- AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm
2.2. Tổng quan về pháp luật của một số nƣớc về giao dịch điện tử
Vấn đề an toàn cho giao dịch thông qua mạng được khẳng định về mặt kỹ thuật nếu được tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về bảo mật. Tuy nhiên, trong giao dịch luôn luôn phát sinh các tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp đó cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh. Chỉ khi có khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan thì giao dịch điện tử mới có thể phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Trước hết, phải xác định giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Một văn bản điện tử đảm bảo các thành tố: khẳng định người ký, đảm bảo toàn vẹn của nội dung thông tin phải được coi như có giá trị như văn bản trên giấy truyền thống. Thứ hai, cần quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử (kể cả nhà cung cấp chứng thực số) trong việc cung cấp, nhận, xử lý thông tin, bảo đảm an toàn hệ thống… Thứ ba, phải thay đổi quy trình của từng giao dịch cụ thể theo mức độ phổ biến, và hành lang pháp lý của giao dịch điện tử trong xã hội. Ví dụ: Trong một số giao dịch, theo cách truyền thống, ngoài khai báo, bên có yêu cầu phải nộp bản photocopy và xuất trình văn bản gốc cho người xử lý. Khi giao dịch điện tử chưa phát triển như ở nước ta hiện nay thì việc khai thác các cơ sở dữ liệu điện tử có liên quan để đối chiếu, xác minh ngay là chưa thực hiện được vì chưa có hoặc không được phổ biến trên mạng (ví dụ như giấy phép xuất nhập khẩu, vận đơn…). Do đó, phải có quy định về giới hạn giao dịch và trách nhiệm lưu giữ bản gốc. Thứ tư, phải có chế tài xử lý nghiêm khắc các vi phạm.
Trên thế giới, nhiều nước để ban hành các đạo luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, tạo hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử phát triển. Điểm qua một số nước trong khu vực và trên thế giới: