5. Bố cục của luận văn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế
Kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua bảng 02.
Bảng 02: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế huyện Đại Từ
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
1 Tổng giá trị gia tăng
(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 460,6 510,0 576,3
-Tốc độ tăng trưởng % 8.6 10.7 13.0
2 Tổng giá trị gia tăng
(giá hiện hành) Tỷ đồng 714,2 780,9 1.014,8
- Giá trị gia tăng BQ đầu người Ngàn đồng 4.309,5 4.681,7 6.057,0 3 Cơ cấu Tổng GTGT theo ngành
kinh tế (giá hiện hành) % 100 100 100
- Nông, lâm, ngư nghiệp % 37,69 36,50 31,44 - Công nghiệp, xây dựng % 31,98 32,75 35,57
- Dịch vụ % 30,33 30,75 32,99
4 Giá trị sản xuất
(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 714,8 824,5 987,3 - Nông, lâm, ngư nghiệp " 266,8 280,3 297,2 - Công nghiệp, xây dựng " 225,9 273,4 354,2
- Dịch vụ " 222,1 270,8 335,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% năm 2007, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp 31,44%, công nghiệp, xây dựng 35,57%, dịch vụ 32,99%. Năm 2007 toàn huyện không có hộ đói, tỷ lệ hội nghèo giảm xuống còn 24,63. Kết cấu hạ
tầng kinh tế có bước phát triển khá. 100% các xã, thị trấn đã có điện quốc gia, hệ thông giao thông, trường học, công tình thuỷ lợi... được đầu tư xây dựng đã tạo tiền đề cơ bản phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
* Ngành Nông nghiệp
Bảng 03: Giá trị ngành nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm
Chỉ tiêu (Giá cố định 1994)
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Trung bình (Tỷ.đ) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) I. Tổng 266,81 100 280,30 100 297,26 100 580,23 1. Trồng trọt 191,24 71,68 197,24 70,37 217,09 73,03 416,23 1.1 Cây hàng năm 128,79 67,35 132,31 67,08 135,10 62,23 268,69 Trong đó: Cây lương thực
có hạt - Giá trị: - Sản lượng (tấn) 111,41 69.821 86,50 112,43 70.378 84,98 110,07 68.905 81,47 223,61 69.700 1.2. Cây lâu năm 55,75 29,15 57,47 29,14 74,64 34,38 132,67 Trong đó: Cây chè 46,35 83,15 48,03 83,58 64,83 86,86 113,33 1.3. Sản phẩm phụ 6,70 3,50 7,46 3,78 7,35 3,39 14,88
2. Chăn nuôi 64,39 24,14 70,52 25,16 70,18 23,61 141,34 3. Dịch vụ phục vụ trồng
trọt và chăn nuôi 11,17 4,18 12,54 4,47 10,00 3,36 22,66
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007)
Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu của huyện, chiếm tỷ trọng 31.44% trong cơ cấu nền kinh tế năm 2007. Trong những năm qua giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng từ 266,81 tỷ đồng năm 2005 lên 297,26 tỷ đồng năm 2007 (tính theo giá cố định). Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 69,7 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt
406kg/người/năm. Giá trị trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp (trên 70%), Cây trồng phổ biến đem lại giá trị cho ngành nông nghiệp của huyện là cây lương thực có hạt (Lúa, ngô) và cây chè.
Giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu trong huyện.
Bảng 04: Giá trị một số cây trồng trong huyện tính trên 1ha diện tích
ĐVT: Triệu đồng /1ha (Theo giá hiện hành)
Cây Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Cây lúa 11,2 13,7 17,6
Cây chè 19,7 23,6 24,9
Cây ăn quả 6,8 8 7,3
(Nguồn: Niên giám Thống Kê huyện)
Từ bảng 04 cho thấy cây lúa và cây chè hiện đang là cây trồng chủ lực trong huyện. Cây lúa có giá trị tỉnh trên đơn vị diện tích khá cao năm 2005 đạt 11,2 triệu đồng/1ha, đến năm 2007 đạt 17,6 triệu đồng/1ha. Tuy nhiên tính toàn bộ sản lượng lúa gieo cấy hàng năm chỉ đủ cho tiêu dùng trên địa bàn huyện và một phần nhỏ để phát triển chăn nuôi vì vậy cây lúa trên địa bàn huyện chỉ là cây ổn định đời sống. So sánh cây trồng trên đất vườn đồi thì cây chè là cây có hiệu quả kinh tế cao năm 2005 đạt 19,7 triệu đồng/1ha, đến năm 2007 đạt 24,9 triệu đồng/1ha. Đánh giá về giá trị kinh tế và lợi thế cây chè trên địa bàn so với các địa phương khác, Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ đã định hướng “Tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh để phát triển cây chè, coi đây là giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp để nâng cao đời sống của nhân dân” [2].
Bảng 05: Giá trị ngành công nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm
Chỉ tiêu (Giá cố định 1994)
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Bình quân (Tỷ.đ) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) 1. Giá trị sản xuất 225,90 100 273,40 100 354,20 100 284,50 - Công nghiệp 163,09 72,20 177,24 64,83 167,81 47,38 169,38
Công nghiệp quốc
doanh 97,13 59,56 79,00 44,57 79,09 47,13 85,07 Công nghiệp ngoài
quốc doanh 57,95 35,53 93,91 52,98 83,39 49,69 78,41 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 8,02 4,91 4,34 2,45 5,34 3,18 5,90
- Xây dựng 62,81 27,80 96,16 35,17 186,39 52,62 115,12
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007)
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng tích cực và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Giá trị công nghiệp năm 2007 đạt 167,81 tỷ đồng, tăng 4,72 tỷ đồng so với năm 2005. Trong đó sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh bao gồm sản xuất của các HTX, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể tăng trưởng mạnh, năm 2005 đạt 57,95 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 83,39 tỷ đồng tăng 25,44 tỷ đồng. tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 chiếm 35,53% đến năm 2007 chiếm 49,69% cơ cấu ngành nông nghiệp.
Xây dựng cơ bản qua các năm phát triển mạnh cả ở khu vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước và khu vực đầu tư trong dân cư. Năm 2005 giá trị sản xuất xây dựng đạt 62,81 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 186,39 tỷ đồng tăng lên 132,56 tỷ đồng.
* Ngành thương mại dịch vụ
Bảng 06: Hoạt động thƣơng mại dịch vụ huyện Đại Từ qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Giá trị sản xuất (Theo giá cố định) Tỷ .đ 222.1 270.84 335.9
2. Tốc độ tăng trưởng % 15,8 18,4 21,9
3. Số doanh nghiệp thương mại, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ có tại thời điểm 31/12 hàng năm
Doanh
nghiệp 12 13 15
4. Số cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ có tại thời điểm 01/10 hàng năm
Cơ sở 2.292 2.434 2.481
Trong đó:
- Thương nghiệp, SC xe có động cơ, mô
tô xe máy và đồ dùng cá nhân Cơ sở 2.038 2.211 2.301
- Khách sạn - Nhà hàng Cơ sở 92 98 102
- Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc Cơ sở 162 125 78 5. Số lao động kinh doanh thương nghiệp,
khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ trên địa bàn
Người 2.460 2.520 3.130
Trong đó: Cá thể Người 2.063 2.250 2.830
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện)
Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều tiến bộ, tốc đô tăng trưởng hàng năm đạt khá năm 2005 đạt 15,8% đến năm 2007 đạt 21,9%. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ tăng nhanh năm 2005 có 2.292 cơ sở cá thể và 12 doanh nghiệp, đến năm 2007 đã phát
triển lên 2.481 cơ sở cá thể và 15 doanh nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 220,42 tỷ đồng. Khả năng lưu thông hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài huyện được nâng cao. Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lưu thông hàng hoá.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực
* Quy mô dân số và lao động
- Huyện Đại Từ (Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007) có tổng số là 169.645 người, có 8 dân tộc sống rải rác khắp các xã trong huyện. Dân số sống ở địa bàn nông thôn chiếm 95%. Còn lại 5% sống ở thành thị.
Bảng 07: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động huyện Đại Từ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
- Dân số trung bình Người 165.729 167.096 169.645 - Số người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động “ 84.254 85.932 86.781
- Số người lao động được giải quyết việc
làm trong năm " 1.954 2.182 2.150
- Số lao động chưa có việc làm ổn định " 4.689 3.780 2.871 - Tỷ lệ lao động được đào tạo so với
tổng số lao động % 2.5 15.6 26
- Tỷ lệ hộ đói nghèo % 31,84 28,80 24,63
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ)
- Lực lượng lao động trên địa bàn huyện năm 2007 có 86.781 người trong độ tuổi lao động chiếm 51.15% dân số trong đó:
+ Lao động nông, lâm nghiệp có 79.187 người chiếm 46,68% dân số. + Lao động tiểu thủ công nghiệp có 4.300 người chiếm 2,5% dân số. + Lao động dịch vụ thương mại có 1.800 người chiếm 1,1% dân số. + Còn lại là số lao động trong các ngành nghề khác.
Nhìn chung phân bố lao động trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp còn rất cao, lao động các nghề khác còn thấp nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra các ngành nghề mới để thu hút lao động còn chậm.
Lực lượng lao động có trình độ Đại học và cao đẳng mới chỉ có 900 người bằng 1,03% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và quản lý nhà nước. Còn các ngành nghề khác thì lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ có 1 số ít là qua trường lớp đào tạo cơ bản mà lực lượng này chính là lực lượng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện.
2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện
- Giao thông: Có quốc lộ 37 chạy qua trung tâm của huyện dài 35 Km được trải nhựa cấp 5 miền núi nối liền từ Thái Nguyên đến tuyên Quang.
Đã có hệ thống đường giao thông thông suốt từ các xóm đến trong tâm xã, có đường ô tô đi đến trung tâm xã đảm bảo cả mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông nông thôn còn kém phát triển, đặc biệt là tuyến đường xã. Theo số liêu của Phòng kế hoạch và đầu tư huyện, hiện tại toàn huyện có 96 km đường huyện (Trong đó: 4,1 km đường bê tông xi măng; 9,4 km đường đường đá nhựa; 34,6 km đường cấp phối; 47,9 km đường đất), 462,3 km đường xã (Trong đó: 12,9 km đường bê tông xi măng; 4,5 km đường đường đá nhựa; còn lại là đường đất). Phân loại theo tình trạng đường hiện tại có 79,5 km đường huyện và 317 km đường xã được xếp loại xấu; 5,5km đường huyện; 127,9 km đường xã được xếp loại trung bình, chỉ có
11km đường huyện và 17,4 km đường xã được xếp loại tốt. Xác định giao thông là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội huyện nên các tuyến đường quan trọng đang được chú trọng đầu tư.
- Thuỷ lợi: Cóhai công trình đại thuỷ nông là hồ Núi cốc có sức chứa là 173 triệu m3
nước và diện tích mặt nước là 2.000ha.hồ vai miếu có sức chứa trên 50 triệu m3
nước, có diện tích là 15ha.hai hồ này là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong huyện và cho tỉnh nhà bao gồm các huyện bạn và thành phố Thái Nguyên. Đồng thời còn phục vụ cho khu công nghiệp thành phố Thái Nguyên và khu công nghiệp thị xã Sông Công. Đây còn là một lợi thế trong dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra Đại Từ còn có 5 hồ khác có sức chứa từ 1 - 8 triệu m3
nước tưới cho hơn 1000ha lúa mỗi năm, toàn huyện có 200 km kênh mương, có 45 đập nhỏ dâng nước và hàng trăm đập tạm dùng để chứa chắn nước cho sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi của huyện đảm bảo được tưới nước chắc chắn cho 65% diện tích hoa màu và cây luá của huyện.
- Điện: Lưới điện 0.4 KV: Toàn huyện đã có 31 xã, thị trấn được xây dựng lưới điện 0, 4 KV. Tuy nhiên các công trình này đã được xây dựng từ lâu (từ năm 1990 trở về trước) nên chất lượng nguồn điện thấp, độ an toàn không đảm bảo.
- Cơ sở vật chất phục vụ công cộng
+ Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư chưa nhiều. Hiện tại toàn huyện có 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang được khai thác sử dụng (xã Yên Lãng; xã Mỹ Yên) và 10 công trình khởi công xây dựng năm 2007, bàn giao đầu năm 2008, chưa đưa vào vận hành khai thác phát huy tác dụng.
2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo và quyết định chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xác định đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện đã ra sức chỉ đạo với phương châm “Tập trung khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế xã hội của huyện lấy nội lực là chính, đồng thời xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương... [2]”. Do vậy đã thu hút được lượng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn khá lớn.
Bảng 08: Thu hút vốn đầu tƣ phát triển
Lĩnh vực chủ yếu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Tổng 208,682 100 238,268 100 274,075 100 1. Nông nghiệp 99,700 48 108,074 45 124,160 45 2. Xây dựng CSHT 49,583 24 67,005 28 85,094 31 3. Công nghiệp-TTCN 59,398 28 63,189 27 64,821 24
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ)
Nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm khá lớn năm 2005 đạt 208,682 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 174.075 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động vốn, vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp vần chiếm tỷ trọng lớn thể hiện kinh tế của huyện chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng tăng hàng năm đã tạo ra nhiều năng lực mới phục vụ cho phát triển trinh tế xã hội của địa phương.
* Đánh giá chung: Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên tương đối lớn trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với các huyện tương đương của tỉnh, đất đai mầu mỡ điều kiện khí hậu ôn hoà, tài nguyên khoáng sản đa dạng, có trữ lượng lớn, nguồn lực dồi dào. Cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói riêng và các ngành nghề nói chung, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy vậy để phát triển kinh tế xã hội còn gặp không ít khó khăn đó là:
- Việc đầu tư phát triển và mở rộng các ngành nghề đa dạng chưa được phát huy triệt để, chưa tạo ra được các ngành nghề có mũi nhọn, ngành nghề đặc trưng trong sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư trong nhưng năm gần đây nhưng vần còn yếu kém nhất là mạng lưới giao thông nông thôn chủ yếu còn