Từ Bảng 4.1, khối lượng (kg/con) đầu kỳ (P1 )của các nghiệm thức lần lược là ĐC là
46,21 kg. Ở nghiệm thức NT1 là 42,48 kg và nghiệm thức 2 là 45,18 kg. Sự khác nhau
này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).Có nghĩa là heo được chọn ban đầu khá đồng đều.
Bảng 4.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm từng nghiệm thức
Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P P1 (kg) 46,21 42,48 45,18 1,43 >0,05 P2 (kg) 95,34 98,55 98,88 1,46 >0,05 ADG (g/con/ngày) 702 796 767 7,88 <0,05
(ĐC: Nghiệm thức không bổ sung chế phẩm, NT1: Nghiệm thức bổ sung chế phẩm Lactozyme, NT2: Nghiệm
thức bổ sung chế phẩm Veme bacilac).
Qua bảng 4.1, cho thấy khi bổ sung các chế phẩm Lactozyme và Vime Bacilac vào trong khẩu phần giúp cho khối lượng cuối kỳ (P2 ) hơn nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức bổ sung Lactozyme là 98.55 kg và nghiệm thức bổ sung chế phẩm Veme
bacilac là 98,88 kg so với nghiệm thức không bổ sung là 95,34 kg. Tuy nhiên sự khác
biệt khối lượng cuối kỳ giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Qua Bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 ta thấy việc bổ sung các chế phẩm Lactozyme và Vime Bacilac vào trong khẩu phần giúp cho tăng trọng bình quân/ ngày ở các nghiệm có bổ
sung chế phẩm cao hơn đối chứng không bổ sung. Tăng trọng cao nhất là ở NT1
(796g/con/ngày), kế đến là NT2 (767g/con/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức ĐC
46
Hình 4.1 biểu đồ tăng trọng bình quân trên ngày của các nghiệm thức thí nghiệm
(ĐC: Nghiệm thức không bổ sung chế phẩm, NT1: Nghiệm thức bổ sung chế phẩm Lactozyme, NT2: Nghiệm
thức bổ sung chế phẩm Veme bacilac, DT: Dài thân; VN: Vòng ngực; CSTM: Chỉ số tròn mình).
Sự khác biệt về tăng trọng bình quân/ngày giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, việc bổ sung Lactozyme và Vime Bacillac vào trong khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến sự kích thích tăng trưởng của heo. Sự tăng trọng này là do có sự hỗ trợ của Bacillussubtilisở ruột già đặc biệt trong việc tiêu hóa các chất thừa trong đường ruột . Ngoài ra trong nghiệm thức 1 bổ sung thêm các enzyme tiêu hoá sẽ
giúp tiêu hoá hết các dưỡng chất trong thức ăn nên giúp cho sự tăng trọng ở nghiệm
thức 1 là cao nhất. Ngoài ra trong các chế phẩm còn có các chủng vi khuẩn
Lactobacillus acidophilus còn có khả năng sản xuất một số men tiêu hóa như amylase,
cellulase, lipase, protease và một số vitamin như B1, B2 và B12. Lactobacillus
acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn Như Pho và Trần
Thu Thủy, 2009). Saccharomyces cerevisiae có tác dụng tạo sinh khối chứa acid amin,
vitamin nhóm B. Vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cường miễn dịch thông
qua hoạt hóa đại thực bào. Saccharomyces cerevisiae cũng có tác dụng hấp thụ độc tố
và bài thải ra ngoài nên giúp cho sự tăng trọng ở các nghiệm thức có bổ sung chế
phẩm cao hơn đối chứng.