BẢO TỒN HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 119)

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vật lý bao quanh quần xã sinh vật đó, do đó để bảo tồn các hệ sinh thái hay bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ta phải quan tâm tới cả hai thành phần đó của hệ sinh thái.

Theo đánh giá của nhiều nhà sinh thái học, bảo tồn hệ sinh thái là cách bảo tồn có hiệu quả nhất nhằm duy trì tính đa dạng sinh học. Có ba cách bảo tồn hệ sinh thái, đó là :

- Thành lập các Khu bảo tồn.

- Thực hiện các biện pháp ngoài Khu bảo tồn.

3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn

Có nhiều cách để thành lập khác Khu bảo tồn, song có 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất đó là : 1- thông quan Nhà nước (thường ở cấp trung ương, hoặc ở cấp khu vực hay địa phương), 2- thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân. Ngoài ra, các Khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống bởi họ muốn giữ gìn lối sống của họ.

Phân hạng hiện thời của IUCN về các Khu bảo tồn và mục tiêu quản lý như sau

- I . Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection)

+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve) + Khu hoang dã

- II. Bảo tồn các hệ sinh tháivà giải trí - III. Bảo tồn các đặc điểm tự nhiên - IV. Bảo tồn qua quản lý chủ động

- V. Bảo tồn cảnh quan trên đất liền, biển và giải trí. - VI. Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.

3.1.1. Các Khu bảo tồn hiện có

Khu bảo tồn đầu tiên được chính thức hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ khi đó là Ulysses Grant chỉ định 80.000ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia Yellowstone.

Kể từ đó tới nay, rất nhiều các Khu bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật hoang dã và toàn bộ cảnh quan được thành lập trên khắp các nước trên thế giới.

Theo danh sách của Liên hợp quốcvề các Khu bảo tồn (UNEP, WCMC – 2003), hiện nay trên toàn thế giới có 102.102 khu bảo vệ, với diện tích trên 18,8 triệu km2, chiếm 12,65% diện tích bề mặt trái đất. Trong số 191 quốc gia có Khu bảo tồn, thì có 36 quốc gia có Khu bảo tồn chiếm 10-20% diện tích đất đai và 24 nước có trên 20% diện tích là cho các Khu bảo tồn.

3.1.2. Hiện trạng các Khu bảo tồn và các mối đe doạ tới các Khu bảo tồn

Hiệu quả mang lại từ các Khu bảo tồn là không thể phủ nhận, tuy nhiên các Khu bảo tồn trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế sau:

- Hầu hết các Khu bảo tồn có kích thước nhỏ, khó để duy trì sự sống cho các loài động vật có xương sống có kích thước lớn. Giải pháp đưa ra là thành lập hành lang giữa các Khu bảo tồn nhưng thực tế là có rất ít các Khu bảo tồn có hành lang liên kết với các Khu bảo tồn khác.

- Các Khu bảo tồn chưa có tính đại diện cao cho các thảm thực vật đặc trưng hay các loài đặc trưng.

- Thực tế nhiều Khu bảo tồn có hoạt động rất ít hoặc hầu như không hoạt động.

- Mạng lưới các Khu bảo tồn trên thế giới còn mỏng (theo tiêu chuẩn của IUCN, mỗi quốc gia phải có 10% diện tích tự nhiên được bảo tồn, nhưng số quốc gia có Khu bảo tồn còn ít). Thêm vào đó, diện tích dành cho các Khu bảo tồn biển còn rất thấp (0,5% diện tích đại dương).

- Mạng lưới Khu bảo tồn còn mang tính chất “tĩnh”, không đáp ứng được với những sự thay đổi về vùng phân bố của các loài do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Do sự quản lý các Khu bảo tồn còn chưa hiệu quả, nên thực tế cho thấy các Khu bảo tồn trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Theo những nghiên cứu khảo sát của IUCN, thì những mối đe doạ với các Khu bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất, ở Châu Âu là ít nhất. Vấn đề về các loài thực vật ngoại lai xâm lấn nghiêm trọng nhất ở Châu Úc ( gồm Autralia, New Zealand ) và các đảo ở Thái Bình Dương. Trong khi việc khai thác bất hợp lý các loài hoang dại, cháy rừng và canh tác nông nghiệp là những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với các nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Những vấn đề lớn nhất đối với các Khu bảo tồn ở các quốc gia phát triển chủ yếu liên quan tới các hoạt động khai thác tài nguyên, các dự án thủy lợi.

Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cần thiết phải thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ. Có thể dung 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài:

- Tính đặc biệt: Một quần xã được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quý hiếm so với các quần xã chỉ gồm các loài phổ biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu loài đó có tính độc nhất về phân loại học, tức là loài duy nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của một giống (họ) có nhiều loài.

- Tính nguy cấp: một loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều hơn so với loài không bị đe doạ tuyệt chủng. Những quần xã sinh vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt cũng cần được ưu tiên bảo vệ.

- Tính hữu dụng: loài có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con người sẽ được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn.

Từ những ưu tiên trên, có thể có những cách tiếp cận khác nhau để xây dựng khu bảo vệ.

- Cách tiếp cận về loài: Có thể thành lập các Khu bảo tồn để bảo vệ những loài độc nhất vô nhị, loài đặc hữu của một nước. Nhiều khu Vườn Quốc gia được thành lập với mục đích là bảo vệ môi trường sống của một loài duy nhất, loài này thường là những loài có thứ bậc cao theo xếp hạng ưu tiên trên.

Uỷ ban về sự sinh tồn của các loài thuộc IUCN tập hợp trên 2000 nhà khoa học thuộc 80 nhóm chuyên gia khác nhau, đã đánh giá và khuyến nghị bảo tồn cho các loài thú, chim, động vật không xương, các loài bò sát, cá và thực vật dựa trên các tiêu chí trên.

- Cách tiếp cận về quần xã hay hệ sinh thái: Một số nhà sinh thái học cho rằng nên tập trung cho bảo tồn quần xã hay hệ sinh tháihơn là tập trung bảo vệ loài. Họ cho rằng, bảo tồn các quần xã hay hệ sinh tháicó thể bảo tồn được nhiều loài hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thành lập các Khu bảo tồn mới cần đảm bảo được là có càng nhiều đại diện của các loại quần xã sinh vật càng tốt. Định ra được những khu vực nào trên thế giới đã được bảo tồn một cách thoả đáng và những khu vực nào cần khẩn trương bảo tồn là một công việc cấp bách hiện nay.

3.2. Bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn

Khoảng 90% diện tích bề mặt trái đất không thuộc các Khu bảo tồn, trong phần diện tích này, vẫn có một phần tương đối lớn diện tích mà con người chưa sử dụng tới hoặc có tác động rất ít và còn là nơi sinh sống nguyên thuỷ của nhiều loài.

Việc xây dựng và thiết lập các Khu bảo tồn dẫn đến tâm lý là chỉ bảo tồn những loài trong Khu bảo tồn còn những loài bên ngoài thì không được xem xét tới và vẫn bị khai thác tự do. Do đó vẫn có nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn.

Một cách hiểu khác về việc bảo tồn bên ngoài Khu bảo tồn đó là bảo vệ các khu vực xung quanh Khu bảo tồn, hay là bảo vệ vùng đệm. Việc bảo vệ vùng đệm có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật và các hệ sinh tháicủa Khu bảo tồn, bởi khi tính đa dạng sinh họcở vùng đệm bị suy giảm thì tính đa dạng của Khu bảo tồn cũng giảm theo.

3.3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật

Một trong những nhiệm vụ của bảo tồn là phải khôi phục lại môi trường sống đã bị huỷ hoại hay bị suy thoái của các quần xã sinh vật. Quá trình này được gọi là sinh thái học phục hồi, tức là một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh tháicó tính lịch sử (tồn tại trong thời gian lâu dài) và tính bản địa (phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực). Mục đích của quá trình là xây dựng nên một hệ sinh thái nhân tạo “bắt chước” cấu trúc, chức năng và các đặc trưng của một hệ sinh tháitự nhiên.

Các hệ sinh thái có thể bị huỷ hoại bởi các hiện tượng tự nhiên hoặc do hoạt động của con người. Với những hệ sinh tháibị phá huỷ hay bị suy thoái do các yếu tố tự nhiên thì có thể có khả năng phục hồi cao, có thể thiết lập được một quần xã ổn định sau một quá trình diễn thế. Với những hệ sinh tháibị tác động bởi con người một cách quá mức thì khả năng phục hồi là rất nhỏ bởi các tác động của con người đã làm mất đi hoàn toàn nguồn sinh vật để tái lập lại một hệ sinh thái.

Có 4 cách tiếp cận để đi tới phục hồi các quần xã sinh vật và hệ sinh thái: - Không hành động vì sự phục hồi quá tốn kém, hoặc những nỗ lực phục hồi trước đây đã thất bại, hay kinh nghiệm cho thấy hệ sinh tháicó thể tự phục hồi.

- Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng biện pháp tái nhập loài một cách tích cực, ví dụ như gieo trồng các loại cây nguyên thủy.

- Cải tạo và phục hồi một số chức năng và một số loài cây nguyên thủy của hệ sinh thái.

- Thay thế hệ sinh tháiđã bị phá huỷ bằng một hệ sinh tháikhác cho năng suất cao hơn.

Công tác phục hồi sẽ đóng một vai trò ngày một quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật trong quá trình phát triển hiện nay của loài người, bởi do quá trình khai thác và tác động của con người đã làm huỷ hoại rất nhiều các hệ sinh tháivà các quần xã sinh vật. Thêm vào đó, những hệ sinh thái bị suy thoái mà con người vẫn đang khai thác ngày cho năng suất ngày một ít đi và mất dần giá trị kinh tế. Con người và các chính phủ cũng mong muốn phục hồi lại các hệ sinh tháiban đầu cho năng suất cao hơn. Do đó, tầm quan trọng của công tác phục hồi trong quá trình bảo tồn các hệ sinh thái ngày càng được thể hiện rõ.

PHẦN IV. KHU BẢO TỒN

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN 1. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN

Theo Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học: Khu bảo tồn là một vùng địa lý được chọn và được quản lý nhằm mục đích đạt được một số mục tiêu về bảo tồn”.

Tại Đại hội lần thứ tư về Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, tổ chức tại Caracas, Vênêduêla năm 1992 (IUCN 1994): Khu bảo tồn là vùng đất và/hay biển được sử dụng đặc biệt cho bảo vệ, lưu giữ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, và được quản lý bằng pháp luật và các biện pháp hữu hiệu khác.

- Theo chiến lược toàn cầu về Đa dạng sinh học (WRI/IUCN/UNEP 1992): Khu bảo tồn là một vùng đất hay nước được thành lập một cách hợp pháp thuộc nhà nước hay tư nhân, được điều chỉnh và quản lý nhằm bảo tồn các mục tiêu nhất định.

2. VAI TRÒ CÁC KHU BẢO TỒN

- Là nơi duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớn và đó là hệ sinh thái đang hoạt động.

- Là nơi duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm

- Nơi duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác.

- Đóng vai trò duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán.

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ được các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục và đào tạo. Nhiều sách giáo khoa được biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến, phim ảnh được xây dựng về chủ đề Khu bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí.

- Tăng thu nhập do thu tiền khách du lịch trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI3.1. Thực trạng 3.1. Thực trạng

Theo tư liệu của Liên hợp quốcxây dựng vào năm 1993 và đã được Hội đồng các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thuộc IUCN công nhận vào năm 1994, thì hệ thống Khu bảo tồn đã có mặt ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới. Tư liệu này cho biết diện tích Khu bảo tồn, tỷ lệ phần trăm so với diện tích tự nhiên của từng vùng. Tuy nhiên diện tích Khu bảo tồn ở mỗi vùng cũng khác nhau: Bắc Mỹ và Châu Úc chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên, Trung Mỹ 9%, Nam Mỹ, Nam và Đông Nam Á hơn 6%, Bắc Âu-Á 3,1%, Châu Âu ít nhất chỉ có 0,9%. Trung bình của cả thế giới là 6% trong đó có khoảng 6900 Khu bảo tồn hợp pháp ở 103 nước, tính cả các khu thiên thiên khác thì thế giới sẽ có số lượng Khu bảo tồn là 30000 chiếm 10% diện tích bề mặt hành tinh.

Danh sách các Khu bảo tồn của Liên hợp quốcchỉ là đại diện một phần 37000 Khu bảo tồn mà Cơ quan theo dõi bảo tồn thế giới WCMC (World Conservation Monitoring Centre) ghi nhận. Vào năm 1994, chỉ có 9832 Khu bảo tồn được công nhận có đủ các tiêu chí nói trên để đưa vào danh sách của Liên hợp quốcvà đến năm 1997 danh sách Khu bảo tồn của Liên hợp quốcđã tăng lên đến 12754 khu.

Khu bảo tồn nằm trong danh sách của Liên hợp quốclà do WCMC thu thập qua các cơ quan quản lý, phối hợp với IUCN. Ba loại Khu bảo tồn: khu dự trữ rừng, các khu dự trữ thiên nhiên tư nhân và các loại Khu bảo tồn khác không được đưa vào danh sách của Liên hợp quốc, một phần do không đạt các tiêu chí đề ra hoặc chưa có đủ tư liệu để xem xét. Dù sao các Khu bảo tồn này cũng đã góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phát triển hệ thống các Khu bảo tồn cũng khác nhau tuy theo từng vùng, hoặc từng nước. Ví dụ: các Khu bảo tồn ở khu vực Bắc Phi chỉ chiếm 2,8% diện tích tự nhiên, trong lúc đó ở Bắc Hoa Kỳ chiếm 12,6%, Đức 24,6%, Áo gần 25,3%, Anh 18,9% diện tích là Khu bảo tồn, song tại một số nước có rất ít Khu bảo tồn như Hy Lạp chỉ có 2%, Nga 1,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 0,3%.

Số liệu về Khu bảo tồn của từng quốc gia và châu lục cũng chỉ là tương đối bởi vì đôi khi trên thực tế các đạo luật về bảo vệ các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn động vật hoang dã không được thực thi, trong khi nhiều khu vực thuộc khu dự trữ tài nguyên và các khu vực quản lý cho việc sử dụng đa mục đích

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 119)