Vườn Quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 132 - 151)

4. MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

4.1.Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phải bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật ; các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục và du lịch;

- Phải đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên phải đạt từ 70% trở lên;

- Có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.

4.1.2. Vai trò của các Vườn Quốc gia

- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớn và đó là hệ sinh thái đang hoạt động

- Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại năng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người, giúp phần phục hồi các tài nguyên tái sinh.

- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác. - Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ được các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.

- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

4.1.3. Phân khu chức năng của Vườn Quốc gia

* Vùng lõi:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;

+ Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chật chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng.

+ Khu hành chính - dịch vụ - Khu du lịch

- Khu hành chính - Khu dân cư

* Vùng đệm:

Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn Quốc gia; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm Khu bảo tồn. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ Khu bảo tồn; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.

Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của Vườn Quốc gia; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của Vườn Quốc gia.

Vùng đệm được chia thành - Hành lang rừng chiến lược

+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt + Khu phục hồi sinh thái - Khu dân cư

4.1.4. Các đặc trưng của Vườn Quốc gia

Các Vườn Quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển thường là những khu vực với động – thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh tháI đặc biệt ( chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các Vườn Quốc gia cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.

4.2. Khu dự trữ sinh quyển

4.2.1. Định nghĩa

Theo quan niệm trước đây, các Khu bảo tồn thiên nhiên thường được xem như một khu vực tách biệt với thế giới loài người. Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong việc quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên tục bị con người tác động theo hướng tiêu cực: tàn phá mà nguyên nhân là do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài Khu bảo tồn. Theo Chương trình Con người và Sinh quyển (Man and Biosphere Program; viết tắt là: MAB thuộc UNESCO) thực tế cho thấy các Khu bảo tồn vẫn cần có một số khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là các “vùng đệm” và chuyển tiếp trong đó, người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy công tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Khái niệm Khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được MAB đưa ra tại hội nghị khoa học ‘Sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên của Sinh quyển’ tổ chức tại Paris vào tháng 9/1968 với sự tham gia của 236 đại biểu đến từ 63 nước và 88 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành khoa học khác nhau cùng các nhà quản lý và ngoại giao. Sau này được gọi là “Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức với sự ủng hộ tích cực của Tổ chức Lương thực, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức bảo tồn và chương trình sinh học quốc tế thuộc Hội đồng Khoa học Quốc tế (IBP/ICSU).

Theo quy định của Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc(UNESCO), Khu dự trữ sinh quyểnTG là hệ thống những vùng có hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái ven biển hoặc những hệ sinh thái kết hợp những thành phần đó, được quốc tế công nhận trong phạm vi chương trình của UNESCO về con người và sinh quyển (MAB).

Một khái niệm khác: Khu dự trữ sinh quyển là vùng lãnh thổ bao gồm các HST đại diện cho vùng địa lý sinh học chính, bao gồm cả các tác động can thiệp của con người, có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời có khả năng

cho thấy những cơ hội để khai thác và trình diễn sự tiếp cận phát triển bền vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong phạm vi của vùng.(UNESCO, 1974).

4.2.2. Các tiêu chí

Là một thảm đại diện các hệ sinh thái của các vùng địa lý sinh vật chính, bao gồm cả sự thay đổi việc can thiệp của con người.

- Có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Cung cấp cơ hội để có thể tiến hành và trình diễn các phương hướng phát triển bền vững trong quy mô khu vực.

- Có diện tích đủ lớn để thực hiện ba chức năng của khu DTSQ (bảo tồn, phát triển và hỗ trợ).

- Được phân vùng cụ thể (vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp) nhằm thực hiện ba chức năng trên.

4.2.3. Vai trò của Khu dự trữ sinh quyển

Việc thiết lập những Khu dự trữ sinh quyển nhằm thúc đẩy và làm rõ sự cân bằng mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Mỗi khu DTSQ có ba chức năng chính, chúng đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

- Chức năng bảo tồn: thực hiện chức năng bảo tồn hệ sinh thái, đóng góp

một cách tích cực nhất vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan.

- Chức năng phát triển: phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống.

- Chức năng hỗ trợ: trợ giúp nghiên cứu, giám sát, giáo dục, trao đổi

thông tin giữa các địa phương, quốc gia, quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững.

Hình 4.4: Ba chức năng của Khu dự trữ sinh quyển

4.2.4. Cấu trúc của Khu dự trữ sinh quyển

KQTSQ chia thành 3 khu vực chính:

- Vùng lõi (Core area) là vùng không có tác động của con người, trừ một

số hoạt động nghiên cứu giám sát mang tính khoa học, có thể duy trì một số hoạt động truyền thống phù hợp của người dân địa phương nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Vùng đệm (Buffer Zone) là vùng có chức năng phát triển điều hòa, tôn

trọng hiện trạng, phù hợp với các tiêu chí nhằm phục vụ công tác bảo tồn vùng lõi.

- Vùng chuyển tiếp (Transition Zone) ở ngoài cùng. Các hoạt động kinh tế ở đây vẫn duy trì bình thường, trong đó nhân dân địa phương cùng các nhà khoa học công ty tư nhân, các tổ chức xã hội...phối hợp cùng khai thác, quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Khu dự trữ sinh quyển đem lại.

Hình 4.5: Phân vùng Khu dự trữ sinh quyển

4.2.5. Hệ thống các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 550 Khu dự trữ sinh quyển thuộc 105 quốc gia trên thế giới.

Hình 4.6: Bản đồ các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới

Trong đó màu đỏ thể hiện các nước có trên 35 Khu dự trữ sinh quyển, màu da cam từ 20- 34 khu, màu vàng từ 15-19 khu, màu xanh lá cây từ 10- 14 khu, màu

xanh từ 5-9 khu, màu tím từ 1- 4 khu.

1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ: là khu rừng ngập mặn cửa sông nằm trên địa bàn huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, công nhận năm 2000.

2. Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên: là khu rừng trên cạn nằm trên địa bàn các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), công nhận năm 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Bằng sông Hồng: là vùng đất ngập nước ven biển nằm trên phần đất phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm vườn Quốc gia Ramsar Xuân Thủy, Nam Định; khu vực bãi ngang Kim Sơn, Ninh Bình; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Công nhận năm 2004 .

4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà: nằm trên địa phận quần đảo Cát Bà, thuộc địa phận huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, bao gồm Vịnh Hạ Long, đó là hệ thống rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm rong, hệ thống hang động. Công nhận năm 2004.

5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang: nằm tại vùng ven biển Kiên Giang, gồm 3 vùng lõi là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, công nhận năm 2006.

6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An: bao gồm Vườn Quốc gia Pù Mát và hai Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt có diện tích hơn một triệu ha trải dài trên chín huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, công nhận năm 2007.

Hình 4.7: San hô trong vùng biển Phú Quốc, thuộc

4.3. Khu bảo tồn thiên nhiên

Khái niệm: Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiênvà chia thành hai loại sau:

4.3.1. Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên

thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao, được quản lý bảo vệ nhằm bảo đảm

Hình 4.8: Voọc đầu trắng, loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà, và là động vật cực kỳ quý hiếm, cần bảo vệ nghiêm ngặt trên quy mô thế giới- KDTSQ

Cát Bà

Hình 4.9: Vườn Quốc gia Pù Mát- KDTSQ Tây Nghệ An

diễn thế tự nhiên, phục vụ cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng đất thoả mãn các điều kiện sau:

+ Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ được các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít có tác động có hại của con người ; có hệ động, thực vật phong phú ;

+ Có các đặc tính địa sinh học, địa chất học và sinh thái học quan trọng hay các đặc tính khác có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch;

+ Có các loài động thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt;

+ Phải đủ rộng nhằm đảm bảo sự nguyên vẹn của hệ sinh thái; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên;

+ Đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp có hại của con người.

4.3.2. Khu bảo tồn loài / sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo

vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu hoặc loài quí hiếm và phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

+ Có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nơi nghỉ, ẩn náu của động vật;

+ Có các loài thực vật quí hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm;

+ Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của con người, khi cần thiết thì thông qua sự tác động của con người vào sinh cảnh;

CHƯƠNG II: BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM

1. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam 1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam đã có 130 khu BTTN với diện tích 2.409.288 ha được phân bố trên các vùng sinh thái trong cả nước bao gồm:

+ 31 Vườn Quốc gia

+ 48 khu Dự trữ thiên nhiên + 12 khu BTL/SC

+ 39 khu Bảo vệ cảnh quan

Bảng 4.1: Số lượng và diện tích các khu BTTN (theo số liệu của Cục Kiểm Lâm năm 2005) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Phân hạng Số lượng Diện tích (ha)

1 Vườn Quốc gia 31 1.050.242

2 Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892 Khu bảo tồn loài/ sinh

cảnh

12 83.480

3 Khu bảo vệ cảnh quan 39 174.614

Tổng cộng 130 2.409.228

(Nguồn: Phòng BTTN-Cục Kiểm Lâm, 2005)

Nhiều khu Rừng đặc dụng (RĐD) đã được công nhận là các khu BTTN Thế giới với các hình thức sau:

- 06 Khu bảo tồn sinh quyển thế giới: Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Cát Bà (Tp. Hải Phòng) và khu ven biển Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình); Tây Nghệ An và Kiên Giang

- 02 khu di sản TN thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)

`- 02 Khu Ramsar, bảo tồn đất ngập nước: Xuân Thủy (Nam Định), Vân Long

1.2. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra 6 tiêu chí để xác định các Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia:

1. Có các loài động thực vật hoặc các loài sống ở rặng san hô, có cảnh quan địa lý giá trị về mặt khoa học, giáo dục, tinh thần, phục hồi sức khoẻ.

2. Có ít nhất một loài động vật đặc hữu trong năm loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (ngoại trừ các Khu bảo tồn biển vì sách đỏ không liệt kê các loài sống ở rạn san hô).

3. Có điều kiện phát triển giáo dục môi trường và du lịch sinh thái mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo tồn.

4. Diện tích tối thiểu từ 5.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên đất liền, từ 3.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên biển, từ 1.000 ha trở lên đối với các vùng đất ngập nước.

5. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có đa dạng sinh học phải chiếm ít

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 132 - 151)