Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 55)

2.2.4.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm.

Bảng 2.5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Năm học Tổng số Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

2011 - 2012 1575 1009 64.06 480 30.48 81 5.14 5 0.32 2012 - 2013 1593 1041 66.10 459 29.14 87 5.52 6 0.38 2013 - 2014 1540 1056 67.05 357 22.67 93 5.9 16 1.02

(Nguồn: Điều tra từ các trường THPT. Số liệu thống kê cuối năm học 2013–2014)

Biểu diễn qua biểu đồ, ta có:

Qua biểu đồ 2.1. ta thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của hai trường là khá ổn định. Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá tốt luôn chiếm 94% trở lên. Số lượng HS yếu có biến động tăng nhẹ vào năm học 2013 – 2014. Tuy nhiên số HS được xếp loại hạnh kiểm tốt năm học 2013 – 2014 lại cao nhất trong ba năm trở lại đây.

Hầu hết HS các trường THPT Tuần Giáo đều ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước. Luôn kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè. Đây là yếu tố quan trọng để làm nên chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.2.4.2. Kết quả xếp loại học lực. Bảng 2.6. Kết quả xếp loại học lực. Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2011-2012 1575 23 1.46 438 27.8 794 50.4 316 20.1 4 0.25 2012-2013 1593 21 1.33 520 33.0 749 47.6 289 18.4 14 0.89 2013-2014 1540 39 2.48 554 35.1 701 44.5 240 15.2 6 0.38

(Nguồn: Điều tra từ các trường THPT. Số liệu thống kê cuối năm học 2013–2014)

Qua bảng thống kê và biểu đồ ta thấy chất lượng giáo dục của các trường THPT Tuần Giáo ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ HS đạt học lực khá giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ HS yếu kém ngày càng giảm. Đại đa số các em HS có ý thức học tập tốt, đi học chuyên cần và do đó có kết quả học tập tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS có học lực yếu kém, chiếm tới trên 15%. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

2.2.5. Cơ sở vật chất của nhà trường Bảng 2.7. CSVC nhà trường. Trường THPT Tuần Giáo Trường THPT Mùn Chung Cộng Diện tích đất (m2) 7384 5774 13158 Diện tích/ 1 HS 6.54 16.54 8.9 Số phòng làm việc của BGH 4 3 7 Số phòng làm việc của các tổ bộ môn và các đoàn thể 10 2 12 Phòng y tế 1 1 2 Số phòng học 26 23 49 Số phòng thư viện 1 1 2 Số phòng Hội trường 1 1 2 Số phòng nội trú 20 27 47 Số bộ bàn ghế HS 402 360 762 Số phòng bộ môn 5 3 8 Số lượng máy vi tính 128 55 183

Số lượng máy chiếu đa năng 18 11 29

Số công trình vệ sinh 6 3 9

Bếp nấu ăn (diện tích m2 ) 50 12 62

Số phòng công vụ 16 16

(Nguồn: Điều tra từ các trường THPT. Số liệu thống kê cuối năm học 2013–2014)

Nhìn chung các trường đảm bảo về số phòng học, có đủ bàn ghế, hệ thống điện, quạt, nước sạch và các công trình vệ sinh phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của HS và GV.

Thư viện nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ nhu cầu học tập và tham khảo của HS và GV trong nhà trường.

Diện tích đất của các trường đảm bảo theo qui định của Bộ GD&ĐT ( 6m2/ HS trở lên đối với nội thành, nội thị và 10 m2/ HS trở lên đối với các vùng còn lại).

Các trường đã nối mạng nội bộ với Sở, nối mạng internet cáp quang tạo điều kiện cho thông tin và khai thác dữ liệu phục vụ dạy học.

Các thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT có đủ tên theo danh mục, nhưng chưa đủ để đáp ứng cho HĐDH của các lớp. Mặt khác chất lượng của các thiết bị dạy học không đảm bảo nên hiện nay đã có nhiều thiết bị đã bị hỏng không hoạt động được cần phải bổ sung.

Các trường đã có phòng học vi tính và phòng học bộ môn, tuy nhiên số lượng phòng học bộ môn là chưa đủ và các thiết bị cho phòng học bộ môn còn thiếu và lạc hậu. Số máy chiếu đa năng còn ít hơn số phòng học. Số phòng làm việc cho các tổ bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường còn thiếu, đặc biệt là trường THPT Mùn Chung. Trường THPT Tuần Giáo không có nhà công vụ nhưng trường THPT Mùn Chung có tới 16 phòng công vụ nên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ và GV yên tâm công tác tại trường.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học

2.3.1.1. Thực trạng QL hoạt động dạy.

Để nắm bắt một cách sơ bộ thực trạng QL HĐDH của các trường THPT Tuần Giáo, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQL và GV các trường bằng phiếu trưng cầu ý kiến.

Tổng số CBQL và GV được khảo sát: 107 người.

Sau đó dùng phương pháp tính điểm trung bình và xếp thứ bậc theo điểm trung bình, ta quy ước:

- Quan niệm về mức độ cần: Rất cần 3 điểm; cần 2 điểm; không cần 1 điểm. - Quan niệm về mức độ thực hiện: Tốt 3 điểm; trung bình 2 điểm; chưa tốt 1 điểm.

Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

1 1 . . i i i x a x n   . Trong đó: x là giá trị trung bình; n là tổng số ý kiến được hỏi; i là số mức độ được hỏi; ai là số điểm của mức độ i ; xi là số ý kiến của mức độ i.

Bảng 2.8. Thực trạng phân công giảng dạy cho GV nhà trường TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Căn cứ phân công

Trình độ đào tạo 53 53 1 2.49 1

Năng lực chuyên môn 47 54 6 2.38 2

Thâm niên 35 62 10 2.23 3

Điều kiện, hoàn cảnh của GV 21 70 16 2.05 6

Nguyện vọng cá nhân 26 58 23 2.03 7

Nguyện vọng HS 25 67 15 2.09 4

Yêu cầu, đặc điểm từng lớp 25 65 17 2.07 5

2 Cách phân công

Dạy đuổi theo lớp 35 51 21 2.13 1

Dạy một khối lớp trong nhiều năm 23 58 26 1.97 3 Điều chỉnh tùy theo từng năm 30 58 19 2.1 2 Qua bảng điều tra cho thấy việc thực hiện phân công giảng dạy ở các trường đạt mức độ trên trung bình (giá trị trung bình trên 2, chỉ có một ý kiến có giá trị trung bình 1,97). Việc phân công ở các trường được thực hiện khá đảm bảo các yêu cầu đạt ra. Trong đó, căn cứ trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và thâm niên chiếm các thứ tự ưu tiên hàng đầu. Về cách phân công ưu tiên cho việc dạy đuổi theo lớp vì GV có cơ hội nắm bắt sát đối tượng HS của mình do đó có thể thực hiện tốt các biện pháp giảng dạy và giáo dục HS hơn.

b) QL việc thực hiện chương trình

Bảng 2.9. Thực trạng QL thực hiện chương trình dạy học của GV

TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng

dạy và thực hiện chương trình giảng dạy 55 49 3 2.49 1 2 Thông qua kế hoạch trước tổ bộ môn, duyệt

kế hoạch. 57 41 9 2.45 3

TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc bổ sung vào kế hoạch cho năm sau.

4

Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của GV.

53 51 3 2.47 2

5

Kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài lớp học, vở ghi chép HS để biết tiến độ thực hiện chương trình của GV.

52 50 5 2.44 4

6 Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc

thực hiện chương trình giảng dạy. 45 52 10 2.33 5 7 Căn cứ vào báo cáo của GV, tổ chuyên môn

về tiến độ thực hiện chương trình. 42 58 7 2.33 5 Qua bảng điều tra cho thấy QL thực hiện chương trình dạy học của GV được thực hiện khá tốt được thực hiện qua điểm trung bình của các nội dung được hỏi thấp nhất là 2,16 và cao nhất là 2,49. Đặc biệt là các nhà trường đều có các quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình giảng dạy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc QL và kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học của GV. Tuy nhiên việc thực hiện đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, bổ sung vào kế hoạch cho năm sau chủ yếu thực hiện còn chưa được tốt lắm. Chính vì thế việc đúc rút kinh nghiệm QL chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

c) QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Bảng 2.10. Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án

trong tổ, nhóm bộ môn 52 48 7 2.42 2

2 Kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký

duyệt 68 34 5 2.59 1

3 Kiểm tra đột xuất bài soạn của GV 44 52 11 2.31 4 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo 21 67 19 2.02 5

TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc án và sử dụng các phương tiện dạy học theo

phương pháp mới

5 Tổ chức soạn giáo án điển hình các tiết dạy

hay và khó. 18 62 27 1.92 6

6 Tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV

trong tổ, nhóm bộ môn. 48 51 8 2.37 3

Hoạt động giảng dạy là phần việc quan trọng nhất của người GV. Đầu tư cho một giờ lên lớp của GV chiếm phần lớn thời gian trong các hoạt động chuyên môn của một nhà giáo. Để thực hiện thành công một tiết dạy thì việc soạn bài trước khi lên lớp của GV là một công việc hết sức quan trọng, bài soạn quyết định đến chất lượng giờ dạy. Chính vì lý do như vậy nên việc kiểm tra giáo án và tổ trưởng chuyên môn ký duyệt hằng tuần được thực hiện tốt nhất ở các trường (điểm trung bình cao nhất 2,59). Tiếp theo đó là những quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong tổ, nhóm bộ môn cũng được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường (điểm trung bình 2.42 -xếp thứ 2). Đây là một điều thuận lợi cho QL trong các nhà trường, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ GV. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình cũng đòi hỏi người GV phải sáng tạo hơn, linh hoạt trong các khâu của một tiến trình lên lớp, vì vậy chúng ta không nên cứng nhắc đánh giá về mặt hình thức của giáo án mà phải đi sâu vào chất lượng bài giảng trên lớp, tránh tình trạng GV sao chép giáo án của các năm học trước chỉ để đối phó kiểm tra của cấp trên.

Việc tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó (điểm trung bình 1,92 – xếp thứ 6) chưa được các trường quan tâm thực hiện đúng mức, điều này khiến nhiều GV lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới, sử dụng đồ dùng dạy học vào từng tiết học khó, do đó GV thường lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện dẫn đến kết quả dạy học không cao.

Bảng 2.11. Thực trạng QL giờ lên lớp của GV TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Các nội dung QL giờ dạy trên lớp

Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học 49 54 4 2.42 1 Bảo đảm tính hệ thống, đầy đủ nội dung,

làm rõ được trọng tâm bài học 47 57 3 2.41 2 Liên hệ với thực tế, có tính giáo dục 31 69 7 2.22 4 Sử dụng kết hợp phương pháp phù hợp

đặc trưng bộ môn và nội dung kiểu bài lên lớp

33 70 4 2.27 3

Tổ chức tốt khâu điều khiển HS học tập

tích cực, chủ động sáng tạo 23 67 17 2.06 7 HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận

dụng kiến thức 28 69 10 2.17 6

Xử lý tốt các tình huống sư phạm 30 67 10 2.19 5 2 Các biện pháp

Quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc

nề nếp, quy chế chuyên môn 54 49 4 2.47 2

Kiếm tra đột xuất, dự giờ đột xuất 33 67 7 2.24 4 Thông qua kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi HS 32 65 10 2.21 5 Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp 61 41 5 2.52 1 Thông qua trực lãnh đạo, trực tuần 49 52 6 2.4 3 QL giờ lên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng hiệu quả giáo dục, giảng dạy được thể hiện ở giờ lên lớp của GV.

Qua bảng 2.11 kết quả khảo sát về mức độ thực hiện của các biện pháp QL giờ lên lớp của GV cho thấy quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc nề nếp, quy chế chuyên môn được đánh giá rất cao và thực hiện tốt trong các nhà trường (điểm trung bình 2,52- xếp thứ 1), điều này tạo thành thói quen cho GV khi đến trường, thực hiện tốt giờ ra vào lớp, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, thực hiện bài giảng trên

lớp nghiêm túc, đúng thời gian tiết học quy định, các GV đều nắm chắc quy định chuyên môn, từ đó luôn có đầy đủ hồ sơ chuyên môn quy định.

Việc kiểm tra thông qua kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi HS chưa được quan tâm đúng mức (điểm trung bình 2,21 -xếp thứ 5), điều này khiến cho nhà trường còn nặng về tính hình thức, nhiều GV vi phạm việc thực hiện chương trình, nội quy chuyên môn nhưng nhà trường không biết, hoặc có biết khi sự việc đã xong. Đây cũng là một tồn tại lớn của nhà trường cần phải khắc phục. Điều này thường diễn ra tại các trường mà Hiệu trưởng yếu về nghiệp vụ QL, sao nhãng, phó mặc cho cấp phó chỉ đạo điều hành.

e) QL việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học

Bảng 2.12. Thực trạng QL việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học

TT Mức độ thực hiện Nội dung Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Lập kế hoạch; chỉ đạo dự giờ và phân tích

sư phạm bài học 34 65 8 2.24 6

2 Qui định chế độ dự giờ đối với GV và

CBQL 53 49 5 2.45 1

3 Dự giờ đột xuất các GV 41 56 10 2.29 5

4 Tổ chức rút kinh nghiệm, phân tích sư

phạm bài học và đánh giá sau giờ dạy 49 45 13 2.34 4 5 Thường xuyên tổ chức dự giờ rút kinh

nghiệm trong tổ, nhóm bộ môn 49 50 8 2.38 2 6 Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp cơ sở hàng

năm ở tất cả các môn 52 41 14 2.36 3

7 Dự giờ khi thực hiện các chuyên đề có đổi

mới phương pháp giảng dạy 34 58 15 2.18 7

Việc dự giờ, nhận xét đánh giá giờ dạy của GV sẽ thúc đẩy việc chuẩn bị bài và soạn bài của GV được nghiêm túc hơn, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Qua khảo sát thực trạng QL việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của GV, nhìn chung các trường đã thực hiện tương đối tốt và thực hiện một cách thường xuyên QL việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học (điểm trung bình cảu các nội dung tham gia

đều từ 2,18 trở lên).

Việc dự giờ đột xuất của cán bộ quản lí còn hạn chế (điểm trung bình là 2,29 – xếp thứ 5). Và đặc biệt, việc dự giờ khi thực hiện các chuyên đề có đổi mới phương pháp giảng dạy thực hiện còn hạn chế nhất (điểm trung bình 2,18 – xếp thứ 7). Vì việc dự giờ các chuyên đề và phân tích sư phạm bài học hiệu quả chưa cao, còn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)