- AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm
1.5.3. Pháp luật về giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài và các đặc trưng
Trong xã hội cần phải có một trật tự nhất định, để có trật tự cần phải có sự điều chỉnh pháp luật nhất định đối với các quan hệ xã hội - quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực .
Việc điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội trong bất kỳ một nước nào trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng đều được thực hiện dựa trên cơ sở các quy phạm xã hội - những quy tắc về hành vi, quy tắc xử sự của con người cho cả tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tại nước đó.
Các quy phạm xã hội ở nước ta hiện nay rất đa dạng, bao gồm: các quy phạm chính trị do các cơ quan, tổ chức của Đảng đề ra; các quy phạm do các tổ chức chính trị - xã hội đặt ra; các quy phạm đạo đức, phong tục, tôn giáo… và pháp luật. Trong đó, pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng nhất được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật" (Điều 12).
Theo quan niệm phổ biến hiện nay: Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước.
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực, là phương tiện ghi nhận và bảo vệ các quyền của tổ chức, công dân nước mình và đồng thời bảo đảm các quyền tối thiểu cho các tổ chưc, cá nhân nước ngoài liên quan có mặt tại nước mình. Do vậy, pháp luật về giao dịch điện tử của của các nước nói chung, của
Việt Nam nói riêng thường có một bộ phận cấu thành đó là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài. Do là bộ phận cấu thành của pháp luật trong nước nên các nguyên tắc cơ bản cvuar pháp luật Việt Nam cũng sẽ là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài.
Điểm đặc trưng cơ bản của phần các quy phạm pháp luật điều chỉnh các giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài đó là có khá ít các quy phạm xung đột, trái lại chúng lại có khá nhiều quy phạm thực chất. Các quy phạm thực chất này thường là các quy phạm thực chất được thiết kế theo các khuôn mẫu quốc tế thống nhất liên quan về giao dịch điện tử, chẳng hạn theo khuôn mẫu quy phạm thực chất thống nhất của các tổ chức quốc tế như đã trình bày ở phần trên của Luận văn này. Phương pháp điều chỉnh của chúng chủ yếu được thiết kế theo mô hình phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp điều chỉnh thực chất), cho dù phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) đôi khi cũng được áp dụng.