4. MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
4.2. Vườn Quốc gia Cát Bà
- Vị trí địa lý: Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải - Thành phố Hải Phòng (cách TT thành phố 60 km).
- Quyết định thành lập: theo quyết định số 237-CT ngày 01/08/1991 của
Chủ tịch hội đồng bộ trưởng phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc gia Cát Bà Thành phố Hải Phòng với diện tích 15.200 ha
- Mục tiêu, nhiệm vụ:
+ Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn.
+ Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của vườn (Kim giao, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim caocát...).
+ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử. + Phục hồi hệ sinh thái rừng tại những điểm đã bị tác động, phục hồi các loài động thực vật bản địa.
+ Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái.
- Các giá trị đa dạng sinh học:
+ Theo điều tra bước đầu, nơi đây có 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ. Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn.
+ Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài quý hiếm Voọc đầu trắng (loài đặc hữu ở Cát Bà), sơn dương, rái cá,...
- Dân số trong vùng: Tổng số dân là 10.673 người (70% sống tại Thị trấn). Đảo Cát Bà chủ yếu là dân di cư từ đất liền đến. Đời sống dân cư dựa chủ yếu về đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ.