Tổng quan về Khung pháp luật của APEC về giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 52)

- AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm

2.1.3. Tổng quan về Khung pháp luật của APEC về giao dịch điện tử

Đứng trước sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, APEC cũng đang từng bước tiến hành ứng dụng thương mại điện tử.

Tháng 11/1997, tại cuộc họp ở Vancouver, APEC đã vạch ra chương trình công tác về thương mại điện tử cho khu vực và thành lập “nhóm công tác chuyên trách về thương mại điện tử” do Singapore và Australia đồng chủ tịch. Mục tiêu là làm cho các nước thành viên hiểu rõ về thương mại điện tử, các hoạt động của nó, triển khai dần vào việc ứng dụng trong từng nước và giữa các nước thành viên trong khu vực.

Tháng 11/1998, APEC tiến hành “chương trình hành động về thương mại điện tử” với các nội dung chủ yếu sau:

- Tập trung nỗ lực phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp có điều kiện, có hiểu biết về thương mại điện tử.

- Nâng cao vai trò của chính phủ trong việc tạo môi trường pháp lý.

Hiện nay, APEC đã xây dựng xong chương trình hoạt động chung để thực hiện thương mại điện tử vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển.

Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật là nước đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hội đồng phát triển thương mại điện tử của Nhật đang cố gắng đơn giản hóa thủ tục thương mại điện tử ở Nhật, thông qua việc tiến hành xây dựng lòng tin và đưa ra nhiều phương án để tiếp cận với khách hàng. Nhật cũng đã tiến hành nhiều dự án trong lĩnh vực giao dịch này nhằm tạo môi trường điện tử thân thiện ở Nhật. Hiện nay, Nhật đã cho ra đời văn bản pháp luật về chữ ký điện tử nhằm tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 52)