Quản lý sự thay đổi

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 32 - 34)

1.2.4.1. Khái niệm sự thay đổi

Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là đổi khác đi; trở nên khác trước.[7]

Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào.

Hay đơn giản thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi”

1.2.4.2. Đặc trưng của sự thay đổi

- Thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật, hiện tượng nào. - Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu - Sự thay đổi là dòng chảy liên tục theo thời gian, phức tạp;

- Sự thay đổi tồn tại một cách khách quan, chưa được thử nghiệm và khó quản lý

1.2.4.3. Các mức độ thay đổi

vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất.

- Đổi mới (innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi một phần về bản chất của sự vật, hiện tượng.

- Cải cách (reform) là loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới.

- Cách mạng (revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản là sự thay đổi về bản chất một cách toàn diện.

1.2.4.3. Quản lý sự thay đổi

Quản lý thay đổi thực chất là xác định cái cần thay đổi, trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi; xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi. Tuy nhiên, trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất được coi trọng.

Theo tác giả Đặng Xuân Hải: “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nêu không thật sự cần thiết. Quản lý thay đổi trong giáo dục lấy tư duy “cân bằng động” làm điểm tựa và tính lộ trình là một đặc điểm quan trọng của quản lý sự thay đổi”.[19, tr 18]

1.2.4.3. Các giai đoạn mang tính nguyên tắc của quản lý sự thay đổi trong nhà trường:

a. Giai đoạn 1. Nhận diện trạng thái hiện hành của nhà trường bao gồm:

- Nhận diện vấn đề mà nhà trường đang phải đối mặt và yêu cầu của sự thay đổi.

- Xác định điểm “tối” hay cụ thể hơn là “những cái phải thay đổi”. Chỉ cho được đặc điểm hạn chế của vấn đề phải thay đổi.

- Phân tích trạng thái của nhà trường khi đón nhận sự thay đổi: sự sẵn sàng, sự phản ứng. Chọn vấn đề tác động lớn nhất và các cơ hội thật sự đang có.

b. Giai đoạn 2: Mô tả trạng thái mong đợi của nhà trường, bao gồm:

- Chỉ rõ những mong đợi, những “nội dung của trạng thái tương lai” khi đã thực hiện được sự thay đổi: liệt kê các kết quả mong đợi (liên quan trực tiếp đến nội dung vấn đề định thay đổi), thống nhất những kết quả có khả năng đạt được.

chính nếu trong lộ trình tối ưu đi tới đích phải trải qua thời kì quá độ.

- Đạt được sự cam kết từ những người liên quan sẽ phát huy tác dụng tích cực của “cái mới” đã đạt được để duy trì sự bền vững của các kết quả do thay đổi mang lại.

c. Giai đoạn З: Xây dựng kế hoạch hành động tiến tới trạng thái mong đợi,

bao gồm:

- Phân tích bối cảnh, nguồn lực, lựa chọn lộ trình tối ưu đi đến đích với các điều kiện, nguồn lực cụ thể.

- Thống nhất lộ trình thay đổi và đề nghị cam kết từ những người liên quan đến nội dung thực hiện lộ trình đã thống nhất.

- Chọn bước đi cụ thể, thích hợp để đạt được kết quả đó phù hợp với các giai đoạn của sự thay đổi với các lưu ý và rào cản hiện hữu (giai đoạn chuẩn bị - giai đoạn thực hiện - giai đoạn đánh giá, điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mới đã đạt được).

Các giai đoạn trên có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn mang tính nguyên tắc của QL sự thay đổi.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)