Tình hình đầu tư cho chế biến chè

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)

5. Bố cục của luận văn

2.4.1.2.Tình hình đầu tư cho chế biến chè

Chế biến chè ở huyện Đại Từ được thực hiện theohai phương thức: Chế biến công nghiệp và chế biến thủ công hộ gia đình. Đầu tư cho chế biến ở ở huyện Đại Từ trong mấy năm gần đây cũng được chú trọng quan tâm trên cảhai phương thức là chế biến công nghiệp và chế bến hộ gia đình.

Các cơ sở chế biến công nghiệp tăng lên (đầu năm 2005 có 4 cơ sở chế biến đến năm 2007 có 8 cơ sở). Tại các cơ sở chế biến công nghiệp đã thực hiện đầu tư mở rộng quy mô, cải tạo máy móc thiết bị, đầu tư mới các máy móc thiết bị hiện đại như dây truyền công nghệ hiện đại của Ấn Độ, Nhật Bản. Chế biến công nghiệp của nhà nước và tư nhân hàng năm thực hiện chế biến khoảng 40-60% sản lượng chè toàn huyện, chất lượng sản phẩm của các cơ sở này được đảm bảo. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở chế biến công nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế do thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn huyện không ổn định, việc thu mua mang tính mùa vụ. Mặt khác, do không gắn kết được người nông dân với doanh nghiệp trong khi giá chè trên thị trường luôn biến động, nên khi có lợi nông dân chuyển sang tự sao chế và tiêu thụ.

Chế biến thủ công hộ gia đình cũng được đầu tư đẩy mạnh, nông dân đã thực hiện đầu tư đưa các thiết bị thủ công cải tiến vào chế biến như máy sao chè bằng thép trắng, máy vò chè VC 250, VC 300. Mặc dù vậy số máy này đưa vào chế biến còn ít chủ yếu nhân dân sở dụng máy sao chè quay tay, thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy mà chất lượng chè không cao và hiệu quả đầu tư còn thấp. Chế biến công nghiệp chỉ mới đáp ứng khoảng từ 40-60% sản lượng chè toàn huyện số còn sản lượng còn lại là dân tự chế biến, chế biến chè chưa gắn với lưu thông chè vì vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Sản phẩm sản xuất gồm 2 loại là chè đen và chè xanh. Chế biến chè của huyện chỉ là bước sơ chế thành sản phẩm thô để xuất bán đi làm chè nguyên liệu, các sản phẩm được tinh chế từ chè chưa có.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)