Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoà

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 97 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoà

3.3.1. Ngôn ngữ

M. Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng”. Chính vì ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, bao bọc tư tưởng cho nên vấn đề ngôn ngữ là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi người cầm bút.

Tô Hoài là một nhà văn viết khoẻ, viết nhiều. Ông đến với nghề văn không phải từ lý luận, sách vở, từ vốn kiến thức thu nhận qua trường lớp mà đến với nghề văn từ thực tế vốn sống của nhân dân lao động và từ chính bản thân mình cố gắng học bằng con đường tự học. Đến với nghề văn từ thực tế cuộc sống lao động của người dân nên Tô Hoài luôn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động để đưa vào trong tác phẩm. Ông quan niệm: “Ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết”. Ông từng cho rằng “Có nhiều cách để học chữ và tiếng nói. Mỗi người viết văn tự luyện một cách học khác nhau. Nhưng chắc chắn ai cũng học chung một thầy là quần chúng nhân dân”[24]. Vì thế mà trong tác phẩm của mình, Tô Hoài luôn tỏ ra là một người nghệ sĩ sử dụng thành thạo và điêu luyện vốn ngôn ngữ của dân tộc.

Ngôn ngữ miêu tả:

Tô Hoài quan niệm: “Quan sát và ghi chép đi liền với lối sống cần thiết

của người viết văn. Quan sát bắt ta nhớ và mở rộng những điều ta biết”[23].

Chính vì thấy được vai trò vô cùng quan trọng của quan sát cho nên miêu tả là một mặt mạnh và nổi bật của Tô Hoài. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ từng nhận xét: “Trong miêu tả, Tô Hoài nắm bắt rất nhạy bén những nét cô đọng, những chi tiết điển hình. Cho nên, có khi chỉ vài nét chấm phá mà dựng nên được cả một bức tranh. Cảnh của Tô Hoài thường có màu sắc tươi sáng. Đặc biệt tác giả hay dừng lại ở những chi tiết ngộ nghĩnh, đứng sau những chi tiết

đó thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh, thông minh, nghịch ngợm”[9].

Giáo sư Hà Minh Đức cũng khẳng định mặt mạnh của Tô Hoài chính là phương diện miêu tả: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ, từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến

một thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ” [10].

Một trong những nét nổi bật tạo nên sức hấp dẫn trong ngòi bút miêu tả của Tô Hoài đó là trong khi miêu tả nhà văn đã vận dụng, phát huy hiệu quả hoạt động của mọi giác quan để nắm bắt, tái tạo hiện thực nhằm đưa đến cho người đọc những bức tranh miêu tả sống động, phong phú và độc đáo. Nói như nhà thơ Xuân Diệu là: “thức nhọn mọi giác quan”.

Để tạo nên những trang miêu tả đặc sắc, nhà văn đã huy động mọi giác quan của con người, thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác nhưng trong đó thị giác được vận dụng có hiệu quả nhất. Và trong khi miêu tả “Tô Hoài nắm bắt rất nhạy bén những nét cô đọng, những chi tiết điển hình cho nên có khi chỉ vài nét chấm phá mà dựng nên cả một bức tranh”.

Đây là đoạn văn miêu tả không khí mùa đông của Hà Nội những ngày xa thẳm trong ký ức của Tô Hoài: “Ngày mùa đông thì ngắn. Ngắn nữa là những hôm ẩm trời, phố xá âm u sắp tối. Mưa phùn rây trắng như phấn. Hai

bên lề, chòm lá sấu già càng tối thẫm. Những cây dâu ta, tây cao vút chẳng biết quả hay hoa, gió đánh rụng xuống, ruột đỏ hoe. Phố âm thầm, nhây nhớp”[19].

Đoạn văn tái hiện một thoáng mùa đông Hà Nội với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, rất đặc trưng: mưa phùn, phố xá âm u, nhây nhớp; bóng những cây sấu già lặng lẽ; những quả dâu da tây rụng trắng đường… Người đọc có cảm giác thấm lạnh, cái buồn rất vô cớ thấm vào lòng người khi chạm vào khoảnh khắc mùa đông ở một góc phố Hà Nội chỉ với vài nét vẽ rất vu vơ của nhà văn. Người Hà Nội đi xa nếu đọc được những dòng chữ này chắc hẳn sẽ phải nhớ Hà Nội da diết, nhớ lắm cái “âm u”, “âm thầm”, “nhây nhớp” của mỗi con phố Hà Nội khi vào đông. Đọc Tự truyện, độc giả không thể bỏ qua đoạn văn Tô Hoài miêu tả cơn mưa đầu mùa hạ. Đoạn văn có thể coi là sự hội tụ những tinh hoa trong bút pháp miêu tả rất tài tình, tinh tế của nhà văn: “Gió rúc điên đảo trong cành cây. Người chạy táo tác. Ngoài đường cái, trẻ con kêu ơi ới. Sắp được xem mưa, thích quá, gọi nhau rối rít. Mấy con chó nhảy cỡn nhay xích ống, ăng ẳng sủa, chúng nó cũng vui ngớ ngẩn như chúng tôi lẹt đẹt…lẹt đẹt…mưa đã giáo đầu, những giọt nước to thô lố lăn xuống mái phên nứa. Mưa thực rồi. Mưa ào xuống, mọi người ngỡ ngàng sao mưa đến nhanh thế. Vừa mấy giọt lách cách mà đã tuôn rào rào ngay. ánh nước xiên xuống lao vào bụi cây. Con gà trống chạy qua, ướt lướt thướt, hai đầu cánh nhấp nhô, còn loanh quanh tìm chỗ trú”.

Mưa sầm xập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng ngấn. Trong nhà âm xầm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ lộp độp trên phên nứa, mái dại, đập lùng tùng liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, sói lên những rãnh nước sâu. Bỗng một cơn gió phào đến cây cối bị vật vã, nổi lên một hồi xa thẳm rạt rào. Mảnh sân đất đã ngập mấp mé.

Nước chảy đỏ ngòn bốn bề, cuồn cuộn trong các ngách rãnh quanh lối xuống chuộm. Nhưng mưa chỉ rào rào một lúc, bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi rên rỉ ầm ĩ. Tiếng sấm mưa mới. Ngoài ngõ, nghe tiếng chân lép nhép chạy. Bao nhiêu người vác thùng, vác rổ ra bắt cá rô rạch quanh các bờ ao”[19, tr.36-37].

Miêu tả một cơn mưa đầu mùa hạ, Tô Hoài đã phát huy tối đa hiệu quả của những hình ảnh trực quan để miêu tả cơn mưa. Cơn mưa đầu mùa hạ được miêu tả với đủ mọi giác quan từ những hình ảnh, âm thanh, mùi vị thật cụ thể, sắc nét và sống động. Tô Hoài đã miêu tả chính xác tiếng mưa rơi với những âm thanh rất đặc trưng. Không những thế nhà văn còn lắng nghe và phân biệt được các tầng bậc, độ mạnh - nhẹ của âm thanh ứng với mỗi thời điểm khác nhau của cơn mưa. “Lẹt đẹt…lẹt đẹt…mưa giáo đầu”, những âm thanh đầu tiên của loạt mưa rơi xuống một cách rụt rè, yếu ớt trên mái phên nứa.

Âm thanh được miêu tả tiếng mưa rơi tăng cấp dần dần, mỗi lúc một dồn dập, khẩn trương gấp gáp: Rồi “mưa buông sầm sập…từng giọt gianh đổ ồ ồ, ào ạt, ọc lên ở những rãnh nước sâu”. Miêu tả cơn mưa đầu mùa, nhà văn không thể quên tiếng sấm gọi mưa: “…bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi rền rền ầm ĩ. Tiếng sấm mưa mới ”.

Cơn mưa không chỉ được miêu tả thông qua những âm thanh mà nó còn được miêu tả bằng cả cái “mùi” của trận mưa mới đầu mùa hạ: “Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về”.Cái độc đáo, thú vị ở chỗ miêu tả “mùi” nhưng nhà văn lại diễn tả cái “mùi” ấy bằng sự kết hợp của nhiều giác quan, thể hiện ở vị “ngòn ngọt”, mùi “ngai ngái”; và cảm giác “âm ấm”. Một sự miêu tả thật tài tình cho thấy biệt tài miêu tả của nhà văn Tô Hoài. Phải có một sự quan sát kỹ càng, một nhãn quan tinh tế thì mới có thể miêu tả đến tài tình, tinh tế như vậy.

Kết hợp với miêu tả âm thanh, mùi vị, nhà văn còn tái hiện những hình ảnh rất sinh động của mọi vật trong cơn mưa. Tô Hoài đã miêu tả rất chi tiết về hình ảnh, hình dáng của những hạt mưa: “những giọt mưa to thô lố lăn xuống mái phên nứa”, “xiên xuống, lao vào bụi cây”; “Mưa xầm xập, giọt ngã, giọt bay”. Bên cạnh đó còn có hình ảnh mọi vật trong cơn mưa, hình ảnh “con gà trống ướt lướt thướt hai đầu cánh nhấp nhô, còn loanh quanh tìm chỗ trú”; hình ảnh “người chạy táo tác. Ngoài đường, trẻ con kêu ơi ới”, rồi hình ảnh “bao nhiêu người vác thùng, vác rổ ra bắt cá rô rạch quanh bờ ao”. Miêu tả cơn mưa ở vùng nông thôn mà không có những hình ảnh sống động đó thì đoạn văn sẽ thiếu đi nét quê rất đặc trưng, gần gũi và quen thuộc.

Để có được những trang miêu tả tinh tế chi tiết, cụ thể và sinh động như trên, nhà văn đã huy động có hiệu quả những hình ảnh trực quan đưa đến cho độc giả những chi tiết, những hình ảnh tươi mới và sống động nhất. Trong khi miêu tả, Tô Hoài không chỉ thiên về miêu tả cái hình ảnh được cảm nhận trực tiếp bằng thị giác mà nhà văn còn có khả năng diễn tả những cảm nhận của khứu giác, cảm giác…

Độc giả còn được thưởng thức “mùi quê hương” qua sự miêu tả rất cụ thể và tinh tế của tác giả: “Tôi đã ngửi thấy mùi gì không hiểu, nhưng thật quen thuộc. Chỉ thoáng, biết đã đương tới quê. Không bao giờ tôi phân biệt được rành rõ cái hương vị thoang thoảng trong cánh đồng, trong bờ rào rặng ô rô phảng phất dị kỳ thế. Tưởng như đó là mùi cỏ khô, mùi đất, mùi khói rơm bếp. Không chắc phải. Hay nó là mùi lá muỗm nấu lẫn lá vối, mùi rau nhảy, mùi lá trang, lá cải, mùi cỏ bồ mùng, mùi mái rạ ấm khói chuồng bò. Cơ chừng chẳng rõ mùi gì mà là tất cả, từ mùi tóc hôi trên đầu của trẻ chăn trâu cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở, bốc lên mùi hương đồng cỏ nội. Cái mùi quê đặc biệt, về gần tới làng, bao giờ cũng thoảng thấy”[19,tr.26-27].

Qua đoạn văn miêu tả, tác giả đã cho chúng ta - những độc giả biết đến khái niệm về “mùi quê hương” - một khái niệm tưởng như rất trừu tượng nhưng qua ngòi bút miêu tả tài tình, tinh tế của Tô Hoài lại trở nên cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Nó không phải là cái gì quá mơ hồ, khó nắm bắt mà “nó còn là tất cả” những gì quen thuộc, gần gũi quanh ta, là “hương đồng cỏ nội hoà vào

nhau, bốc lên một miền quê”. Đọc những lời miêu tả trên của Tô Hoài, người

đọc như lạc vào quê hương, như đang được đi giữa quê hương thưởng thức một mùi quen thuộc của “hương đồng gió nội” một mùi quê hương không bao giờ phai trong trí nhớ mọi người.

Với biệt tài miêu tả, nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho độc giả những trang hồi ức sinh động, cụ thể với những bức tranh muôn màu của cuộc sống. Tác giả đã phát huy tối đa hiệu quả những hình ảnh trực quan, tạo nên “trang phục” mới, độc đáo, thú vị cho những trang miêu tả. Cho nên “có thể nói văn

xuôi của Tô Hoài có chất thơ, chất nhạc và chất hoạ”. Có được những tinh tế

ấy cũng là nhờ bởi sự trau dồi vốn ngôn ngữ. Đọc những trang viết của Tô Hoài ta có cảm giác ẩn chứa trong những trang viết ấy là sức lôi cuốn, thu hút người đọc. Chính vì vậy mà giáo sư Phong Lê từng nhận xét về Tô Hoài: “Lực lưỡng và liên tục cho đến tuổi già. Gắn bó và lôi cuốn người đọc cho đến tuổi già”[32].

Với Tô Hoài, thiên nhiên là nơi bộc lộ tài năng sở trường của mình, có lẽ vậy mà những bức tranh thiên nhiên thường trọn vẹn, sinh động, muôn màu muôn vẻ. Thiên nhiên trong những tác phẩm của ông luôn có hồn, tươi tắn đầy sức sống như sự tồn tại vốn có của nó. Để có được biệt tài miêu tả sống động và tinh tế như thế, nhà văn Tô Hoài phải có sự trau dồi kho từ vựng phong phú, đa dạng. Đối với ông, để có được kho từ vựng ấy, người viết văn phải luôn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Ngôn ngữ đặc tả những chi tiết:

Những trang văn miêu tả của Tô Hoài bao giờ cũng hiện lên cụ thể, chân thực và sống động, cho dù có khi nhà văn diễn tả những cảm xúc mơ hồ của con người. Khi miêu tả đối tượng, nhà văn luôn thể hiện sở trường trong việc đặc tả chi tiết khiến cho sự vật, sự việc được miêu tả ở cự ly gần nhất gây được nhiều bất ngờ thú vị tới người đọc: “Tô Hoài nắm bắt rất nhanh những chi tiết chân thực điển hình của đối tượng miêu tả”[32] .

Nhờ khả năng đặc tả chi tiết mà Tô Hoài rất giỏi khi miêu tả ngoại hình, chân dung của nhân vật, làm nổi bật lên đối tượng được miêu tả: “Những nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường nhanh chóng gây được ấn tượng ở người đọc một phần quan trọng cũng là nhờ khả năng miêu tả sắc sảo và tinh vi đó”[10].

Ký ức tuổi thơ của Cu Bưởi luôn in đậm hình bóng, gương mặt của người ông: “Đầu ông tôi cạo nhẵn, lơ thơ tóc bạc, ngó được cả làn da đầu bóng đỏ… Phía má bên trái ông tôi có một cái nốt ruồi. Ở vết nốt ruồi mọc ra mấy sợi râu dài mờ như cước, quyện lẫn cả vào chòm râu thưa bên mép. Mắt ông tôi lúc nào cũng lờ đờ. Phía dưới mí gồ lên hai cái bọng. Những nếp răn chảy trên má rạt quanh xuống hai bên cằm…”[19,tr.13].

Tô Hoài miêu tả gương mặt của người ông tới từng tiểu tiết trên gương mặt, khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang được trực tiếp quan sát gương mặt ấy qua một tấm kính hiển vi, nhìn thấy được cả nốt ruồi nhỏ ở bên má trái và mấy sợi râu bạc mờ trên đó. Biệt tài miêu tả của nhà văn thể hiện ở khả năng đặc tả chi tiết khiến cho người đọc phải ngạc nhiên và thán phục. Nhờ sự quan sát tinh tế cho nên Tô Hoài đã miêu tả hết sức chi tiết. Những hình ảnh ấy hiện ra trước mắt độc giả là một gương mặt của người già với những nếp nhăn khắc khổ, hằn sâu như vết chân của thời gian đã đi qua, in dấu lại, đôi mắt dường như đã mệt mỏi, kém vẻ tinh anh “lờ đờ”, “có màng

gợn trăng trắng”. Với sự miêu tả chân xác như vậy nên gương mặt người ông đã gây ấn tượng độc đáo và rõ nét với người đọc. Trên khuôn mặt ấy vừa có cái chung của tất cả mọi gương mặt người già nhưng lại có những điểm riêng biệt mà chỉ nhân vật ấy mới có.

Đoạn văn miêu tả gương mặt của bà: “Bà nội tôi mắt kém. Về mùa rét, rận bò cả ra áo. Trên khuôn mặt nhăn nheo xộc xệch, lèm nhèm hai con mắt lờ đờ cùi nhãn. Xung quanh vành mắt lầy nhầy, lông mi đã rụng hết. Lông mày thì bạc phơ”[19]

Trên gương mặt của bà, đôi mắt được tập trung miêu tả chi tiết nhất. Cặp mắt “lèm nhèm”, “lờ đờ cùi nhãn”. Thậm chí nhà văn còn miêu tả tỉ mỉ hơn ở các chi tiết: “vành mắt lầy nhầy, lông mi đã rụng hết”. Những từ láy tính từ: lèm nhèm, lờ đờ, lầy nhầy cho thấy đôi mắt của bà rất yếu và kém rồi, khó mà nhìn rõ được nữa.

Miêu tả gương mặt của ông, đôi mắt của bà, độc giả còn thấy nhà văn miêu tả đôi bàn chân của bà nữa: “bàn chân bà tôi kỳ quái, khác hẳn chân mọi người. Gót thì bè ra, nẻ khía từng múi như múi cà bát. Bà tôi đi chân đất từ thuở bé đến già, chân lúc nào cũng có vết nứt cổ gà... Hai chiếc ngón chân cái bà tôi dễ chừng to bằng mười ngón chân cái tôi chặp lại, lại nghẹo ngang, chìa đầu ngón sang nhau. Ông tôi nói bà tôi là giống đời cổ, “người đời Giao Chỉ”,

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)