Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 132 - 137)

4. PHÂN BIỆT GIỮA VƯỜN QUỐC GIA, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ

4.1. Vườn quốc gia

Vườn Quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phải bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật ; các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục và du lịch;

- Phải đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên phải đạt từ 70% trở lên;

- Có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.

4.1.2. Vai trò của các Vườn Quốc gia

- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớn và đó là hệ sinh thái đang hoạt động

- Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại năng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người, giúp phần phục hồi các tài nguyên tái sinh.

- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác. - Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ được các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.

- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

4.1.3. Phân khu chức năng của Vườn Quốc gia

* Vùng lõi:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;

+ Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chật chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng.

+ Khu hành chính - dịch vụ - Khu du lịch

- Khu hành chính - Khu dân cư

* Vùng đệm:

Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn Quốc gia; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm Khu bảo tồn. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ Khu bảo tồn; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.

Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của Vườn Quốc gia; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của Vườn Quốc gia.

Vùng đệm được chia thành - Hành lang rừng chiến lược

+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt + Khu phục hồi sinh thái - Khu dân cư

4.1.4. Các đặc trưng của Vườn Quốc gia

Các Vườn Quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển thường là những khu vực với động – thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh tháI đặc biệt ( chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các Vườn Quốc gia cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w