BẢO TỒN GEN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 40)

Hiện đã có 275 loài và phân loài thú, 1026 loài và phân loài chim, 500 loài cá nước ngọt, khoảng 2000 loài cá biển... đã được nhận biết và còn nhiều loài động thực vật khác chưa được sưu tập, chứng tỏ nước ta là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao.Với 2 hình thức bảo tồn (nguyên vị và chuyển vi) và các chương trình bảo tồn các loại thú cụ thể chứng tỏ công tác bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã đã được chú trọng. Tuy nhiên để bảo vệ được nguồn gen động vật hoang dã sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà khoa học, quản lý, dân cư địa phương và ở chính vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, nơi đang lưu giữ các nguồn gen quí hiếm này.

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc bảo vệ nguồn gen động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1962, Vườn Quốc gia đầu tiên được thành lập. Đó là Vườn Quốc gia Cúc Phương. Tháng 11/1997, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có báo cáo Chính phủ xem xét và quyết định danh mục các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam gồm 101 khu, với tổng diện tích là 2 297 500 ha. Hệ thống rừng đặc dụng này được xây dựng nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo vệ các nguồn gen động, thực vật, nhất là các loài động vật, thực vật quí hiếm và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Đến nay, khi xem xét lại danh mục các khu rừng đặc dụng thì thấy còn một số hệ sinh thái điển hình còn nằm ngoài hệ thống này. Một số khu có diện tích còn nhỏ chưa đủ rộng để bảo vệ và bảo đảm sinh sống cho một số loài thú, nhất là một số loài thú lớn cần có nơi kiếm ăn rộng hơn như hổ, tê giác, bò xám, bò rừng,voi. Trong số những Khu bảo tồn có một số khu đặc biệt như Vườn Quốc gia Chàm Chim ở tỉnh Đồng Tháp để bảo vệ loài sếu cổ trụi và Khu bảo vệ Xuân Thủy ở cửa sông Hồng bảo vệ các loài chim nước di cư. Đây là khu bảo vệ Ramsar đầu tiên ở Việt Nam cũng như trong vùng Đông Nam Á.

PHẦN II: ĐA DẠNG LOÀI

CHƯƠNG I. LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI 1. ĐỊNH NGHĨA LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI

Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về loài. Ta có thể kể ra ba quan điểm chính: loài duy danh, loài hình thái và loài sinh học.

Quan điểm duy danh có từ thế kỷ thứ 18 và tồn tại đến tận thế kỷ 20. Theo quan điểm này thì chỉ có các cá thể là tồn tại, còn loài là trừu tượng và do con người đặt ra.

Theo quan điểm hình thái, ta dựa vào định nghĩa cấu tạo, hình thái của loài để xác định: Mỗi loài là một nhóm cá thể có đặc điểm hình thái, sinh lý, hoá sinh đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Tuy nhiên đối với những loài đồng hình phải căn cứ vào sự khác biệt về ADN như các loài vi khuẩn.

Theo quan điểm sinh học, ta dựa vào định nghĩa sinh học của loài: Loài là một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản ra thế hệ con hữu thụ, không giao phối sinh sản với nhóm khác.

Một cách chung nhất, ta có thể định nghĩa: loài là cơ sở của bậc phân loại, có bộ mã di truyền ổn định, khó làm thay đổi bởi tác nhân của môi trường tự nhiên hoặc lai với loài khác.

Bậc loài là một trong các bậc taxon cơ bản trong các bậc phân loại . Ví dụ. Bậc phân loại của giới thực vật gồm có 6 bậc taxon cơ bản là ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Ngoài 6 bậc cơ bản trên người ta còn dùng các bậc trung gian như tông, nhánh, loạt, thứ, dạng.

Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

Sự đa dạng về loài của một khu vực bao gồm số loài sinh vật sống trong khu vực đó. Tuy nhiên, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học, ẩn chứa trong thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô

của sự đa dạng; tức là những sinh vật có sự khác biệt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học hơn nhiều so với những sinh vật giống nhau. Để xác định mức độ đa dạng về loài của một khu vực nào đó phải xác định thành phần loài sống trong khu vực đó.

2. ĐA DẠNG LOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đa bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.

Xét về đa dạng loài một cách cụ thể, ta có thể xem xét đa dạng loài theo các nhóm sinh vật. Như vậy, ta sẽ có: đa dạng vi sinh vật, tảo, thực vật không mạch, thực vật có mạch, côn trùng, động vật không xương sống, động vật có xương sống (xem bảng 2.1).

Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau.

Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.

Bảng 2.1. Thành phần các loài

Côn trùng 751000

Sinh vật đơn bào 30000

Thực vật 248500 Tảo 26900 Nấm 69000 Vi khuẩn 4800 Virus 1000 Động vật khác 281000

[Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn ]

Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 25 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Bảng 5 dưới đây mô tả sự đa dạng về loài trên thế giới. Sự đa dạng về loài sẽ còn được đề cập ở phần sau, về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài.

Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đến nay đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 4528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, 10% trong số đó là các loài đặc hữu. Về động vật, đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú. Đa dạng loài ở Việt Nam có các đặc trưng sau:

- Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Bình quân trên 1km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật, một mật độ đậm đặc.

- Cấu trúc loài rất đa dạng. Nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Cấu tạo quần thể thường rất phức tạp.

- Khả năng thích nghi của loài cao. Sinh vật Việt Nam nói chung có khả

năng chống chịu cao với mọi biến đổi của ngoại cảnh.

Nhóm sinh vật Số loài Nhóm sinh vật Số loài

Vi rút 1.000 Giun tròn 12.200

Vi khuẩn 1.000 Giun đốt 12.000

Thực vật đơn bào 4.760 Thân mềm 50.000

Nấm 70.000 Da gai 60.000 Tảo 26.900 Chân khớp 874.160 Địa y 18.000 Côn trùng 751.000 Rêu 22.000 Động vật có bao 1.250 Dương xỉ 12.000 Động vật đầu sống 23 Thông đất 1.275 Cá không hàm 63 Thực vật hạt trần 750 Cá sụn 843 Thực vật hạt kín 250.000 Cá xương 18.150

Động vật nguyên sinh 30.000 Lưỡng cư 4.200

Thân lổ 5.000 Bà sát 6.300

Ruột khoang & Sứa lược 9.000 Chim 9.600

Giun dẹp 12.200 Thú 4.170

Bảng 2.2: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được

mô tả(theo Lê Vũ Khôi)

Bảng 2.3: Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)

Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả %số loài đã được mô tả

Bacteria Vi khuẩn 9.021 0,50 Archaea Vi khuẩn cổ 259 0,01 Bryophyta Rêu 15.000 0,90 Lycopodiophyta Thông đất 1.275 0,07 Filicophyta Dương xỉ 9.500 0,50 Coniferophyta Ngành Thông 601 0,03 Magnoliophyta Thực vật hạt kín 233.885 13,40 Fungi Nấm 100.800 5,80 "Porifera" Bọt biển 10.000 0,60

Cnidaria Ruột khoang 9.000 0,50

Rotifera Trùng Bánh xe 1.800 0,10 Platyhelminthes Giun dẹp 13.780 0,80 Nematoda Giun tròn 20.000 1,10 Mollusca Thân mềm 117.495 6,70 Annelida Giun đốt 14.360 0,80 Crustacea Giáp xác 38.839 2,20 Arachnida Nhện 74.445 4,30 Insecta Côn trùng 827.875 47,40 Echinodermata Da gai 6.000 0,30 Chondrichthyes Cá sụn 846 0,05 Actinopterygii Cá xương 23.712 1,40

Amphibia Lưỡng thê 4.975 0,30

Reptilia Bò sát 7.140 0,42

Aves Chim 9.672 0,60

Mammalia Thú 4.496 0,30

Bảng 2.4. Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được Số loài có trên thế giới Tỷ lệ (%) giữa VN/TG 1.Vi tảo - Nước ngọt 1438 15000 9.6% - Biển 537 19000 2.8% 2.Rong-cỏ - Nước ngọt Khoang 20 2000 1% - Biển 667 10000 6.7% 3.Thực vật bậc cao khoảng 11400 220000 5% - Rêu 1030 22000 4.6% - Nấm lớn 826 50000 1.6%

4.Động vật không xương sống ở nước

- Nước ngọt 794 80000 1%

- Biển Khoảng 7000 220000 3.2%

5.Động vật không xương sống ở đất Khoảng 1000 30000 3.3%

6.Giun sán ký sinh ở gia súc 161 1600 10%

7.Côn trùng 7750 250000 3.1% 8.Cá - Nước ngọt Trên 700 - Biển 2458 9.Bò sát 296 6300 4.7% Bò sát biển 21 10.Lưỡng cư 162 4184 3.8% 11.Chim 840 9040 9.3% 12.Thú 310 4000 7.5% Thú biển 25

(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Cục bảo vệ và phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản, Phạm Bình Quyền, 2005)

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI

Các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng loài nói riêng có lẽ là các yếu tố môi trường sống như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, dưỡng chất, độ muối.

Nhìn chung, người ta nhận thấy rằng, sự giàu loài càng tăng khi vĩ độ giảm. Trên bình diện thế giới, các vùng dọc xích đạo có khí hậu gió ẩm mậu dịch thường có số loài cao như ở Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á. Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẽ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đưa ra khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học vào 1988. Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh (xem bảng 6).

Trong những hệ sinh thái ở cạn, độ phong phú về loài thường tập trung ở những nơi có địa hình thấp. Nói cách khác, đa dạng giảm khi độ cao tăng. Trong một số trường hợp, địa hình đa dạng, phân cách mạnh cũng làm tăng đa dạng loài trong khu vực.

Gentry đã chứng minh mối tương quan mạnh giữa độ giàu loài cây và độ mưa tuyệt đối hàng năm. Đa dạng sinh vật tăng khi lượng mưa tăng nhưng lại giảm ở những nơi có lượng mưa lớn và ít tăng hay không tăng khi mưa một lần

lớn từ 1000 - 1500mm/năm. Môi trường có độ khô càng cao thì càng kém đa dạng hơn môi trường có độ khô thấp.

Người ta chỉ ra rằng đa dạng sinh học cao nhất ở nơi chất dinh dưỡng trung bình và giảm khi chất dinh dưỡng cao hơn.

Ở các hệ sinh thái ven biển, tính đa dạng tăng khi độ muối tăng. Ngược lại, ở các hệ sinh thái nước ngọt, tính đa dạng lại giảm khi độ muối tăng (Brown, 1988).

Bảng 2.5: Các “điểm nóng đa dạng sinh học” trên thế giới

Các điểm nóng Thực vật đặc hữu Động vật xương đặc hữu Thực vật đặc hữu /100 km2 Động vật xương đặc hữu /100 km2 % hệ thực vật còn lại

Madagascar & các đảo trên Ấn Độ Dương

9.704 771 16,4 1,3 9,9

Philippines 5.832 518 64,7 5,7 3,0

Sundaland 15.000 701 12,0 0,6 7,8

Rừng Đại Tây Dương 8.000 654 8,7 0,6 7,5

Caribbean 7.000 779 23,5 2,6 11,3

Indo- Miến Điện 7.000 528 7,0 0,5 4,9

Western Ghats & Sri Lanka

2.180 355 17,5 2,9 6,8

Vùng núi cực Đông và các khu rừng ven biển

1.500 121 75,0 6,1 6,7

[Nguồn: Myers. N., 2000].

Các yếu tố lịch sử cũng là nhân tố quan trọng trong xác định sự phân bố đa dạng loài trên thế giới. Những khu vực cổ địa lý, số loài tồn tại nhiều hơn nhiều so với những khu vực có tuổi địa lý trẻ hơn. Ví dụ biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương có số loài phong phú hơn so với biển Đại Tây Dương là biển trẻ hơn về địa lý. Những khu vực có lịch sử phát triển địa lý lâu dài hơn có nhiều thời gian hơn để các loài thích nghi phát tán từ nơi khác đến và thích nghi hoà nhập với điều kiện sống mới.

CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG LOÀI

Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên sinh học nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường là không bền vững. Bởi lẽ các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên sinh học phong phú bao gồm cả về các hệ sinh thái, về thành phần loài và nguồn gen thì đều là những nước nghèo, đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Đa dạng sinh học giảm sút do số lượng các loài trong hệ sinh thái bị suy giảm và số lượng các cá thể trong quần thể loài cũng bị suy giảm do 3 nguyên nhân chính:

+ Mất hoặc giảm nguồn thức ăn (do các loài cạnh tranh nhau hoặc bị con người khai thác mất).

+ Mất hoặc giảm nơi cư trú (do các loài cạnh tranh nơi sống hoặc bị con người cướp mất).

+ Do môi trường thay đổi làm cho các loài bản địa không còn thích nghi

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w