Nhà quản lý

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

Nhà quản lý là người trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường, do vậy nhà quản lý giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Để có thể thực hiện vai trò của một nhà quản lý thay đổi sao cho sự thay đổi diễn ra một có cách hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất, nhà “quản lý sự thay đổi” – Hiệu trưởng nhà trường – phải thực hiện các vai trò:

- Là người cỗ vũ, “xúc tác” kích thích sự thay đổi - Là người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi

- Là người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi - Là người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi.

1.4.3. Đội ngũ GV

Việc thực hiện quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi đòi hỏi rất nhiều ở GV vì thay đổi ở nhà trường vai trò GV có yếu tố quyết định. Đặc biệt là niềm tin của đội ngũ GV đối với sự thay đổi quản lý HĐDH. Nó có thể dẫn đến sự căng thẳng trên lớp, những vấn đề về thực hiện nội quy, sự đòi hỏi của phụ huynh và kết quả không biết chắc chắn đạt được như ý muốn không... Lòng tự trọng và tự tin của GV có thể bị ảnh hưởng. Khối lượng công việc tăng lên. Đối với những người sẵn sàng ủng hộ sự thay đổi thì niềm tin là quan trọng.

Nói một cách tổng quát, GV cần phải tin rằng: họ điều khiển được các quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của mình; họ nhận được sự ủng hộ từ người quản lí nhà trường, từ phụ huynh, từ cộng đồng và từ cấp trên.

Đối với mọi bất kì thay đổi nào họ cũng cần phải biết rằng: thay đổi là làm cho hệ thống giáo dục hợp lý hơn và lợi ích của HS được xem xét nhiều hơn; những thành công và thất bại hàng ngày có thể được đưa ra bàn mà không ảnh hưởng đến uy tín chuyên môn của họ; việc thử nghiệm thay đổi là "an toàn" và thất bại tạm thời được chấp nhận; đồng nghiệp của họ hỗ trợ cả về tình cảm và chuyên môn; họ được người quản lý bảo vệ và bản thân sẽ không phải đương đầu với những phản đối của cộng đồng; họ có thể có ý kiến về thực hiện thay đổi khi không có nguồn lực tối thiểu cần thiết.

1.4.4. Học sinh

Để thực hiện thành công quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi thì HS cũng có một vai trò quan trọng. Đặc biệt là chất lượng tuyển sinh hàng năm.

Trong thực tế hiện nay, ở các trường trung học cơ sở thuộc các vùng đặc biệt khó khăn, chất lượng HS sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở còn rất thấp, điều này còn tồn tại do nhiều nguyên nhân: Trình độ dân trí ở các vùng này còn thấp, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục chưa thỏa đáng, chất lượng dạy học còn chưa hiệu quả..., bên cạnh đó nguyên nhân về bệnh thành tích vẫn còn tồn tại, việc đẩy chất lượng lên để hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vẫn diễn ra ở một số nơi. Chất lượng đầu vào thấp, khiến quá trình đào tạo kiến thức THPT gặp nhiều khó khăn, trình độ HS không đồng đều, không có kiến thức cơ bản đế tiếp tục nắm

bắt hệ thống kiến thức cao hơn, điều này dẫn đến tình trạng GV phải mất nhiều thời gian để củng cố, lấp lỗ hổng về kiến thức cho HS gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả HĐDH.

1.4.5. CSVC – thiết bị giáo dục

CSVC - thiết bị giáo dục là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học và là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi. CSVC - thiết bị giáo dục là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy, phương pháp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. CSVC - thiết bị giáo dục có vai trò và tầm quan trọng như các thành tố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lực lượng giáo dục và môi trường giáo dục.

Phương tiện kỹ thuật và thiết bị thực hành đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác đó là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa nó góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục dạy học.

CSVC - thiết bị giáo dục không những tạo điều kiện đi sâu vào các chủ đề kiến thức được nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển HĐDH.

1.4.6. Môi trường

Môi trường có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lên quá trình thay đổi của nhà trường. Giáo dục là hệ con của hệ thống xã hội và nhà trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục. Những nhận thức trên đây cho ta một kết luận các thay đổi của giáo dục nói chung,ở nhà trường nói riêng nếu không được một môi trường đồng thuận thuận và ủng hộ thì khó thành công. Trong đó có môi trường bên trong và môi

trường bên ngoài nhà trường – xã hội. Việc làm thế nào để tạo dựng được môi trường đồng thuận và ủng hộ là trách nhiệm của nhà quản lí – Hiệu trưởng nhà trường. Môi trường ảnh hưởng lên cả khía cạnh vật chất và cả khía cạnh con người. Nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực...) cho sự phát triển là rất quan trọng nhưng trong quản lí thay đổi nguồn lực phi vật chất (sự ủng hộ, cung cấp thông tin, tạo môi trường thuận lợi...) cũng có vai trò rất quan trọng. Nguồn lực phi vật chất chính là sự ủng hộ của xã hội, việc tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường phát triển và việc tham gia tư vấn cho sự thay đổi của nhà trường từ các lực lượng của xã hội. Sự tham gia của mọi thành viên liên quan đến giáo dục, nhà trường trong xã hội là động lực cho sự thay đổi của giáo dục và nhà trường; học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau để tìm cách giải quyết tối ưu cho các tình huống xảy ra khi thay đổi là điều quan trọng trong quản lí sự thay đổi; kết hợp nội lực với ngoại lực tốt sẽ là điều kiện cho sự thay đổi thành công.

Tiểu kết chương 1

Quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là một xu hướng tất yếu trong quản lý quản lý nhà trường. Từ những nét khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý HĐDH, quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi trong trường THPT ta có thể nhận thấy:

Quản lý HĐDH là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường, bao gồm: - Quản lý hoạt động dạy: (1) Quản lý phân việc công giảng dạy cho GV; (2) Quản lý việc thực hiện chương trình; (3) Quản lý việc soạn bài và chuấn bị lên lớp; (4) Quản lý giờ lên lớp của GV; (5) Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học; (6) Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS; (7) Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV; (8) Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng GV.

- Quản lý hoạt động học: (1) Quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của HS; (2) Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho HS; (3) Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí; (4) Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS; (5) Phối hợp các lực lượng giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường quản lý hoạt động học tập của HS.

- Quản lý CSVC - thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học. - Quản lý nguồn kinh phí phục vụ HĐDH.

Quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là việc thực hiện các nội dung: (1) Chuẩn bị cho sự thay đổi; (2) Kế hoạch hóa sự thay đổi; (3) Tiến hành sự thay đổi; (4) Đánh giá, duy trì những kết quả đã đạt được của sự thay đổi.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày ở chương 1 chỉ là những tri thức lý luận. Để có được các biện pháp Quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi phù hợp, có tính khả thi đối với các trường THPT huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cần phải nghiên cứu thực trạng giáo dục, đặc biệt là thực trạng quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên trong thời điểm hiện tại mà tác giả trình bày trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO,

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)