ĐA DẠNG GEN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 28 - 30)

Theo đánh giá của Jucovki (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ đa dạng sinh học của hệ thực vật vây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự đoán.

2.1. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi.

Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài cây trồng khác nhau, với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau, có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng.

- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong đó nhóm giống cây trồng này có những giống đã được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay.

- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây trồng có khả năng cho năng suất cao và có một số đặt tính tốt khác nhau như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao…được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận.

- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch. Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên

nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có nước ta có.

- Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan, (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi trong toàn quốc).

2.2. Đặc trưng đa dạng của nguồn gen

Các biểu hiện của kiểu gen (geno-type) ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen cây lúa (Oryza saltivaI) có đến hàng trăm kiểu hình (Phenotype) khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau.

Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên ( sấm, chớp, bức xạ…), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây là một trong những nguồn tạo giống mới.DDSH gen ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen (genotype).

Bảng 1.1. Số giống cây trồng được công nhận chính thức (1977 – 2004)

STT Loài cây trồng Số giống STT Loài cây trồng Số giống

1 Lúa 156 19 ớt 1 2 Ngô 47 20 Xoài 5 3 4 Khoai lang Khoai tây 9 8 21 22 Sầu riêng 5 Chôm chôm 2 5 Khoai sọ 1 23 Nhãn 5

6 Sắn 2 24 Cam quýt 2

7 Đậu tương 22 25 Bưởi 4

8 Lạc 14 26 Dứa 2

9 Đậu xanh 7 27 ổi 1

10 Vừng 1 28 Bông 9

11 Cà chua 14 29 Cao su 14

12 Cải bắp 3 30 Cà phê 14

13 Cải ăn lá 2 31 Chè 1

14 Cải củ 2 32 Dâu tằm 1

15 Dưa hấu 3 33 Mía 2

16 Dưa chuột 3 34 Hoa 2

17 Đậu côve leo 1 35 Cỏ ngọt 1

18 Đậu hà lan 2

Tổng số 35 358

[Nguồn: Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2005]

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 28 - 30)