- Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng phải đi trƣớc: Pháp luật về bảo vệ
3.4.4. Giải pháp về Vấn đề bản gốc
Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinh doanh điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch quốc tế qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử quốc tế. Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết. Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử quốc tế. Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống. Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên.
Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý Việt Nam làm cơ sở cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế là một việc làm mang tính cấp thiết. Dẫu là còn nhiều vấn đề mà chúng ta phải bàn về nó song một thực tế là thương mại điện tử Việt Nam không thể phát triển mạnh và hoàn thiện kịp các nước trên thế giới nếu như không có môi trường pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động
3.4.5. Giải pháp về Hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ công trực tuyến Cần xây dựng khung thể chế bảo đảm các cơ quan hành chính nhà nước phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu
tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp.
3.4.6. Giải pháp về Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu điện tử
Cần sớm xây dựng và hoàn thiện các quy định về đấu thầu trong mua sắm Chính phủ theo hướng các chủ đầu tư phải công bố mời thầu lên Trang tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu và các trang tin điện tử của các cơ quan khác. Các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chính quyền địa phương các thành phố lớn bảo đảm từng bước tiến hành giao kết hợp đồng mua sắm Chính phủ trên mạng góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong chi tiêu công.
Trước mắt, cần xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh đấu thầu điện tử theo PPP mục tiêu của hệ thống e- GP theo hình thức PPP là đổi mới hệ thống đấu thầu điện tử bằng việc tạo cơ sở xây dựng một hệ thống đấu thầu Chính phủ tiên tiến. Cần nghiên cứu để sửa đổi luật, chính sách phù hợp với môi trường đấu thầu điện tử; xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử hoàn thiện có khả năng thực hiện trực tuyến trên tất cả các quy trình từ khi mời thầu đến khi thanh toán. Đồng thời, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý qua các thông tin đấu thầu tích lũy được.
Hệ thống đấu thầu điện tử e-GP hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời tạo tính minh bạch trong giao dịch thông qua việc điện tử hóa tất cả các thủ tục liên quan đến đấu thầu; tạo cơ sở để thúc đẩy thương mại điện tử tại các đơn vị tư nhân qua việc điện tử hóa quản lý đấu thầu quốc gia. Bên cạnh đó, uy tín của quốc gia sẽ được nâng lên bằng việc nâng cao tính minh bạch của công việc hành chính công.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình kinh doanh của hệ thống đấu thầu điện tử. Mô hình 1 là dịch vụ đấu thầu điện tử được toàn quyền quản lý, sở hữu
và vận hành bởi một bên thứ ba; Mô hình 2, dịch vụ đấu thầu điện tử được quản lý, sở hữu và vận hành bởi một bên thứ ba cung cấp dịch vụ, nhưng thông thường sẽ chuyển giao lại cho Chính phủ trong tương lai; Trong mô hình 3, Chính phủ quản lý dịch vụ nhưng mô hình này được vận hành và sở hữu bởi bên thứ ba. Trong mô hình thứ 4, Chính phủ sở hữu, phát triển và vận hành hệ thống đấu thầu điện tử.
Việc triển khai hệ thống đấu thầu e- GP theo mô PPP là rất thích hợp trong giai đoạn hiện nay, công cụ này sẽ giúp Chính phủ đáp ứng nghĩa vụ đối với người dân. Ngoài ra, Chính phủ có thể tận dụng các công nghệ hiện đại và chuyên môn của đối tác tư nhân, tránh vượt chi trong khi nguồn ngân sách hạn chế…
3.4.7. Giải pháp về Xây dựng cơ chế, bộ máy hữu hiệu để thực thi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, bí mật riêng tư và để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành
3.4.8. Giải pháp về Xây dựng khung pháp lý về bảo đảm an toàn giao dịch điện tử
Xây dựng chính sách về an ninh an toàn mạng và yêu cầu mọi người phải chấp hành có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý thức và thể chế hóa hoạt động bảo vệ an ninh cho thương mại điện tử. Chính sách này thường bao gồm các nội dung sau:
- Quyền truy cập: xác định ai được quyền truy cập vào hệ thống, mức độ truy cập và ai giao quyền truy cập
- Bảo trì hệ thống: ai có trách nhiệm bảo trì hệ thống như việc sao lưu dữ liệu, kiểm tra an toàn định kỳ, kiểm tra tính hiệu quả các biện pháp an toàn,…
- Bảo trì nội dung và nâng cấp dữ liệu: ai có trách nhiệm với nội dung đăng tải trên mạng intranet, internet và mức độ thường xuyên phải kiểm tra và cập nhật những nội dung này
- Cập nhật chính sách an ninh thương mại điện tử: mức độ thường xuyên và ai chịu trách nhiệm cập nhật chính sách an ninh mạng và các biện pháp đảm bảo việc thực thi chính sách đó.
Xây dựng các quy phạm mang tính kỹ thuật về các biện pháp bảo đảm an ninh giao dịch điện tử. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong việc đảm bảo tính xác thực là sử dụng hạ tầng khóa công khai (PKI – Public Key Infrastructure) trong đó có sử dụng các thiết bị kỹ thuật, hạ tầng và quy trình để ứng dụng việc mã hóa, chữ kỹ số và chứng chỉ số. Các kỹ thuật sử dụng trong Hạ tầng khóa công khai có thể hiểu như sau: