Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững

1.1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

* Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động bằng cách thu hẹp kiểu sản xuất cần nhiều lao động, mở rộng việc sản xuất tập trung vốn và kỹ thuật... Chỉ có phương thức sản xuất với quy mô lớn mới phù hợp cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững [12].

Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... [12].

* Kinh nghiệm của Thái Lan xây dựng nền nông nghiệp chất lƣợng cao, sức cạnh tranh mạnh

Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập

trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững [12].

Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển.

* Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với làng nghề của một số quốc

gia châu Á [30]

Năm 1979, ông Hiramatsu, Thống đốc quận Oita, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khởi động phong trào “Một làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP). Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới. Chẳng mấy lâu sau, các sản phẩm của mô hình OVOP đã có tính cạnh tranh trên cả nước Nhật Bản và thế giới, nhưng vẫn giữ được giá trị của nền văn hoá địa phương.

Sau thành công của phong trào OVOP ở Nhật Bản, Thái Lan và Lào cũng đã áp dụng mô hình này và thực tế cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước này.

Nhưng vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một phong trào mới mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (có tên viết tắt là OTOP). Tư tưởng xuyên suốt của OTOP là tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương.

1.1.2.1.2. Những kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu...

Phát triển mạnh ngành nghề chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Các nước đã đánh giá đúng vị trí của công nghiệp chế biến nông sản công nghiệp phục vụ nông nghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động, xã hội, từ đó xây dựng được chương trình phát triển toàn diện và tổ chức hệ thống quản lý toàn ngành có hiệu lực.

Coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Coi trọng công tác quy hoạch trong đó quan tâm đến tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề.

Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến

khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình.

Đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường.

Chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn

Các nước này đã rất coi trọng đầu tư chất xám cho các làng nghề (đào tạo cố vấn, cán bộ quản lý, xây dựng các dịch vụ cố vấn, phát triển các Viện nghiên cứu ngành nghề); đầu tư vốn thích đáng cho phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Nhà nước có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn bằng việc đề ra một hệ thống đồng bộ các chính sách có tác dụng khuyến khích từ nghiên cứu, dịch vụ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển.

Phong trào “Mỗi huyện một sản phẩm”. Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. góp phần phát huy sáng tạo và tự chủ; phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện phát triển du lịch, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Bên cạnh những bài học thành công, trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn của các nước cũng còn một số hạn chế đáng chú ý là:

Nảy sinh sự tranh chấp đất đai giữa công nghiệp tiểu thủ công nghiệp với đất nông nghiệp. Ngoài đất đai ra còn có sự tranh chấp về lao động, vốn giữa ngành này với ngành khác đặc biệt là lao động có tay nghề cao.

Công nghiệp nông thôn nhiều nước đang gây ô nhiễm môi trường sinh thái nặng nề. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển đã phá vỡ hệ sinh thái nông thôn, khai thác tài nguyên cũng như chất thải bừa bãi làm huỷ hoại môi trường thiên nhiên…

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)