Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 58 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ

Trong văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài thường được nhắc tới như là một nhà văn có biệt tài mô tả thiên nhiên và phong tục. Đọc những tác phẩm của Tô Hoài người ta dễ ấn tượng với những đặc sắc của những phong cảnh, phong tục ở miền núi Tây Bắc Việt Nam, ở những vùng ngoại ô Hà Nội. Đọc những tác phẩm của ông ta mới thấy được hết những đặc sắc ở những vùng miền ấy. Khi viết chân dung, Tô Hoài thể hiện rất đậm nét sở trường này. Những chân dung văn học của ông bao giờ cũng được hiện lên giữa cái bề bộn của cuộc sống với cái không khí của những tập quán, những phong tục. Với ý thức sử dụng nhãn quan phong tục như một tiêu điểm để khám phá đời sống xã hội và con người, trong sáng tác của Tô Hoài bao giờ cũng đậm chất phong tục, các chân dung văn học bao giờ cũng hiện lên trên những nền phong tục tập quán.

Tác phẩm của Tô Hoài thường hướng nhãn quan của mình vào các tập tục làng quê… Tác phẩm của ông phản ánh về một vùng nông thôn ngoại thành với nhiều khía cạnh khác nhau. Chất phong tục dày đặc trong tác phẩm góp phần làm nên giá trị văn xuôi của Tô Hoài. Nó làm cho bức tranh đời sống xã hội trở nên sống động, độc đáo hơn trong tính toàn vẹn của cuộc sống.

Khi dựng chân dung các nhà văn, dường như Tô Hoài không chỉ chú trọng đến việc dựng chân dung tinh thần của họ mà còn chú ý đến vẻ bề ngoài, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng… Tô Hoài thường cho nhân vật của mình xuất hiện trong không khí đời thường với những phong tục tập quán lạ. Khi dựng chân dung Nguyễn Tuân, ông chú ý xây dựng chân dung của Nguyễn Tuân với cái thú ẩm thực cầu kì qua từng món ăn cổ truyền của dân tộc:

“Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn uống sang trọng mà phải là hợp khẩu vị theo ý mình. Lọ muối vừng hộp nước mắm chưng, cái gặc-măng-dê trữ trên ba lô, thời chiến và thời bình, vẫn thế. Nguyễn Tuân sành ăn và kĩ tính, tuyệt nhiên không xô bồ…”[22,tr.403]

“Cũng lạ, cái mà bình thường. Bài bút kí Phở đã đưa tác giả vào hàng những tay cực thạo món này. Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín. Không đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác. Thịt bò chín, nạm hay mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái sẵn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở. Xúc bánh xong, thái thịt rồi bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu, không ớt mặc dầu thích ớt cay. “Ông nào phở xào, tái sách, tái dúng hay tái lăn, sốt vang lại đập quả trứng, thêm một cục mọc thịt lớn, một miếng giò lụa, hay phở thịt gà, thịt ngỗng, thịt chó rựa mận thì tuỳ. Tôi không ăn phở để tẩm bổ”. Lùa thật nhanh, ăn thật nóng nên hết chất phở thú nhất. Không hành tây, mùi tàu, húng chó, không thêm nước mắm, dấm ớt, tương ớt, không mỡ váng, không mỳ chính, cố thưởng thức cái tinh tuý của nước dùng xương…”[22,tr403].

Dấu chân Tô Hoài đi đến đâu, phong tục tập quán mọi miền quê đi vào trường nhìn của nhà văn đến đó. Chỉ với cảm quan hiện thực đời thường, với một khả năng quan sát đặc biệt mọi phương diện phong tục trong cuộc sống

sinh hoạt mới đi vào trang văn của Tô Hoài trong sự phong phú, sinh động như thế. Với nhãn quan phong tục, Tô Hoài đã đem hương sắc riêng của đời sống và tầm hồn dân tộc đưa vào những sáng tác của mình.

Khi miêu tả chân dung Như Phong, ta thấy, hình ảnh Như Phong dường như bị chìm đi trong cái thế giới màu sắc phong tục riêng vô cùng phức tạp, xô bồ, nhếch nhác của giới văn nghệ sĩ một thời:

“Những người viết văn, viết báo ở Hà Nội thời kì này sống ồ ạt, phóng túng, làm ăn và chơi bời, không ai cho như thế là không bình thường. Nhưng chúng tôi cũng không hẳn là những tay trác táng đến vụt mặt xuống. Sống và sáng tác, chúng tôi vừa ngoi ngóp, lại vừa tự vượt lên. Cuộc sống thời thượng, sa đoạ kề cạnh những hoạt động mê mải, hăng hái. Có khi thức trắng đêm viết một một cái truyện ngắn trên gác một nhà ả đào ở dưới Ngã Tư Sở. Không thể cắt nghĩa được, chỉ thấy là ngang tàng, tối hôm trước ngủ xăm đầu phố Sinh Từ, sáng hôm sau xông đi gặp tờ-rốt-kít Nguyễn Tế Mĩ tranh luận lôi đình. ở một tiệm hút cuối phố hàng Chiếu, âm thầm nghi ngút như trong cửa điện đồng cô, cãi nhau ầm ĩ về H. Bác buýt, về Phit- ni- ê…

(…) Nghe có người kì cạch trèo lên thang gác, rồi tiếng đội nắp cửa lên. Hẳn phải là khách quen. Rồi cũng chẳng ai để ý. Bóng tối âm u vẫn trùm lẳng lặng.

Người ấy nhô đầu lên một lát cho lại mắt rồi vịn phải đến chỗ chúng tôi. Chẵng rõ mặt mũi, nhưng thấy trên đầu trăng trắng vành khăn ngang. Biết rồi cái anh này đã từng vung ba- tong giơ nắm đấm hô ủng hộ đám biểu tỉnh của chị em tiểu thương chống thuế, ở cửa chợ Đồng Xuân, mặc với rồng đội xếp cứ phun nước vào giữa mặt.

Như Phong “à” một cái, không nghe rõ là thở dài hay tiếng kêu nhận ra người quen. Người chít khăn ngang ngả vào giường chúng tôi. Anh cứ tự nhiên kéo một điếu rồi nằm yên thưởng thức hơi thuốc ngấm vào trong mình. Nghe chừng một lát mới lại hơi, rồi rầu rầu nho nhỏ:

- Bố tao chết đã được một tuần nay. Biết tin thế, mà chẳng cách nào về được.

Im lặng.

Như Phong mở ví nói:

- Này, cầm tiền mà về làm ma cho bố mày.

Người ấy nhét tờ giấy bạc vào ngực áo, rồi ngóc cổ lên, tay đặt vào dọc tẩu, tay xoe tiêm trên đèn sắp sửa làm điếu nữa. Cái môi thưỡi ra, nhầy lên một màu thật đói khát trong ánh đèn dầu lạc lờ mờ.

Như Phong dằng cái tẩu rồi thong thả nói từng tiếng:

- Mày xin tiền tao để làm ma bố mày đã mấy lần, quên rồi à? Tao bảo cho mày biết lần này là lần cuối tao thí cho, từ nay mà mày còn mở mồm ra xin tiền làm ma bố nữa, ông đấm vỡ mặt, biết không!”[17,tr.123].

Tô Hoài thường dễ có cảm hứng trước những phong tục lạ. Ông có thể phát hiện được những phong tục không hẳn đã quen thuộc với mọi người ngay ở vùng nông thôn đồng bằng hay thủ đô Hà Nội. Khi dựng chân dung Như Phong, ta thấy hình ảnh của Như Phong dường như bị chìm đi trong cái thế giới có màu sắc phong tục riêng vô cùng phức tạp và nhếch nhác của giới cầm bút một thời.

Khi dựng những chân dung văn học, Tô Hoài thường gắn phong tục với những sinh hoạt đời thường trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xóm. Bức tranh phong tục được miêu tả gắn liền với các chân dung nhân vật làm cho người đọc hiểu được sở thích, tâm lí, cũng như con người “tinh thần” bên trong của họ. So với các nhà văn khác, khi dựng chân dung của nhân vật, họ thường kể về những chiến công, những đóng góp của nhân vật đó với cuộc đời và xã hội. Với Tô Hoài, ông không kể nhiều về sự nghiệp sáng tác của họ, mà ngòi bút của ông thiên về cuộc sống đời thường, thậm chí cả những thói xấu, tầm thường vặt vãnh của chính mình và các nhà văn khác. Phong tục tập

quán trong những sáng tác cuả ông bao giờ cũng gắn với những chuyện đời thường của cuộc sống.

Chính vì vậy, khi đọc những tác phẩm chân dung văn học của Tô Hoài ta cảm thấy những nhân vật nổi tiếng ấy thật gần gũi, thật thân thiết. Khoảng cách giữa họ - những cây bút văn chương lớn của nước nhà - với chúng ta - thế hệ sau này trở nên gần gũi. Những bức chân dung hết sức chân thực mà Tô Hoài đã dựng lên trong tác phẩm thật quí giá biết bao, đây là những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)