Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải được áp dụng vào thực tiễn trong việc QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi của các nhà trường một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng QL của Hiệu trường, phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình, nội dung đối tượng GV và HS từng vùng miền.
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của các trường THPT Tuần Giáo, phù hợp với sự phát triến kinh tế, xã hội của huyện Tuần Giáo. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.
3.2. Biện pháp QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi ở trường THPT Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về QL HĐDH theo tiếp cận QL sự
thay đổi ở trường THPT
3.2.1.1.Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Biên pháp QL này nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV – lực lượng nòng cốt – về vị trí, tầm quan trọng của QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi trong các nhà trường.
Biện pháp QL này nhằm làm cho mọi người hiểu đúng mục đích, nội dung sự thay đổi QL HĐDH, tránh nhiễu không cần thiết. Đặc biệt là sự cản trở do tính bảo thủ và sức ỳ quá lớn; sự thiếu hệ thống thông tin và nguồn lực tối thiểu cho sự thay đổi; sự thiếu kinh nghiệm, chuyên môn QL "cái mới" hay thiếu tính đồng bộ trong nhận thức dẫn đến việc triển khai sự thay đổi khó khăn.
Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn: nếu con người có nhận thức đúng đắn thì hành động sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao và ngược lại. Do đó để thực hiện được việc QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi thành công thì việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
3.2.1.2.Nội dung của biện pháp
- Phân tích vị trí, vai trò trung tâm của HĐDH, QL HĐDH và QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi.
- Nhận diện sự thay đổi. Xác định tường minh các đặc điểm của sự thay đổi QL HĐDH từ đó chuẩn bị các điều kiện để tiến hành sự thay đổi.
3.2.1.3.Cách thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức việc tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT trong cán bộ, GV; nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về vị trí, vai trò, về thực trạng của QL dạy học trong các nhà trường hiện nay.
dục ở các trường tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ. Đó có thể là giảng viên của các Học viện, các trường Đại học; chuyên viên của Sở giáo dục; các đồng chí CBQL, GV giỏi, GV cốt cán của những đơn vị đã thực hiện tốt việc QL HĐDH và cũng đã đạt được hiệu quả nhất định làm chuyên gia cho trường mình. Với đội ngũ “chuyên gia thực tiễn” này có thể giúp đội ngũ GV ở các trường nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với lý luận giáo dục, QL giáo dục hiện đại cũng như những vấn đề cần bổ sung về lý luận dạy học, về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức các hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình trong năm học vừa qua để thấy được những mặt nhà trường đã làm tốt; những mặt chưa làm tốt và những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt đó; thấy được chất lượng giáo dục của trường mình so với các trường khác và so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Qua các buổi hội thảo đó để xác định mong muốn – đích đến – trong tương lai của nhà trường để đề ra những định hướng cần phải thay đổi.
3.2.1.4.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để thực hiện được điều này các CBQL mà đi đầu là các Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT nói riêng và các tư tưởng giáo dục mới hiện đại cũng như các thông tin đổi mới đối với giáo dục phổ thông nói chung.
- Tổ chức việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là: “chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”, Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Các bộ phận, đoàn thể, các tổ chuyên môn trong nhà trường phải xây dựng được kế hoạch để thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng về tổ chức các hoạt động, thảo luận nhằm cập nhật những thông tin mới, những nội dung mới về HĐDH, QL HĐDH, QL sự thay đổi và QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi.
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL và GV về QL HĐDH theo tiếp cận
QL sự thay đổi ở trường THPT
- Xây dựng đội ngũ đội ngũ CBQL có năng lực QL cao, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ QL, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gương cho tập thể cán bộ GV trong nhà trường.
- Xây dựng đội ngũ CBQL và GV có đủ năng lực để thực hiện đổi mới QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi. Nhà trường là cơ sở tạo điều kiện để mỗi GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
1.3.2.2.Nội dung của biện pháp
- Xây dựng kế hoạch sử dụng nhân sự và quy hoạch vị trí việc làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Cần đảm bảo tính ổn định về đội ngũ CBQL và GV, tránh gây xáo trộn về đội ngũ nếu không thật sự cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và giáo viên. Chọn cử CBQL và giáo viên có đủ tiêu chuẩn đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Nội dung bồi dưỡng phải được lựa chọn đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả đặc biệt là những nội dung nhằm nâng cao năng lực thực hiện QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi nhằm xây dựng đội ngũ cốt cán thực hiện sự thay đổi.
1.3.2.3.Cách thức thực hiện biện pháp
- Căn cứ tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng nhu cầu cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng quy định của Bộ, của Sở GD&ĐT; báo cáo Sở để được Sở tuyển dụng mới hoặc điều động từ trường khác về.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí để lựa chọn CBQL, GV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ. Thông báo công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí trong nhà trường để mọi CBQL, GV nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch và công bằng trong cơ hội đối với mọi CBQL, GV
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng dựa theo hướng dẫn và nội dung bồi dưỡng đã lựa chọn. Kế hoạch phải cụ thể từng nội dung bồi dưỡng, thời gian hoàn thành. Giao cho một đồng chí Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng của các CBQL, GV. Hàng tháng báo cáo Hiệu trưởng để có biện pháp chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời tạo điều kiện cho CBQL, GV hoàn thành kế hoạch. Hiệu trưởng kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện bồi dưỡng để kịp thời xử lý, chấn chỉnh những CBQL, GV không thực hiện hoặc thực hiện
mang tính chiếu lệ, không đúng kế hoạch đã được duyệt.
- Tổ chức Hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề về các nội dung bồi dưỡng nhằm đúc kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cũng như những nội dung thu nhận được có thể vận dụng trong quá trình tại nhà trường.
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải quan tâm, giúp đỡ, tư vấn cho đội ngũ CBQL, GV. Mạnh dạn giao nhiệm vụ và hướng dẫn họ thực hiện để tạo cơ hội cho đội ngũ được làm việc, được nghiên cứu, có cơ hội khẳng định bản thân đồng thời cũng để Hiệu trưởng nắm rõ hơn năng lực của đội ngũ trong nhà trường.
- Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, thu hút; chế độ thi đua khen thưởng một cách kịp thời, khách quan, công bằng để tạo động lực khích lệ đội ngũ để yên tâm công tác, tâm huyết với nhiệm vụ và hết lòng phất đấu xây dựng nhà trường.
1.3.2.4.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để bồi dưỡng (tự bồi dưỡng) nâng cao trình độ cho CBQL và GV thực sự thiết thực, tránh hình thức cần có sự kiểm tra, giám sát sát sao của Hiệu trưởng. Khi tiến hành kiểm tra cần quan tâm và chú trọng đến việc tư vấn, thúc đẩy đối với mỗi cá nhân CBQL, GV trong việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng.
- Nội dung kiểm tra cần bám sát các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như những nội dung bồi dưỡng đã xây dựng và lựa chọn.
- Hình thức kiểm tra phải đa dạng, đa chiều nhằm thu thập được đầy đủ dữ liệu và thông tin đến nội dung kiểm tra: từ việc kiểm tra thông qua hồ sơ chuyên môn, qua báo cáo chuyên đề đến kiểm tra bằng bài thu hoạch, bằng bài kiểm tra (bài test), bằng quan sát, phỏng vấn…
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận QL sự thay đổi
3.2.3.1.Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nhằm định hướng cho các Hiệu trưởng có cơ sở để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, một trong những nội dung cơ bản của QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi. Đây chính là cơ sở để thay đổi cách dạy và cách học trong HĐDH.
Làm cho tất cả các CBQL và GV nắm vững các nội dung cần phải thay đổi từ việc xác định mục tiêu đến nội dung, việc biết lựa chọn và triển khai các phương pháp dạy học đúng kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp; biết các xác định
mục đích kiểm tra và kỹ thuật triển khai thực hiện; việc nắm bắt và tác động đến tâm lý người học.
3.2.3.2.Nội dung của biện pháp
- Huấn luyện cho cán bộ, GV biết: cách xác định mục tiêu dạy học; biết cách xác định nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học đã xác định; biết lựa chọn và triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; biết xác định mục đích kiểm tra – đánh giá và kỹ thuật triển khai chúng; biết nắm bắt và tác động đến tâm lý người học.
- Đổi mới QL các hình thức tổ chức dạy học: phối hợp hợp lý dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ hay dạy học cả lớp; giữa dạy học trong lớp với dạy học ngoài lớp học…
- Đổi mới việc QL môi trường dạy học, trước hết là môi trường lớp học, xây dựng mỗi lớp học là một môi trường dạy học (sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các HĐDH gắn với tư liệu, phương tiện dạy học cụ thể…)
3.2.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp
- Hướng dẫn cán bộ và GV cách xây dựng mục tiêu xác đáng theo yêu cầu SMART (Specific-Mearuable-Achievable-Reality-Timeable) cần có trong một mục tiêu dạy học và mục tiêu dạy học phải hướng vào người học, là cái đích người học phải đạt được khi hoạt động dạy học kết thúc.
+ Mục tiêu xác định phải cụ thể (Specific): Người học có thể liệt kê được “x” bước của quy trình…; viết ra được “y” khía cạnh của nội dung....
+ Mục tiêu xác định phải tường minh và có khả năng đo, đếm được, kiểm chứng được (Mearuable): Người học có thể so sánh được giống nhau, khác nhau giữa A&B…
+ Mục tiêu xác định phải khả thi với trình độ và điều kiện thực hiên (Achievable): Cùng một nội dung, việc lựa chọn trọng số tùy vào đối tượng người học hay dạy kỹ năng phải có phương tiện thực hành…
+ Mục tiêu xác định phải thực tế, có lưu ý vận dụng thực tế (Reality): biết liên hệ nội dung học với khả năng vận dụng nó trong đời sống và trong công việc cụ thể. + Mục tiêu xác định phải gắn với nội dung dạy học và trình tự thời gian thực hiện (Timeable): Nội dung được chọn và thời gian triển khai để thực hiện mục tiêu phải được cân nhắc khi xác định nó và dự kiến thời gian khả thi cho việc thực hiện.
học những gì để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong một điều kiện thời gian, không gian và cho một đối tượng cụ thể?
Để đạt được mục tiêu dạy học trong toàn bộ nội dung cần đặt cho các phần nội dung các trọng số ưu tiên trong quá trình tổ chức lĩnh hội trên lớp. Khi chiếm lĩnh nội dung học, người học chiếm lĩnh cả phương pháp nhận thức khoa học vì vậy nội dung không chỉ là kiến thức mà còn có cả cách học, phương pháp tư duy và vận dụng kiến thức trong cuộc sống. Thông qua học nội dung người học học được cách xác định và xử lý; vận dụng nội dung được học vào cuộc sống và thực tiễn của bản thân. Cần hướng dẫn HS phương pháp tự học, cách học, đọc và làm thêm bài tập nâng cao; đặc biệt là hướng dẫn HS cách học và phương pháp tự học.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học và các yếu tố khác như đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người học và khả năng sư phạm của người dạy. Cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp (phù hợp với đặc điểm của nội dung dạy học và mục tiêu cần đạt đối với đối tượng người học cụ thể) trong một giờ học. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học trên nền tảng một phương pháp dạy học chủ đạo và biết triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; tạo môi trường tương tác. Chú trọng sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học theo nhóm; phương pháp “tổ chức hoạt động nhận thức” và “thực hành, trải nghiệm”. Tạo điều kiện cho người học “phản biện”, tranh luận, tham gia đánh giá kiến thức, kỹ năng học được; chỉ cho người học cách liên kết nội dung (thực tế-sách vở) và vận dụng chúng
- Lựa chọn phương thức kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục đích đã xác định vì trong dạy học kiểm tra – đánh giá không chỉ hướng vào mục đích xác nhận kết quả học tập mà còn nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ việc học, thúc đẩy sự tiến bộ của người học.
- Tìm hiểu tâm lý đối tượng dạy học để có thể tạo động lực cho người học trong quá trình dạy học. Việc tạo được động lực học tập cho người học thông qua việc truyền cảm hứng cho người học khi chuyển tải và lĩnh hội nội dung học tập là rất quan trọng. Biết sử dụng các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp sư phạm hiệu quả để tạo môi trường học tập thoải mái. Khi dạy học phải biết sử dụng các kỹ thuật giao tiếp sư phạm hiệu quả thông qua việc định hướng tốt; định vị tốt; sử dụng phương tiên giao tiếp tốt.
3.2.3.4.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ và GV phải biết: cách xác định mục tiêu dạy học; biết cách xác định nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học đã xác định; biết lựa chọn và triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; biết xác định mục đích kiểm tra – đánh giá và