công và Hồ Núi Cốc. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Đồng

thời, hồ Núi Cốc còn là một khu du lịch sinh thái được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Chính đây cũng tạo nguồn thu đáng kể góp phần phát triển kinh tế cho huyện nhà.

Thời tiết khí hậu, thuỷ văn ở Đại Từ thích hợp trồng 2 vụ lúa chính ngoài ra còn trồng các loại cây mầu như khoai, sắn, ngô, đậu tương, lạc... và cây công nghiệp dài ngày như chè, chẩu, cọ... với diện tích rừng là 24.469ha đây cùng là nơi phát triển rừng lâm nghiệp để đảm bảo cho môi sinh môi trường và trữ nước cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản

* Tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp là 24.469ha chiếm 43% trong đó

rừng tự nhiên là 15.348ha (12.000ha thuộc rừng quốc gia tam đảo) còn lại là rừng phòng hộ, có 9.120ha rừng trồng. Động vật đa dạng phong phú.

* Khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều tài nguyên

khoáng sản nhiều nhất tỉnh gồm: than, quặng thiếc, vàng, sắt, ba rít, pi rít, đá vôi, cát sỏi... Trong đó, hiện đang có 3 mỏ lớn được khai thác (2 mỏ than có trữ lượng 17 triệu tấn, hàng năm khai thác được trên 10.000 ngàn tấn). 1 mỏ thiếc có trữ lượng 13 ngàn tấn, ngoài ra còn có các mỏ khác nằm rải rác hầu hết trong huyện.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua bảng 02.

Bảng 02: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế huyện Đại Từ

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2005

Năm 2006

Năm 2007

1 Tổng giá trị gia tăng

(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 460,6 510,0 576,3

-Tốc độ tăng trưởng % 8.6 10.7 13.0

2 Tổng giá trị gia tăng

(giá hiện hành) Tỷ đồng 714,2 780,9 1.014,8

- Giá trị gia tăng BQ đầu người Ngàn đồng 4.309,5 4.681,7 6.057,0 3 Cơ cấu Tổng GTGT theo ngành

kinh tế (giá hiện hành) % 100 100 100

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 37,69 36,50 31,44 - Công nghiệp, xây dựng % 31,98 32,75 35,57

- Dịch vụ % 30,33 30,75 32,99

4 Giá trị sản xuất

(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 714,8 824,5 987,3

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)