Đặc điểm của một số thực liệu trong thức ăn

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm lactozyme và veme bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ béo ở công ty chăn nuôi vemedim (Trang 26)

2.5.1 Thức ăn năng lượng

a) Tấm gạo

Tấm gạo (Hình 2.1) là những phần gẫy

của hạt gạo chà trắng nên giá trị dinh

dưỡng gần giống như gạo. Có nhiều

hạng tấm như tấm số 1 và 2 có hạt to và

dùng cho người, tấm số 3 và 4 có hạt

mịn hơn và dùng cho gia súc

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,

2000).

Tấm ngon miệng, giàu năng lượng, ít xơ được dùng nuôi tất cả hạng gia súc, có thể

dùng nguyên dạng, xay nhiễn hoặc nấu chín. Trong tấm gạo gồm có tinh bột (>70%), xơ (1%), có phẩm chất đạm tốt, nhiều axid béo no. Tỷ lệ dùng cho khẩu phần nuôi heo

thịt là: 30 - 70% khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010). Heo tiêu hóa tốt tấm mịn, cho mỡ

chắc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

b) Cám gạo

Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ

cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc

24

Hình 2.2 Cám gạo

vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic,

giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II.

- Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường

49,29%. Ngoài ra trong cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ nên có thể sử

dụng cho heo nái

sinh sản và lợn choai. Heo con ăn nhiều dễ bị tiêu chảy và hệ số tiêu hoá giảm. Heo thịt nuôi toàn bằng cám to thì chậm mỡ nhão. Nên trộn cám to cho heo nái không quá 3 %, heo choai từ 10 - 20%. Heo con không nên cho ăn.

- Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25% cho heo con và heo lớn.

c) Bắp (ngô)

Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.

Sử dụng đối với lợn vỗ béo ta có thể cho ăn tới 40% ngô trong khẩu phần ăn. Heo con và heo nái có thể sử dụng 25%.Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô

vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới

màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thị hiếu của người tiêu thụ.

Hình 2.3 Bắp

Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương

25

ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Ngô là loại

thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730

g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipid của

ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các acid béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú acid

linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạngacid amin hơn so với các giống ngô bình

thường, song vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dung ngô Oparque – 2 cho heo cần,

cần bổ sung them methionin. Một giống ngô mới nữa là chính: Zein và glutein. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỉ lệ cao nhưng thiếu các acid amin thiết yếu như tryptophan

và lysine.

Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu

năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME (bảng 26). Người ta dùng ngô để sản

xuất bột và glucose cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 37 - 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô.

Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy

vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm acid amin công nghiệp. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai loại acid amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn. Khi dùng ngô làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở

lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho

phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại

thức ăn khác. Sử dụng đối với lợn vỗ béo ta có thể cho ăn tới 40% ngô trong khẩu

phần ăn. Lợn con và lợn nái có thể sử dụng 25%.

2.5.2 Thức ăn bổ sung protein và acid amin

a) Bột cá

Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50 - 60%protein, tỷ lệ acid amin cân đối, có

nhiều acid amin chứa lưu huỳnh. 1kg bột cá có 52g lysine, 15 - 20g methionine, 8- 10g cystine, giàu Ca,P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12,

Hình 2.4 Bột cá

B1 ngoài ra còn có vitamin A và D.Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ

26

hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%.

c) Đậu nành và khô dầu đậu nành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đậu nành là loại thức ăn có hàm lượng protein rất cao và năng lượng cũng cao. Tuy

nhiên, vì giá đậu nành tương đối cao nên đậu nành ít được sử dụng như một thức ăn

chủ đạo trong phối hợp khẩu phần mà thay thế bằng khô dầu đậu nành. Khô dầu đậu

nành là sản phẩm còn lại sau khi đã li trích dầu từ hạt đậu nành. Khô dầu đậu nành là loại thức ăn giàu năng lượng (2700 – 3700Kcal ME/kg), cũng như giàu đạm (40 –

45%) nên được dùng chế biến thức ăn hỗn hợp cho tất cả các loại heo (Bùi Thanh Hà, 2005).

2.5.3 Thức ăn bổ sung khoáng

Một số thực liệu cung cấp Ca lẫn P như bột xương (22,45% Ca và 11,18% P), Ca2P (24,8% Ca và 17,4% P), Ca3P (32,8% Ca và 16,2% P). Tuy nhiên, vài thực liệu chỉ

cung cấp Ca mà thôi, chẳng hạn bột đá vôi (30% Ca), bột mai mực (34,8%), bột vỏ sò (36,3 – 38,7%). Muối ăn là nguồn chủ yếu cung cấp Na và Cl nhưng không nên trộn

muối ăn vào khẩu phần nếu dùng bột cá mặn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,

2000).

2.5.4 Thức ăn hỗn hợp bổ sung

Các chất bổ sung có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học, ly trích tự nhiên hoặc lên men vi sinh vật với thành phần và chức năng rất đa dạng. Có thể kể đến như acid amin tinh

khiết, kháng sinh, enzyme, chất tạo mùi, chống oxy hóa, chống mốc,…Các premix vi

khoáng và premix vitamin cũng được xếp trong nhóm này. Premix là hỗn hợp được

trộn trước gồm các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin cần thiết. Các chất này chiếm một lượng rất nhỏ nên thường được trộn trước với chất phụ gia trước khi trộn

vào thức ăn để đảm bảo độ đồng đều khi trộn. Thông thường các premix được trộn vào thức ăn với tỷ lệ 0,25% (2,5kg cho 1 tấn thức ăn). Trong premix hầu như không có protein và năng lượng.

Một vài loại premix yêu cầu mức sử dụng lên đến 4% trong thức ăn tùy theo nhà sản

xuất. Trong trường hợp này nếu không tính toán công thức ngay từ đầu có thể dẫn đến

sự giảm bớt lượng protein, acid amin, năng lượng so với nhu cầu mong muốn. Tùy theo thành phần mà có các loại premix khác nhau như premix vitamin, premix khoáng,

premix vitamin-khoáng, trong đó premix vitamin dễ sử dụng hơn các loại premix khác (Dương Thanh Liêm et al., 2002).

2.6 Chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm

2.6.1 Lactozyme

27

Vi sinh vật chủ yếu: Bacillus subtilis, Lactobacillus spp, Saccharomyces arevisiae.

Bảng 2.4 Thành phần và hàm lượng các men trong chế phẩm Lactozyme

Thành phần Hàm lượng

Phytase (min) 124.700 FYT Protease (min) 6.000 IU Amylase (min) 2.000 IU Cellulase (min) 18.000 IU Xylanase (min) 14.000 IU

Lactobacillus acidophilus (min-max) 108-109 CFU

Bacillus subtilis (min-max) 108-109 CFU

Saccharomyces (min-max) 108-109 CFU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất mang vừa đủ 1 Kg

Ẩm độ (max) 9%

Kháng sinh, dược liệu Không có

Hoóc-môn Không có

a) Bản chất và công cụ sản phẩm

- Kích thích ăn nhiều, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin

thiết yếu từ thức ăn, giúp gia súc, gia cầm tăng trưởng nhanh.

- Tăng số lượng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại giúp hoàn thiện hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, phòng trị hữu hiệu bệnh tiêu chảy, phân sống.

28

(www.vemedim.vn)

Hình 2.5 Chế phẩm lactozyme - Phục hồi hệ vi khuẩn có lợi đường ruột do dùng kháng sinh. - Tăng sức khỏe, sức đề kháng, giảm tỉ lệ chết do bệnh.

- Giảm chi phí sử dụng thuốc, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận.

b) Hướng dẫn sử dụng

- Mỗi tuần dùng 2-3 lần để phòng bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng trọng.

- Dùng trong suốt thời gian điều trị bệnh.

- Sau khi sử dụng kháng sinh, dùng Lactozyme liên tục 1 tuần. Pha nước uống hoặc trộn thức ăn với liều:

- Gà, vịt, ngan, cút, heo con:

+ 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn.

+ Khi bệnh hoặc tiêu chảy dùng với liều gấp đôi.

- Bê, nghé, dê, cừu con:

+ 2 g/lít nước hoặc 4 g/kg thức ăn.

+ Khi gia súc có triệu chứng tiêu chảy dùng với liều gấp đôi.

2.6.2 Vime Bacilac

Thành phần nguyên liệu: Bacillus subtilis, Lactobacillus spp, Saccharomyces arevisiae.

a) Bản chất và công cụ sản phẩm

Thức ăn vi sinh cao cấp, tạo ra các loại vitamin và acid amin trong quá trình lên men,

29

- Phòng chống tiêu chảy, viêm đại tràng, còi cọc cho heo con, bê,...

Hình 2.6 Chế phẩm Bacilac

- Giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chống rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kích thích tiêu hóa, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp heo, gà, vịt, ngan tăng trưởng nhanh, mau lớn.

30

Bảng 2.5 Thành phần và hàm lượng vi sinh vật trong chế phẩm veme Bacilac

Thành phần Hàm lượng

Bacillus subtilis (min-max) 109-1010 CFU

Lactobacillus spp (min-max) 109-1010 CFU

Saccharomyces cerevisiae (min-max) 108-109 CFU

Chất mang vừa đủ……… 1 Kg

Ẩm độ (max) 9%

Kháng sinh, dược liệu Không có

Hoocmon Không có

b) Hướng dẫn sử dụng

Cho ăn liên tục trong quá trình chăn nuôi.

Trộn 1 kg chế phẩm với 400 kg thức ăn cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.

Chú ý:

Đối với heo con tập ăn nên cho ăn thường xuyên để phòng chống hội chứng tiêu chảy

phân trắng và sưng phù đầu, sưng mí mắt.

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất chỉ nên trộn với thức ăn đã được để nguội dưới

40oC.

2.7 Chuồng trại nuôi heo và môi trường sinh thái

2.7.1 Chuồng trại

a) Hướng chuồng

Hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố

bất lợi như mưa tạt, gió lùa, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Người ta thường lấy trục đối xứng của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp cho việc xây dựng

chuồng trại. Ở ĐBSCL nên chọn trục dãy chuồng chạy theo hướng Đông – Tây để có

thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam,

tránh nắng hướng Đông buổi sáng và tránh nắng hướng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. Ngoài ra, mặt tiền của chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.

Khoảng cách giữa hai chuồng phải đảm bảo thoáng gió, thoáng khí và đủ ánh sáng.

Trung bình khoảng cách đó bằng hai lần chiều cao của chuồng (Võ Văn Ninh, 2003).

b) Ô chuồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích nuôi

Nuôi nhóm 25 - 30 heo thường cho năng suất tốt hơn nhóm lớn. Diện tích nuôi 0,4

m2/heo 14 – 22 kg, 0,5 m2/heo 22 – 36 kg.

Bảng 2.6 Diện tích nền chuồng khuyến cáo cho heo thịt

Trọng lượng, kg Sàn kẻ hoàn toàn Sản kẻ một phần

31

50 0,48 0,53

75 0,62 0,7

100 0,76 0,85

2.7.2 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi

Môi trường không thích hợp (tối hảo) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất heo

Cần đáp ứng đúng yêu cầu nhiệt độ cho các cỡ heo khác nhau vì:

Khi môi trường lạnh lơn, heo dùng năng lượng để giữ ấm thay vì tăng trưởng

Khi nóng quá, heo giảm ăn vì chuyển hóa năng lượng từ thức ăn sẽ sinh nhiệt không

mong muốn

Heo không đổ mồ hôi và do đó khả năng giải nhiệt rất kém trong mùa hè hoặc khi

nóng – Heo chỉ có thể giải nhiệt bằng cách bốc hơi qua bề mặt cơ thể, khi làm ẩm da

hoặc thở nhiều lúc quá nóng

Chú ý hệ thống làm mát – thông thường, cần thiết kế hệ thống phun hoặc chỗ đầm

mình cho heo nuôi chuồng hở. Có thể lắp thêm hệ thống phun sương đơn giản và rẻ

tiền vào hệ thống nuôi có sẵn. Nếu cải tạo chuồng hoặc xây dựng mới, nên đầu tư một

hệ thống làm mát tổng hợp.

Nhiệt độ ban đầu đối với heo 8 – 9 tuần tuổi là 30oC.Chỗ ngủ không có gió lùa.

a) Nhiệt độ và ẩm độ

Theo Nguyễn Thiện (2008) nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt

ngoài ra còn ảnh hưởng nhỏ đến phẩm chất thịt khi heo được nuôi ở điều kiện nhiệt độ

và ẩm độ không thích hợp. Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn

(nhiệt độ thích ứng cho phép) đều bất lợi đối với sinh trưởng của heo thịt. Khi nhiệt độ

và ẩm độ cao heo phải tăng cường quá trình hô hấp, ngoài ra còn làm giảm lượng thức ăn hàng ngày, do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hoá thức ăn kém.

Nếu nhiệt độ thấp thì heo phải tăng cường trao đổi chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều

không tốt. Ẩm độ cao hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp. Trong môi trường có ẩm độ cao (trên 80%), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh. Ở độ ẩm không khí 40% vi khuẩn có thể

chết nhanh gấp 10 lần so với độ ẩm 80%. Ẩm độ thích hợp cho heo là 70-80%. Vì vậy,

cần giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2004).

a) Ánh sáng

Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, có vai trò rất quan trọng đối với các cơ thể sống. Đối

với động vật, ngoài tác dụng để sưởi ấm, quan sát xung quanh, thì ánh sáng mặt trời

còn có tác dụng chuyển dehdrocolecteron dưới da thành vitamin D3 có lợi cho sức

khoẻ và giúp cơ thể vật nuôi hấp thu tốt Ca và P. Vì vậy, cần để vật nuôi có thể tiếp

32

đến vỗ béo thì giảm bớt để cho heo tăng thêm thời gian ngủ, có lợi cho sự tích lũy chất dinh dưỡng, đó cũng là biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong chăn heo thịt.

b) Sự thông thoáng

Theo Võ Văn Ninh (2003) thì sự thông thoáng của chuồng trại là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo tiểu khí hậu thích hợp, một môi trường thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo

nuôi, giúp chúng khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt, sinh sản tốt. Bởi vậy khi xây dựng

chuồng trại cần chú ý đến vấn đề thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi có độ thông

thoáng tốt có tác dụng điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các khí độc và bụi bặm. Độ

thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da lợn. NH3 sinh ra từ nước tiểu của lợn hoặc protein dư trong phân quá cao

Một phần của tài liệu bổ sung chế phẩm lactozyme và veme bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ béo ở công ty chăn nuôi vemedim (Trang 26)