7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Tự truyện pha dấu ấn tiểu thuyết
Giáo sư Phong Lê từng nhận xét: “Đọc Nam Cao, thấy tiểu thuyết cứ như là tự truyện. Đọc Tô Hoài lại thấy tự truyện cứ như tiểu thuyết [32,tr.39].
Tự truyện Tô Hoài mở ra khá rộng các giới hạn sống, ông tự kể về mình lại có
một người khác đang kể về ông và đó chính là cái làm nên chất truyện trong kí ức của ông.
Có lẽ vì nhãn quan sinh hoạt thế sự, phong tục khiến cho tác phẩm của Tô Hoài mang đậm chất tiểu thuyết. Chất tiểu thuyết không phải được thể hiện ở chỗ tác giả dựng được những cuộc đời, những số phận đầy éo le, bất hạnh mà ở việc tác giả đã phản ánh trong tác phẩm của mình cuộc sống với tất cả tính sinh động, phức tạp, nhiều màu, nhiều vẻ của nó. Chất tiểu thuyết còn được thể hiện trong cái nhìn cuộc sống của nhà văn, đó là cách nhìn ở một cự ly gần, cho nên người ta thấy cuộc sống trong tác phẩm như bản thân nó đang tồn tại, có cái cao cả cái vĩnh hằng, có cái thô nhám xù xì, góc cạnh. Không thấy những biến cố lớn lao, những bức tranh sử thi hoành tráng mà cuộc sống hiện ra trong sự xô bồ gần gặn, có cái vất vả lam lũ, cái nhếch nhác lầm
than… Đó là một bức tranh xã hội hết sức sinh động và phức tạp, một cuộc sống chưa trọn vẹn và hoàn tất.
Tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn đời thường, Tô Hoài không chỉ tập trung khai thác những cảnh đời thường với những chuyện “vụn vặt, nhem nhọ” mà nhà văn còn thể hiện một niềm say mê, hứng thú khám phá đời sống sinh hoạt phong tục của làng quê, của đất nước, của con người Việt Nam. Những trang Tự truyện chân thực của nhà văn không chỉ có giá trị cung cấp thông tin xác thực mà còn mang đến cho độc giả những bức tranh sinh hoạt rất thú vị, đậm đà bản sắc và phong vị của quê hương và của dân tộc. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã nhận xét : “Tô Hoài nhận xét rất kỹ, rất tỉ mỉ những tính tình, thói tục và cách sống của người dân quê vùng Bưởi”.
Tự truyện hấp dẫn người đọc không chỉ bởi những trang hồi ức sinh động, chân thực về tuổi ấu thơ, trưởng thành của nhà văn Tô Hoài mà độc giả còn phát hiện ra nét độc đáo, thú vị, một sắc mầu hương vị rất riêng trong sáng tác của Tô Hoài, đó là những bức tranh sinh hoạt phản ánh nếp sống, phong tục tập quán của một làng quê ven thành Hà Nội - vùng Kẻ Bưởi nổi tiếng bởi nghề dệt canh cửi và làm giấy dó.
Hình ảnh cận cảnh đầu tiên hiện ra trước mắt người đọc trong Tự truyện
qua tác phẩm Cỏ dại là một nếp nhà gạch rất cũ mà cả gia đình tác giả gồm ba thế hệ ở đó. Ngôi nhà được dựng nên với vẻ đặc trưng của vùng nông thôn Bắc bộ: nhà xây to, kiên cố, chia nhiều gian, có gian giữa giành để thờ cúng tổ tiên ông bà, có vườn rộng, có nhiều cây cối và ngôi nhà có sự chung sống của nhiều thế hệ.
Nhà văn cho biết ngôi nhà ấy là “cơ nghiệp hương hoả” được đời trước để lại : “Ông tôi được ở để đèn nhang thừa tự cho một ông bác họ mất không có con trai. Người ta đồn rằng tuổi nhà có đến ngoài trăm năm… ”[19,tr.5].
Qua chi tiết về ngôi nhà và sự giải thích tưởng như rất tình cờ này, nhà văn đã cho người đọc có thêm hiểu biết về một nét phong tục của người dân quê: tục kế thừa, tục thờ cúng, tín ngưỡng rất riêng trong truyền thống văn hoá nước ta.
Người đọc còn được biết về tục quét vôi lên tường thành những đường tròn vào mỗi dịp tết Nguyên đán để trừ tà mà hi vọng những điều may mắn, tốt lành trong năm mới: “Mỗi năm, vào dịp tết Nguyên đán, ông tôi lại sửa soạn một chậu nước vôi và một cái thép lá thông. Ông nhúng thép vào vôi phết lên mặt tường vẽ thành những đường vòng tròn to bằng chiếc mẹt một. . . Ông cắt nghĩa rằng những cái vòng tròn này để trừ quỷ”[19,tr.6].
Những tục lệ này đã trở thành nét đặc trưng tạo nên bản sắc riêng lạ, độc đáo cho mỗi miền quê khác nhau trên đất nước ta.
Làng Kẻ Bưởi - Nghĩa Đô ngày ấy trong hồi ký Cỏ dại vẫn mang đậm chất thôn quê của một vùng ven thành Hà Nội với nhịp điệu sống tù túng, buồn tẻ trong cái nghèo đói, cũ kỹ, lạc hậu: “Cuộc sống còm cõi của làng ngoại tôi chỉ loanh quanh cả đời ở trong làng. Đàn bà, trẻ con đưa võng kẽo kẹt bên khung cửu mọt. Không mấy ai đi ra ngoài”[19,tr.22]. Bức tranh đời sống ảm đạm đượm buồn với màu xám buồn tẻ trong những trang hồi ức. Tuy nhiên, người đọc nhận thấy một thoáng hồn quê vẫn phảng phất thấp thoáng trên những dòng chữ đó.
Cái nghèo đói, tù túng vẫn không thể làm mất đi vẻ yên bình, êm ả, làm mờ đi nét đẹp trong những bức tranh sum họp đầm ấm như thế này: “Những đêm đông lạnh lẽo, u tôi ngồi xắm giấy. Hai cánh tay u tôi đưa đi đưa lại, chiếc que dò chạy lạt xạt, lẹt quẹt dưới lòng những tờ giấy dài nháng keo. Đã bao năm qua, tiếng que dò lạt xạt canh khuya vẫn thế, như đời u tôi vẫn thế, cái áo nâu bạc, chân đi đất, đôi quang gánh loi thoi”[19,tr.23]. Nghề làm giấy cực nhọc, mà thu nhập chẳng đáng là bao những tiếng “lạt xạt, lẹt quẹt” vẫn
còn vọng mãi trong ký ức của tác giả để nhắc chúng ta nhớ về một thứ âm thanh rất riêng của làng nghề Kẻ Bưởi - Nghĩa Đô.
Những trang viết như mang đậm cái yên bình, êm ả vốn có ở bất kỳ một làng quê nào của nông thôn Việt Nam. Độc giả như đi lạc về ký ức của chính mình với làng mạc, quê hương, với luỹ tre, cánh đồng, hàng cau quen thuộc đến nao lòng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh rất tinh tế khi nhận xét: “Qua những hồi ức đầy xúc động của nhà văn ta cảm nhận được thấm thía, một cái
gì như là linh hồn của đất nước trong những phong cảnh thân thuộc, những
bờ tre, mái rạ, những dòng sông, bến nước, những câu hò, điệu hát, những
gương mặt, những tâm tình…”[43].
Nhãn quan sinh hoạt thế sự, phong tục khiến cho tác phẩm của Tô Hoài mang đậm chất tiểu thuyết. Chất tiểu thuyết được phản ánh trong tác phẩm ở mọi sự phức tạp, sinh động nhiều màu, nhiều vẻ của đời sống. Cuộc sống bình thường như bản thân nó đang tồn tại, có cái cao cả, vĩnh hằng, có cái thô nhám, xù xì, góc cạnh. Cuộc sống hiện ra trong sự xô bề gần gặn, có sự lam lũ, vất vả, có cái nhếch nhác lầm than, một cuộc sống sinh động và phức tạp, một cuộc sống chưa trọn vẹn và hoàn tất. Ngòi bút Tô Hoài đã không hề tránh né tất cả những điều đó, những thói quen vụn vặt, những vất vả cơ cực, thiếu thốn, những tiêu cực của con người. Ông đã tạo dựng nhân vật của mình như là những con người bình thường trong xã hội, những con người đã nếm trải, đã có va vấp với đời sống, có cả một quá trình hình thành nhân cách. Ở đây ta bắt gặp tất cả mọi thứ trong cuộc đời: những vấn đề về văn hoá, tư tưởng, những vấn đề về đạo đức xã hội, có cả sự phức tạp trong tâm hồn, tính cách nhân vật hay những bi kịch cá nhân.
Đọc Tự truyện Tô Hoài người đọc thấy tác giả không chỉ tái hiện lại cuộc đời của chính mình mà còn tái hiện cả bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt với phong tục tập quán trong môi trường sống của cá nhân nhà văn.
Qua giọng điệu trần thuật của Tô Hoài, một không khí u buồn, đen tối đè nặng trong tác phẩm. Tác giả không đi vào phản ánh những mâu thuẫn giai cấp dữ dội, quyết liệt song người ta thấy được tất cả sự buồn chán về một kiếp người, buồn về sự cùng quẫn, bế tắc. Hình ảnh tác giả trong những ngày lang thang kiếm sống trong trường đời, hết bán giầy Bata đến làm nghề kế toán sổ sách giấy tờ cho hãng, rồi những ngày thất nghiệp lang thang vất vưởng, thậm chí cả những ngày phải đi ăn mày ở cửa chùa để kiếm “miếng cơm manh áo”, những ngày phiêu bạt ra Hải Phòng… “Tôi cũng phải đi ra Hải Phòng rồi. Bạn bè cũng đang giúp tôi chuyến đi. Các bạn vừa muốn tôi tìm được công ăn việc làm, vừa đỡ phải cưu mang. Bởi ai cũng đại khái túng kiết xơ mướp như tôi cả…”, “Chẳng qua vì tôi không bấu víu vào đâu được nữa tôi phải “lên đường” đi cầu may… ”[19,tr.201].
Tác giả đã kể lại hết sức chân thực cuộc đời, cảnh ngộ của mình và của những nhân vật khác. Người đọc hồi hộp dõi theo cả một quá trình khôn lớn, trưởng thành của nhân vật tôi, quá trình nhận thức, khám phá xã hội, quá trình hình thành nhân cách của nhân vật tôi, hình ảnh của tác giả sau này. Nhân vật tôi như sợi dây xâu chuỗi biết bao cảnh đời số phận. Khi nói về mình, tác giả đã miêu tả không phải như một cái gì đã hoàn tất và cố định mà như là một nhân cách biến chuyển, đổi thay được cuộc sống dạy dỗ. Điều đó cũng chính là một trong những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết mà ta tìm thấy trong
Tự truyện của Tô Hoài.
Trong Tự truyện, mặc dù không có chủ ý xây dựng những nhân vật điển hình kiểu hư cấu trong tiểu thuyết, song trên trang sách người ta vẫn thấy bóng dáng của những nhân vật cụ thể, những người thật việc thật với thái độ, tâm lý, số phận của nhân vật. Ở đây người ta bắt gặp những cuộc đời thật với tất cả những đường nét xù xì, góc cạnh và cả những tình cảm trong sáng xuất phát từ một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp của nhà văn. Đọc Tự truyện của Tô
Hoài, người ta bắt gặp bức tranh đời sống hiện ra trong nhiều chiều. Có những đoạn người đọc thấy dường như cả một thời kỳ lịch sử như hiện về trong trang sách: cảnh chết đói năm 1945 người chết đói như ngả rạ, khắp đầu đường xó chợ, cảnh bọn thực dân Pháp, Nhật đi tuần tiễu và đàn áp đồng bào, cảnh chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám với biết bao náo nức, rạo rực. Tô Hoài đã từng viết: “Từ khi biết nghĩ điều hay cho những ao ước của mình, tôi chỉ có một mạch nghĩ theo Cách mạng”.
“Trong tiểu thuyết, cuộc sống tự nó nói về mình bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Chính vì thế mà tiểu thuyết là một thể loại văn học gần gũi nhất với cuộc sống, song nhà viết tiểu thuyết không chụp ảnh cuộc sống, ông ta bắt chước hoạt động sáng tạo của cuộc sống”[8]. Chất tiểu thuyết ở Tự
truyện của Tô Hoài còn được thể hiện ở chỗ, đọc tác phẩm của ông, người ta
thấy dường như đang bước vào một thế giới y như thật: “Một thế giới đã được người nghệ sĩ soi sáng tận bản chất tinh tuý nhất, một cuộc sống thấm đẫm những tình cảm và tâm hồn phong phú của người nghệ sĩ, một cuộc sống được chiếu rọi bằng một ánh sáng đặc biệt, được quan sát dưới một góc độ riêng”[8].
Bên cạnh những điều vừa nêu trên, cần phải thấy rằng ngôn ngữ của tác phẩm cũng góp phần làm nên chất tiểu thuyết trong Tự truyện của Tô Hoài. Người ta không thấy một khoảng cách nào giữa người kể và nhân vật. Đó là thứ quan hệ thân mật, thân tình suồng sã. Giọng người kể đã hoà vào giọng nhân vật và nói với nhân vật bằng thứ ngôn ngữ của nó. Từng trang trong tác phẩm phản ánh bức tranh sinh hoạt phong tục, sinh hoạt thế sự với thứ ngôn ngữ dân dã, đời thường. Tô Hoài đã từng nói: “Nhân dân chính là người thầy
của mình về tiếng nói”, do đó ngôn ngữ của ông chính là lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân. Tính tiểu thuyết còn được thể hiện ngay cả trong ngôn ngữ của nhân vật tạo màu sắc cá thể hoá và tăng sức biểu hiện cho nhân vật.
Có thể thấy trong Tự truyện nhà văn đã học tập, vận dụng đưa vào trong trang viết của mình một hệ thống từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương của vùng Kẻ Bưởi. Bởi vậy mà khi đọc Tự truyện người đọc như sống lại không khí của đời sống sinh hoạt, phong tục với lời ăn tiếng nói hàng ngày dân dã đời thường mà lại gần gũi, quen thuộc của một vùng quê ngoại thành Hà Nội. Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày trong tác phẩm là một trong những sở trường của Tô Hoài khiến cho mạch trần thuật trở nên hết sức dí dỏm và hấp dẫn lôi cuốn. Khi cầm bút, Tô Hoài là nhà văn luôn ý thức được sự sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ để tạo ra ngôn ngữ mới cho tác phẩm của mình. Theo ông “tinh thông về chữ là một điều cần thiết”[23]. Nhà văn luôn ao ước
“Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới
nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”[23].
Trên cơ sở học tập vốn ngôn ngữ đời sống vô cùng phong phú của nhân dân, Tô Hoài luôn có những nỗ lực để tạo ra ngôn ngữ mới mang dấu ấn phong cách cá nhân để tự khẳng định mình. Trong những tác phẩm của ông ta thấy không thiếu những câu nói dân dã đời thường, những thành ngữ, tục ngữ giàu hình ảnh ví von sinh động, không thiếu những bài ca dao, đồng dao, hò vè mà đọc lên người ta thấy được cả dấu ấn thời đại trong sự phát triển đô thị. Đó là bài ca về chiếc tàu điện:
Ông Tây ngồi nghĩ cũng tài Sinh ra đèn máy thắp hoài năm canh
Ông Tây ngồi nghĩ cũng sành… [19].
Ngôn ngữ của người lao động đã từ cuộc sống mà đi thẳng vào tác phẩm của nhà văn mang theo cả cái xô bồ, gần gặm của cuộc sống đời thường. Đọc
Tự truyện của Tô Hoài, ta thấy nhà văn sử dụng những từ ngữ của người Kẻ
Bưởi vẫn quen dùng. Người đọc có thể lập ra một trường từ vựng của người Kẻ Bưởi, từ những danh từ gọi tên đồ vật, sự vật đến những động từ, tính từ
và cả những lời nói của người dân Kẻ Bưởi cũng được tác giả trích dẫn trực tiếp vào tác phẩm. Đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày mà khi Cu Bưởi nghe hiểu và tập nói đã dùng tiếng nói ấy cho đến khi lớn lên, trưởng thành.
Đó là cách gọi tên những đồ vật mà người Kẻ Bưởi đã dùng, trong đó có những cái tên lạ: “nếp nhà”, “cái chuôm nước”, “nếp răn chảy trên má”, “cái
rõi cửa”, “búng ngô”… Hay có những từ được dùng như động từ mang lại
đặc trưng của ngôn ngữ vùng Kẻ Bưởi: - Bà tôi quẩy một gánh nồi niêu…
- Có bác cả ngày nhịn khàn nằm dài, tối mò mẫm đi ăn trộm. - U tôi ngồi xắm giấy . [19].
Đó là những từ được dùng theo thói quen, trong tiếng nói hàng ngày của người dân làng Nghĩa Đô. Đó là những từ mà Tô Hoài học được từ lời ăn tiếng nói của người dân Kẻ Bưởi.
Với Tự truyện, “Tô Hoài không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi quyết liệt”, nhưng người đọc vẫn cảm nhận thấm thía bức tranh hiện thực đen tối, ảm đạm trước Cách mạng.
Trong cảm quan của Tô Hoài, mọi quy luật của tình cảm luôn được giữ ở mức thăng bằng, tự nhiên vốn có. Từng cuộc đời, từng số phận dẫu có muôn ngàn cung bậc vui buồn, nhưng tất cả đều được Tô Hoài tìm thấy trong quy luật tự nhiên của tạo hoá và trong khung cảnh giản dị đơn sơ rất đỗi Việt Nam.
Trên từng trang viết, Tô Hoài còn quan tâm đến từng mảnh đời, từng số