Quan hệ giữa pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử và pháp luật quốc gia về giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 43 - 47)

- AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm

1.5.4. Quan hệ giữa pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử và pháp luật quốc gia về giao dịch điện tử

quốc gia về giao dịch điện tử

Sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, cũng như mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng là vấn đề trung tâm không những của khoa học pháp lý quốc tế, mà còn là đối tượng nghiên cứu lâu nay của khoa học luật hiến pháp, khoa học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, và vẫn là chủ đề của các cuộc tranh luận mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều lĩnh vực của khoa học pháp lý và chưa đến hồi kết thúc. Trong lĩnh vực giao dịch điện tử cũng không phải là một ngoại lệ. Tiêu điểm của các cuộc tranh luận này đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản như: pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là một hay là hai hệ thống pháp luật độc lập với nhau; nếu là hai thì hệ thống pháp luật nào có vị trí ưu tiên hơn; mối quan hệ giữa chúng được

biểu hiện như thế nàov.v... Tuy nhiên, các quan điểm được đưa ra đều dựa trên hai học thuyết cơ bản: Chủ nghĩa nhất nguyên luận (Monism) và Chủ nghĩa nhị nguyên luận (Dualism). Vì vậy, hai học thuyết này có xuất phát điểm dường như trái ngược nhau. Học thuyết thứ nhất coi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống tách biệt hoàn toàn với nhau và chỉ có mối liên hệ với nhau ở một mức độ nhất định mà thôi (chủ nghĩa nhị nguyên); còn học thuyết thứ hai thì cho rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận cấu thành của một hệ thống thống nhất (chủ nghĩa nhất nguyên).

Chủ nghĩa nhất nguyên (hay còn gọi là chủ nghĩa nhất hệ - Monism)

Đại diện cho học thuyết này là H.Kelsel, A.Verdross, A.Zorn, A.Lasson, B.Kunz. Học thuyết nhất nguyên quan niệm pháp luật là một hệ thống thống nhất. Cội nguồn sâu xa, xét về mặt lịch sử tư tưởng của học thuyết này, trước hết là dựa vào quan điểm của học thuyết pháp luật tự nhiên. Trên cơ sở quan niệm cho rằng bản chất tốt đẹp của con người là do năng lượng của thiên nhiên mang lại nên không thể được xác định khác nhau, do đó mọi xung đột được loại trừ.

Học thuyết nhất nguyên đưa ra hai khả năng xác định mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuỳ theo vị trí ưu tiên của chúng. Một khả năng coi pháp luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc tế) và khả năng thứ hai là pháp luật của quốc gia có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc gia).

Ưu tiên pháp luật quốc gia

Học thuyết về sự ưu tiên của pháp luật quốc gia đặt chủ quyền của quốc gia lên trên hết. Pháp luật quốc tế chỉ có giá trị áp dụng, nếu một quốc gia tự công nhận là nó có giá trị hiệu lực đối với mình.

Trong mối tương quan với pháp luật của quốc gia, pháp luật quốc tế lúc này không còn giá trị độc lập nữa, mà chỉ được coi là một bộ phận cấu thành của pháp luật quốc gia, hoặc chỉ đơn thuần là “pháp luật của quốc gia trong quan hệ

đối ngoại”. Học thuyết này dần dần bị bác bỏ trong khoa học pháp lý quốc tế hiện đại do có sự xuất hiện của các quan điểm trong pháp luật quốc tế về “chủ quyền có hạn chế” của quốc gia

Ưu tiên pháp luật quốc tế

Chủ nghĩa nhất nguyên luận sau này dựa trên quan điểm cho rằng, Luật quốc tế có trước Luật quốc gia. Do đó, Luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn Luật quốc gia. Nếu căn cứ vào quan điểm này thì sẽ loại trừ khả năng xung đột giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia (trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu). Quan điểm này khó được chấp nhận vì mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các nước và vi phạm thô bạo nguyên tắc chủ quyền quốc gia.

Chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà

Trên cơ sở các luận điểm của hai trường phái của chủ nghĩa nhất nguyên nói trên, đã xuất hiện chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà.Trường phái này đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý quốc tế. Theo học thuyết này, các quy phạm pháp luật quốc tế có vị trí cao hơn pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, học thuyết này công nhận có khả năng xung đột giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Và để giải quyết xung đột, các quốc gia, do chịu ảnh hưởng của sự ràng buộc của pháp luật quốc tế, cần phải huỷ bỏ các văn bản pháp luật của quốc gia mình trái với pháp luật quốc tế. Còn các văn bản pháp luật quốc gia tạm thời có vị trí thấp hơn so với pháp luật quốc tế .Vì thế, để thực hiện các cam kết quốc tế, quốc gia cần phải xây dựng các văn bản pháp luật trong nước cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp có sự xung đột giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc tế được ưu tiên áp dụng.

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về giao dịch điện tử hiện nay đang được tiếp cận theo hướng hai hệ thống pháp luật này có sự tác động qua lại với nhau.

Ảnh hưởng của pháp luật quốc gia về giao dịch điện tử đối với pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử được thể hiện trên các phương diện. Thứ nhất, luật quốc tế thể hiện nội dung của pháp luật quốc gia. Các quốc gia đàm phán xây dựng các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến giao dịch điện tử trên cơ sở quan điểm, ý chí của luật quốc gia, tìm tiếng nói chung có thể chấp nhận chung. Thứ hai, luật quốc gia đóng vai trò là phương tiện để thực hiện pháp luật quốc tế. Ảnh hưởng của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử có tác động ngược trở lại đến pháp luật quốc gia, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật quốc gia. Luật quốc tế thể hiện nhiều sự tiến bộ, nhiều thành tựu mới của khoa học pháp lý hiện đại.

Về nguyên tắc, pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia, để áp dụng các quy phạm của pháp luật quốc tế, các quốc gia phải trải qua một giai đoạn chuyển hóa pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia (nội luật hóa).

Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia khi giải quyết một lĩnh vực giao dịch điện tử, khi đó các quy định được ghi nhận trong điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế được ưu tiên áp dụng. Các quốc gia không được viện dẫn pháp luật quốc gia, kể cả hiến pháp để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực giao dịch điện tử.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 43 - 47)