2.1. Vì sao phải bảo tồn loài?
2.1.1. Nguyên nhân về đạo đức
Mọi sinh vật sinh ra trên trái đất đều có quyền tồn tại như nhau, không một sinh vật nào được lấy quyền của mình để quyết định sự sống còn của sinh vật khác, ngay cả con người cũng vậy. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia. Chúng tạo thành một chuỗi liên hoàn, tồn tại trong thiên nhiên mà mỗi sinh vật chỉ là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn đó.
2.1.2. Nguyên nhân của cân bằng sinh thái
Các sinh vật trên trái đất sống bình thường là nhờ sự cân bằng sinh thái luôn luôn được đảm bảo. Một loài sinh vật mặc dù là rất nhỏ bé nhưng nó lại là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, nếu loài đó bị diệt vong thì có thể làm biến đối nghiêm trọng số lượng cá thể của loài khác do bị thiếu nguồn thức ăn thường xuyên hoặc không còn yếu tố kìm hãm sự phát triển. Một ví dụ điển hình về vấn đề này là trước đây tại Trung Quốc người ta đã mở một chiến dịch tiêu diệt loài
chim sẻ do chúng phá hoai mùa màng, tuy nhiên sau vài năm khi số lượng chim sẻ giảm đáng kể thì mùa màng lại bị mất mùa do các loài côn trùng phá hoại.
2.1.3. Nguyên nhân kinh tế
Sự giàu có các loài trong tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chúng ta phải tìm cách khai thác chúng một cách bền vững. Từ thời nguyên thuỷ con người sinh ra đã nhờ vào rừng để sinh tồn, đã biết khai thác củ, quả, hoa, lá về làm thức ăn. Hiện nay có ít nhất 75.000 loài cây có thể ăn được nhưng chỉ có 5 loài có giá trị lớn, 12000 loài được dùng làm thức ăn. Khoảng 30 loài cung cấp với chừng 90% chất dinh dưỡng cho toàn thế giới. Cây làm thuốc chiếm tới 35.000-70.000 loài thực vật bậc cao. Riêng ở Mỹ có tới 25% các vị thuốc đều có mặt cây cỏ.
2.1.4. Đảm bảo giá trị tiềm năng
Hiện nay phần lớn đa dạng sinh học chưa được khai thác, tức là tiềm năng của nó chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Cho đến nay mới chỉ có 5% tổng số loài cây được nghiên cứu tìm kiếm phục vụ con người và có 2000 loài chiếm 2/5 tổng số loài đã được nghiên cứu về tiềm năng. Số còn lại đang ẩn chứa một tiềm năng lớn về giá trị vì trình độ hiện nay chưa cho phép con người có thể phát hiện tất cả những bí mật của thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng có thể có giá trị lớn cho loài người nếu giá trị đó được phát hiện và khai thác.
2.1.5. Nguyên nhân thẩm mỹ
Giá trị của những cảnh đẹp thiên nhiên chính là do có sự đa dạng sinh học nói chung cũng như đa dạng loài nói riêng, chính vì thế cần phải có nhữnh biện pháp bảo tồn loài để giữ được những cảng đẹp của tạo hoá.
2.2. Các cấp độ bảo tồn loài
Nhằm nêu bật tình trạng đáng chú ý của một loài cho mục đích bảo tồn , tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn:
* Đã tuyệt chủng: là những loài (hay những đơn vị phân loại khác như
phân loài hay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm kiếm tại những nơi trước đây được coi là quê hương sinh sống cũng như những nơi phân bố khác đều không phát hiện được chúng
* Đang nguy cấp (đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những loài có nhiều
khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này có cả những loài có số lượng cá thể bị giảm xuống tới mức loài khó có thể tiếp tục tồn tại nếu như các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn.
* Dễ bị tổn thương (có thể bị đe doạ tuyệt chủng): là những loài có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của loài. Khả năng tồn tại lâu dài của những loài này là không chắc chắn.
* Hiếm: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố trong giới hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù những loài này chưa phải đối mặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng cá thể nhỏ khiến chúng dễ trở thành những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
* Loài chưa được hiểu biết đầy đủ: là những loài có thể thuộc một trong
các cấp độ bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào.
Trong các cấp trên thì các loài thuộc từ cấp 2 đến cấp 4 được coi là những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng. Những cấp này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được
bảo vệ thông qua các cam kết quốc tế như công ước CITES chẳng hạn. Trung tâm quan trắc và bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WCMC) đã sử dụng các cấp độ trên để đánh giá và mô tả những mối đe doạ đối với khoảng 60.000 loài thực vật và 2.000 loài động vật trong cuốn sách đỏ do trung tâm này xuất bản.
2.3. Công cụ bảo tồn loài
2.3.1. Bảo tồn loài bằng pháp chế.
* Các bộ luật quốc gia
Nhiều bộ luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn loài. Ví dụ Luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1973 nhằm “cung cấp một phương tiện mà nhờ đó các hệ sinh thái, nơi mà có các loài đang bị đe doạ và đang có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ được bảo tồn và cung cấp một chương trình để bảo tồn các loài đó”. Bộ luật này đã cung cấp một cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ một số loài động vật quan trọng nhất tại nước Mỹ như gấu xám Bắc Mỹ, đại bàng trắng, sếu và sói xám. Kết quả là năm 1994 loài đại bàng trắng Bắc Mỹ đã chuyển từ cấp có nguy cơ tuyệt chủng sang cấp ít nguy hiểm hơn là “bị đe doạ” vì số lượng cá thể của chúng tăng từ 400 đôi vào năm 1960 lên tới 4000 đôi như hiện nay.
* Các thoả thuận quốc tế
Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp độ khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thoả thuận quốc tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì các lý do khac nhau:
- Các loài thường di chuyển qua các biên giới. ví dụ các hoạt động boả tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thành công nếu như nơi cư trú qua mùa đông của chim ở Châu Âu bị phá huỷ.
- Việc buôn bán quốc tế có thể gây nên hậu quả làm suy giảm đa dạng sinh học do khai thác quá mức phục vụ cho thương mại quốc tế.
- Lợi ich của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. - Các vấn đề có tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường,..
Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này. Phụ lục I của của Công ước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán hoàn toàn.
Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư. Công ước này là một phần bổ sung quan trọng cho Công ước CITES vì nó đa khuyến khích các nỗ lực quốc tế bảo tồn các loài chim di cư xuyên biên giới cũng như đa nhấn mạnh các cách tiếp cận trong việc nghiên cứu, quản lý và kiểm soát săn bắn.
Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là: + Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực
+ Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi
+ Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc săn bắn và bảo vệ các loài chim
+ Công ước bảo tồn đa dạng sinh học
Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các quốc gia có thể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi cảm thấy các điều kiện phải tuân thủ là quá khó khăn.
2.3.2. Bảo tồn loài bằng công cụ kỹ thuật
Trong công tác bảo tồn loài có thể dùng các công cụ kỹ thuật như quy hoạch môi trường, GIS hoặc viễn thám. Đây là những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong công tác điều tra, quy hoạch môi trường nói chung cũng như trong công tác điều tra quy hoạch các vùng sinh thái nói riêng được xác định có tính đa dạng sinh học cao.
2.4. Bảo tồn loài ở Việt Nam
Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đa liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài. Điều này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng rất nhỏ và bị chia cắt.
Bảng 2.10. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc gia
IUCN, 1996, 1998 Sách đỏ 1992, 1996 IUCN Sách đỏ Thú 38 78 41 94 Chim 47 83 41 76 Bò sát 12 43 24 39 Lưỡng cư 1 11 15 14 Cá 3 75 23 89 ĐVKXS 0 75 0 105 Thực vật bậc cao 125 337 145 605 Nấm 7 16 Tảo 12 18 Tổng 226 721 289 1.065
[Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng sinh học].
Theo IUCN, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số lượng từ 229 lên 289 loài, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đa lên đến 46 loài (Bảng 11).
Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng (Bos
javanicus), Sói đỏ (Cuon alpinus), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và
Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes). Quần thể của hấu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm.
Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng (Ciconia
episcopus) không có tên trong IUCN 2004, nhưng lại là loài sẽ nguy cấp (VU) ở
Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm.
Mặc dù đã tham gia vào nhiều công ước quốc tế về đa dạng sinh học và đã có nhiều bộ luật liên quan tới công tác bảo tồn như luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ rừng và mới đây là luật đa dạng sinh học; nhưng hiện trạng bảo vệ đa
dạng sinh học, nhất là bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số trung tâm cứu hộ động vật đã được xây dựng như ở Cúc Phương, một số Khu bảo tồn loài cũng được thiết lập như các công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội và Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hoạt động của các tổ chức này còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về tài chính.
PHẦN III. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI
CHƯƠNG I : HỆ SINH THÁI 1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm hệ sinh thái
Thuật ngữ hệ sinh thái được A.G. Tansley đưa ra và định nghĩa năm 1935 trong bài báo với tiêu đề: “The use and the abuse of Vegetational concepts and terms”, đăng ở tạp chí Ecology số 16, trang 284-307. Từ đó đến nay, thuật ngữ
này được diễn giải và trình bày tuy có khác nhau, nhưng nội dung căn bản vẫn giống nhau. Cụ thể, khái niệm về hệ sinh thái là:
Hệ sinh thái (ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật và môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. (Vũ Trung Tạng – Cơ sở sinh thái học T136).
Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sống và các điều kiện tự nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí,... Điều quan trọng là tất cả các điều kiện hữu sinh (biotic component) và vô sinh (abiotic
component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao
đổi năng lượng, vật chất và thông tin.
1.2. Các khái niệm liên quan
Liên quan tới khái niệm hệ sinh thái, ta cần làm rõ các khái niệm sau - Sinh cảnh (biotope): là một phần của môi trường vật lý mà ở đó có sự thống nhất của các yếu tố cao hơn so với môi trường, tác động tới đời sống của sinh vật.
- Nơi sống (habitat) : là không gian cư trú của các sinh vật hoặc là không gian mà ở đó thường hay gặp sinh vật đó.
- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà ở đấy những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, loài. Khái niệm ổ sinh thái thành phần: là một không gian sinh thái trong đó các yếu tố thiết yếu đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật.
Theo Odum (1975), nơi sống và ổ sinh thái là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, ông ví nơi sống như một “địa chỉ”, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của sinh vật, cái thiết yếu đảm bảo cho sự sinh tồn của cá thể, loài. Sinh vật sống
trong ổ sinh thái nào thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái (G.E. Hutchinson – 1965).
2. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: - Sinh vật sản xuất – producer
- Sinh vật tiêu thụ - consumer - Sinh vật phân huỷ - reducer
- Các chất vô cơ : CO2, O2, H2O, …
- Các hợp chất hữu cơ : protein, lipit, gluxit, vitamin,…
- Các yếu tố khí hậu : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,…
Hình 3.1 : Cấu trúc không gian của hệ sinh thái
a) Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy), gồm các
loài thực vật có màu, một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá