Môi trường không thích hợp (tối hảo) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất heo
Cần đáp ứng đúng yêu cầu nhiệt độ cho các cỡ heo khác nhau vì:
Khi môi trường lạnh lơn, heo dùng năng lượng để giữ ấm thay vì tăng trưởng
Khi nóng quá, heo giảm ăn vì chuyển hóa năng lượng từ thức ăn sẽ sinh nhiệt không
mong muốn
Heo không đổ mồ hôi và do đó khả năng giải nhiệt rất kém trong mùa hè hoặc khi
nóng – Heo chỉ có thể giải nhiệt bằng cách bốc hơi qua bề mặt cơ thể, khi làm ẩm da
hoặc thở nhiều lúc quá nóng
Chú ý hệ thống làm mát – thông thường, cần thiết kế hệ thống phun hoặc chỗ đầm
mình cho heo nuôi chuồng hở. Có thể lắp thêm hệ thống phun sương đơn giản và rẻ
tiền vào hệ thống nuôi có sẵn. Nếu cải tạo chuồng hoặc xây dựng mới, nên đầu tư một
hệ thống làm mát tổng hợp.
Nhiệt độ ban đầu đối với heo 8 – 9 tuần tuổi là 30oC.Chỗ ngủ không có gió lùa.
a) Nhiệt độ và ẩm độ
Theo Nguyễn Thiện (2008) nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt
ngoài ra còn ảnh hưởng nhỏ đến phẩm chất thịt khi heo được nuôi ở điều kiện nhiệt độ
và ẩm độ không thích hợp. Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn
(nhiệt độ thích ứng cho phép) đều bất lợi đối với sinh trưởng của heo thịt. Khi nhiệt độ
và ẩm độ cao heo phải tăng cường quá trình hô hấp, ngoài ra còn làm giảm lượng thức ăn hàng ngày, do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hoá thức ăn kém.
Nếu nhiệt độ thấp thì heo phải tăng cường trao đổi chất.
Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều
không tốt. Ẩm độ cao hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp. Trong môi trường có ẩm độ cao (trên 80%), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh. Ở độ ẩm không khí 40% vi khuẩn có thể
chết nhanh gấp 10 lần so với độ ẩm 80%. Ẩm độ thích hợp cho heo là 70-80%. Vì vậy,
cần giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2004).
a) Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, có vai trò rất quan trọng đối với các cơ thể sống. Đối
với động vật, ngoài tác dụng để sưởi ấm, quan sát xung quanh, thì ánh sáng mặt trời
còn có tác dụng chuyển dehdrocolecteron dưới da thành vitamin D3 có lợi cho sức
khoẻ và giúp cơ thể vật nuôi hấp thu tốt Ca và P. Vì vậy, cần để vật nuôi có thể tiếp
32
đến vỗ béo thì giảm bớt để cho heo tăng thêm thời gian ngủ, có lợi cho sự tích lũy chất dinh dưỡng, đó cũng là biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong chăn heo thịt.
b) Sự thông thoáng
Theo Võ Văn Ninh (2003) thì sự thông thoáng của chuồng trại là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo tiểu khí hậu thích hợp, một môi trường thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo
nuôi, giúp chúng khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt, sinh sản tốt. Bởi vậy khi xây dựng
chuồng trại cần chú ý đến vấn đề thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi có độ thông
thoáng tốt có tác dụng điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các khí độc và bụi bặm. Độ
thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da lợn. NH3 sinh ra từ nước tiểu của lợn hoặc protein dư trong phân quá cao
sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của lợn. Ngoài ra, các tiểu phần và bụi bặm ở chuồng lợn
khá nhiều, bụi bông, cám, chất độn các tiểu phần từ da khi lợn cọ ngứa tróc ra thường
có chứa vi khuẩn nấm gây bệnh đường hô hấp cho heo và người chăn nuôi. Vì vậy,
cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng ngày dọn phân cho vào hố ủ, hố ủ nên có nắp đậy
(Lê Hồng Mận, 2004).