Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2.5.Thuận lợi và khó khăn

2.4.2.5.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và xã hội của Huyện Đại Từ thuận lợi cho sự phát triển nghề trồng nấm theo hướng bền vững. Nguồn nguyên liệu trồng nấm có sẵn trên địa bàn như: rơm, rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô,... Ước tính trên địa bàn huyện có khoảng 50.000 tấn nguyên liệu /năm, chỉ cần sử dụng khoảng 20 - 30% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra hàng trăm tấn nấm ăn sạch và hàng ngàn tấn phân hữu cơ tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

- Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiến khoảng 30 - 40% giá thành sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng nấm cần 1 số vốn đầu tư ban đầu khoảng 1 - 2 triệu đồng.

- Thị trường tiêu thụ nấm ngày càng mở rộng, giá bán nấm tươi cao, nhu cầu ăn nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

- Huyện đã xây dựng mô hình và triển khai sản xuất điểm, tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm cho cán bộ nòng cốt và nhân dân tham gia mô hình.

- Huyện đã xây dựng Đề án về phát triển ngành nghề, làng nghề của huyện giai đoạn 2006 - 2010.

2.4.5.5.2. Khó khăn, nguyên nhân

- Thực tiễn sản xuất nấm chưa nhiều, nên chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý đối với một số bệnh xảy ra đối với Nấm. Năng suất sản xuất nấm chưa cao đạt 213 kg /1 tấn nguyên liệu trong khi năng suất tới hạn có thể lên đến 400kg/1 tấn nguyên liệu (Theo cuốn Kỹ thuật trồng nấm mỡ của trung tâm công nghệ sinh học thực vật).

- Sản xuất của nông dân còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất nấm với quy mô lớn nhằm tạo thành sản phẩm hàng hoá, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Các hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư xây dựng nhà nuôi trồng nấm, lò hấp nguyên liệu…. và thu gom nguyên liệu dự trữ cho sản xuất nấm với quy mô lớn và liên tục trong năm.

* Đánh giá chung: Toàn huyện không có làng nghề truyền thống, chưa có làng nghề đạt tiêu chí theo quy định. Tuy nhiên, ngành nghề trong nông thôn phát triển khá đa dạng, một số xóm đã có nhiều hộ tham gia sản xuất một hoặc một số nghề, đây là cơ sở ban đầu quan trọng để phát triển ngành nghề và làng nghề nông thôn. Tuy nhiên, hình thức còn đơn giản, quá trình SX thụ động, tỷ lệ hộ nông dân SX nghề còn rất nhỏ… Với tiềm năng và các điều kiện về tự nhiên, xã hội, cũng như nhu cầu của nhân dân và đòi hỏi của sản xuất, nếu có sự tập trung chỉ đạo của huyện, đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Tỉnh về đào tạo nghề, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, giải quyết tốt vấn đề thị trường... thì huyện Đại Từ sẽ phát triển mạnh ngành nghề và các làng nghề nông thôn mới.

2.4.3. Khó khăn và thách thức phát triển làng nghề

Phát triển làng nghề quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu sản phẩm đơn điệu, sự thay đồi ra vào nghề của nông dân thường xuyên biến động.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ hẹp và chưa ổn định. Do nếp làm ăn tự phát nên chưa nắm bắt được thị trường, còn hạn chế về dự báo cung - cầu, khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng còn kém.

Trong các làng nghề chưa hình thành được sản phẩm mũi nhọn có tính ổn định, giá trị cao chiếm lĩnh được thị trường.

Chưa có sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước đối với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa nhiều.

Ô môi trường vẫn sảy ra tại các hộ sản xuất ngành nghề, các cơ sở ngành nghề, tổ chức canh tác không hợp lý làm cạn kiệt tài nguyên đất.

* Những nguyên nhân:

Các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu, chưa có định hướng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

Phần lớn các hộ ở nông thôn coi làm nghề tiểu thủ công nghiệp là một nghề phụ mặc dù có nghề mang lại thu nhập chính cho kinh tế gia đình. Quy mô sản xuất nhỏ vốn đầu tư thấp nên việc cải tiến công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường còn hạn chế.

Chưa tìm được phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có lợi nhuận cao. Cũng chính vì điều đó nên việc du nhập nghề mới mở rộng nghề cũ rất khó khăn.

Trình độ lao động trong các làng nghề còn thấp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiếp thị, thiếu công nghiệp lớn làm chỗ dựa cho các hình thức hợp tác, gia công, sơ chế... Việc tích luỹ để đầu tư đổi mới công nghệ chậm.

Tập quán canh tác, sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, không có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau,hay nói cách khác tồn tại tập quán canh tác sản xuất mạnh ai nấy làm nên dễ bị chèn ép, mất giá.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia tam đảo thuộc huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)