Trong đổi mới giáo dục hiện nay, với sự nhấn mạnh chuyển dịch từ việc dạy học làm trung tâm sang học tập làm trung tâm có thể tạo ra một môi trường học tập mang tính tương tác, chủ động cho cả GV và HS. Vai trò của GV sẽ thay đổi từ người truyền thụ kiến thức thành người trợ giúp, hướng dẫn và cũng là người học
Trạng thái mong muốn: Trạng thái đạt được sau khi thực hiện được sự thay đổi, “cái mới” đã định hình
Trạng thái hiện hành: Chứa các yếu tố cần phải
thay đổi để tổ chức phát triển bền vững Lộ trình – Kế hoạch hành động “Quản lý sự chuyển đổi” Khoảng cách tồn tại
cùng với HS. Tất cả điều nêu trên tác động đến việc triển khai các chức năng quản lý lên việc quản lí hoạt động dạy của người dạy, quản lí hoạt động học của người học. Khi người quản lý triển khai các chức năng kế hoạch - chuẩn bị; tổ chức - triển khai; đánh giá - điều chỉnh HĐDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải quan tâm thích đáng đến sự thay đổi vai trò GV và HS trong quá trình dạy học qua đó mới phát huy được các yếu tố quản lý tích cực, góp phần hiện thực hoá được vai trò quản lý trong việc triển khai quá trình dạy và học hiện nay ở nhà trường. Cần coi trọng lấy thông tin phản hồi của người học về hoạt động dạy của GV thông qua phiếu hỏi, hòm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua các giờ dự và kết quả học tập của HS…Đây chính là các minh chứng của kết quả HĐDH và hiệu quả của quản lí hoạt động dạy.
Chính vì vậy, quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT là việc xác định trạng thái hiện hành và mô tả trạng thái mong đợi của việc quản lý HĐDH; xác định khoảng cách giữa hai trạng thái đó để xây dựng lộ trình thực hiện quản lý sự chuyển đổi từ trạng thái hiện hành tới trạng thái mong đợi.
Cần lưu ý rằng, khoảng cách giữa hai trạng thái càng xa thì lộ trình thực hiện sự thay đổi càng lớn và dẫn đến việc thực hiện sự thay đổi càng khó khăn.