Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệ m

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm lactozyme và veme bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ béo ở công ty chăn nuôi vemedim (Trang 41 - 44)

a) Khối lượng heo

Thể trọng của heo thí nghiệm (kg) được cân ở đầu kỳ (P1) và cuối kỳ (P2) lúc kết thúc

thí nghiệm. Heo được cân vào sáng sớm, trước khi cho heo ăn.

Tăng trọng của heo thí nghiệm

Theo Nguyễn Thiện et al., (2008) một số chỉ tiêu tăng trưởng được tính như sau: Tăng trưởng tích lũy (STTL) (kg/con): Là trọng lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian tăng trưởng.

Công Thức:

TTTL (kg) = TL cuối kỳ (kg) – TL đầu kỳ (kg)

(3.1)

Tăng trưởng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày)

Là trọng lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời

gian. Công Thức:

TTTL (kg)

TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi

(3.2)

b) Sự phát triển cơ thể

Dài thân

Dài thân của heo thí nghiệm được đo cùng lúc với cân khối lượng ở các giai đoạn thí

nghiệm. Để đo chiều dài thân thịt ta dùng thước thẳng hoặc thước dây.

39

Vòng ngực của heo thí nghiệm được đo cùng lúc với cân khối lượng ở các giai đoạn

40

Hệ số K

Hệ số K được tính bằng tỷ lệ tích của dài thân và vòng ngực bình phương với khối lượng của cơ thể.

Dài thân x (vòng ngực)2 (cm) Hệ số K =

Khối lượng (kg)

(3.3)

Chỉ số tròn mình

Theo Lê Hồng Mận (2007), đặc điểm sinh trưởng của heo hướng nạc từ khi mới đẻ đến 5 tháng tuổi phát triển chiều dài thân, 6 – 7 tháng tuổi phát triển chiều rộng thân. Khi chiều rộng ở giữa các điểm đo phần ngực, bụng, mông không chênh nhau quá 1 – 1,2 cm.

Chỉ số tròn mình (CSTM) thể hiện giống heo hướng nạc hay hướng mỡ. Khi chỉ số

tròn mình cao hơn 100 là giống heo hướng mỡ, ngược lại thấp hơn 100 thể hiện đó là giống heo hướng nạc (Trương Lăng, 2000).

Theo Trương Lăng (2000), chỉ số tròn mình được tính theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng ngực (cm)

CSTM = x 100 Dài thân (cm)

(3.4)

c) Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày

Thức ăn của mỗi heo thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi sáng bằng cân đồng hồ.

Thức ăn thừa. Thức ăn hằng ngày của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo

dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg)

Mức ăn hằng ngày (kg) =

Số ngày nuôi heo thí nghiệm

(3.5)

Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách dựa vào

lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng ô. Đồng thời kết hợp với kết quả

phân tích các thành phần dưỡng chất VCK, CP, EE, CF, Ash của thức ăn cho heo ăn

tại phòng thí nghiệm để xác định lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày.

Dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày (g/con) = Dưỡng chất (g/kg thức ăn) x Mức ăn tiêu thụ

hằng ngày (kg/con).

d) Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

TTTĂ được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo ăn hằng ngày. Cân lượng

thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu đượcở ngày hôm sau ta tính

41

bằng cách đem thức ăn thừa đi phơi khô. Sau đó, lấy mẫu thức ăn cho heo ăn và mẫu

thức ăn thừa đem về phòng thí nghiệm xác định VCK, Ash, CP, EE, CF.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo thí nghiệm:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ,(kg) HSCHTĂ =

Tổng tăng trọng toàn kỳ, (kg)

(3.6)

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng = HSCHTĂ x giá tiền cho 1 kg thức ăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3.7)

Dựa vào chi phí thức ăn/kg tăng trọng (CPTĂ/kg TT) và tăng trọng toàn kỳ (TT tk)

của mỗi nghiệm thức, ta tính được chi phí thức ăn của mỗi nghiệm thức.

Chi phí thức ăn toàn thí nghiệm = CPTĂ/kg TT  TT tk

(3.8)

Để biết hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn cho toàn thí nghiệm, ta dựa vào tổng số tiền thu được từ bán heo cuối kỳ và tổng chi phí thức ăn trong quá trình thí nghiệm.

e) Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế = Tổng thu từ tiền bán heo – Tổng chi phí (chi phí về mặt thức ăn

trong thời gian thí nghiệm).

(3.9)

3.3.4 Xử lý thống kê

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version

16.0 (phần thống kê mô tả và phân tích phương sai). Sử dụng phép thử Tukey để so

sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác ở mức 5%, 1%.

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm lactozyme và veme bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ béo ở công ty chăn nuôi vemedim (Trang 41 - 44)