7. Cấu trúc của luận văn
22.1. Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại
M. Gorki từng nói: “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại”. Như vậy văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh tư tưởng thời đại. Hiện thực khách quan hiện diện trong tác phẩm nghệ thuật nghệ thuật bao giờ cũng thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Lí giải vấn đề này, Gớt đã chỉ rõ: “Nghệ thuật không cố gắng đua với tự nhiên trong toàn bộ bề rộng và chiều sâu của tự nhiên, nó bám vào mặt ngoài các hiện tượng của tự nhiên, nhưng nó có cái chiều sâu của nó, cái sức mạnh riêng của nó, nó ghi lại những khoảng khắc sâu sắc nhất của các hiện tượng bên ngoài ấy, làm phát lộ những gì có tính quy luật ở chúng: sự hoàn thiện của những cân đối hợp lí, đỉnh cao của cái đẹp, giá trị của ý nghĩ tư tưởng, độ mạnh của say mê. Vậy để tỏ lòng biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sĩ dâng trả lại cho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó. Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người” [dẫn theo 53,tr.78 -79].
Như vậy, mỗi nhà văn có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện, “dâng trả” cho hiện thực khách quan cũng khác nhau. Sự “dâng trả” ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật, trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Căn cứ duy nhất để cảm nhận hiện thực mà nhà văn tái hiện lại là tác phẩm nghệ thuật.
Vì “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại” nên thể loại chân dung văn học cũng phản ánh thời đại. Như ta đã biết, bất cứ một nhân vật nào cũng phải được đặt trong hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ. Viết về nhà văn mà không đặt họ vào không khí chung thời đại thì sao có thể hiểu được họ. Cuộc sống là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội. Và đối với nhà văn thì mối quan hệ với tác phẩm, với các nhà văn là mối quan hệ đáng quan tâm nhất, hầu như chi
phối mọi đời sống tâm tư của họ. Họ đã sống và rất cần sống trong không khí văn chương.
Với Tô Hoài, trước khi cầm bút, ông đã từng trải qua cuộc sống gian truân vất vả của một người thợ, một tiểu thị dân lăn lóc trên đường đời. Nhưng chính từ pho kinh nghiệm sống ấy, với năng khiếu quan sát, ghi nhớ đặc biệt sắc sảo, Tô Hoài đã trở thành nhà văn. Tô Hoài luôn ý thức xây dựng chân dung văn học trong không khí thời đại. Và đối với ông “quan sát và ghi
chép đi liền với lối sống cần thiết của người viết văn”, và “Người cầm bút
hiểu cuộc đời, biết những sự kiện mới, con người và hành động, những đức tính cao cả và bóng tối ẩn nấp của tội lỗi, biết sự việc từ lúc mới nhú mầm, mới phảng phất, để hình dung ra được quá trình phát triển và viễn tưởng của nó”. Chính vì thế mà những tác phẩm của ông luôn sống động như cuộc đời thực, luôn lôi cuốn và thu hút người đọc.
Khi đọc những bức chân dung văn học mà Tô Hoài dựng lên, ta có cảm giác thật đau đớn và xúc động biết bao trước những bi kịch của cuộc đời các nhà văn. Trước cách mạng, xã hội chìm trong đau đớn, với không khí ngột ngạt, đói kém, cuộc sống của những nhà văn đầy những bấp bênh, đau khổ. Tô Hoài cũng là người trong cảnh ngộ ấy, hơn ai hết, ông cũng đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của họ. Chính vì thấy được sự đau đớn của họ trong cảnh ngộ ấy, nên trong tác phẩm của Tô Hoài, khi viết về các nhà văn, ông luôn thấu hiểu về sự đau khổ của những con người tài cao mà phận thấp. Họ là những con người tài ba, thông tuệ, đa tình nhưng “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Có lẽ vì cảm thông với người cùng cảnh ngộ, mà cứ lúc nào nhớ lại, Tô Hoài không thể quên được những đời văn của một lớp người, “không bao giờ tôi quên được những hiu hắt, những chua sót, những nỗi niềm và những mong
Khi dựng lên bức chân dung Nam Cao với một cuộc đời đầy đau đớn, bất hạnh. Tô Hoài cũng đầy xót xa cảm thông với cuộc đời của Nam Cao. Một người có tài có trí, có kinh nghiệm , xuôi ngược khắp Bắc Nam, chăm lo cho cây bút ngày một sắc sảo vậy mà khi đọc những lời lẽ trong bức thư báo tin đau buồn của vợ, Nam Cao cũng đành bất lực: “Một hôm, Nam Cao nhận được thư của vợ. Thư kể mấy tháng nay mẹ con chỉ ăn rau sam. Con bé út được hơn một năm - còn bé, anh đặt tên là Bình Yên chê nhà đói khó, đã bỏ đi rồi. Cái thư đau đớn đọc xong, biết làm thế nào, anh thẫn thờ nuốt nước mắt để xuống”[19,tr.330].
Không phải một mình Nam Cao mà cả giới văn nghệ sỹ đều sống trong không khí đói nghèo và chính sách kiểm duyệt gắt gao thời ấy. Cho dù đó là những tâm sự đong đầy nước mắt của chính mình hay của một số phận đau khổ nào đấy, ít ai có thể đem kể. Nhưng vào thời kì ấy, người nghệ sĩ phải phải sống trong cuộc sống bấp bênh, trôi nổi như những cánh bèo trôi vật vờ. Họ là những người nghệ sĩ sống bằng nghề viết văn, viết mãi thì cũng hết, họ phải đi tìm đề tài mới. Những “sinh hoạt văn hoá tinh thần” của họ trở nên cần thiết. Họ cũng đi giang hồ để có cơ hội nhìn ngắm, tìm kiếm đề tài. Họ
“ngất nghểu như những thằng điên” khi đi tìm cảm hứng “ở sông Thương
này”; hay lại tha thẩn đi vào xóm Thùng Đấu - ngoại ô tỉnh Bắc Giang vừa đi vừa nghêu ngao đọc thơ. Đó là hình ảnh những người nghệ sĩ sống bằng nghề văn - muốn có tiền phải viết đều viết khoẻ, ngừng bút là nghỉ luôn cả miệng, đừng nói gì đến nuôi vợ con. Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta cũng hiểu vì sao Tô Hoài lại hết sức ngạc nhiên: “Tôi đã hết ngạc nhiên thấy nghề viết văn cũng có chợ đen và làm xiếc”[19,tr.263]. Và rồi cũng không lấy gì làm lạ khi đọc những dòng tâm sự này: “Cuộc sống của tôi cũng lảng vảng bên hố trụy lạc, khi căm ghét, khi thích thú, khi buồn chán, có lúc cũng không tự phân biệt được”[19,tr .263].
Cách mạng đến mang đến cho cuộc sống “luồng gió lành”, những người nghệ sĩ đã mở rộng tâm hồn để đón nhận với bao cảm hứng say sưa. Họ bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện với tâm thế của người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Cách mạng và kháng chiến đã “tập hợp và liên kết mọi người trong một cộng đồng dân tộc, trong đoàn thể, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc và nhân dân, đặt mỗi con người vào trong cộng đồng, sống với đời sống chung của dân tộc và đất nước, trong dòng chảy xiết của lịch sử, thức tỉnh ở mỗi con người ý thức công dân và tinh thần dân tộc tiềm tàng. Nhà văn là một công dân đồng thời với sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, đã cảm nhận được điều biến đổi lớn lao ấy”[35]. Chính họ cũng đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Họ hăm hở đón nhận những chuyến đi công tác. Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiện thực lớn lao là cuộc đổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân. Khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khát vọng của các nhà văn chân chính ở mọi thời đại. Chính vì vậy mà các nhà văn luôn mong muốn được đi sâu vào thực tế để khám phá hiện thực, tạo nên những nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình. Tô Hoài biết được điều ấy, ông đã dựng lên những bức chân dung người chiến sĩ - nhà văn đầy nhiệt tình với cách mạng, muốn đi cho thỏa “cái tưởng tượng”, nhất là bức chân dung của Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân chỉ thích đi, nhưng trong mọi sửa soạn đi còn kĩ lưỡng hơn đi” “Trong nghề đi - nghề, chứ sao, cẩn thận đã thành thói quen và cầu kì đến đam mê. Sửa soạn cũng là khai thác để thưởng thức được chu đáo” “Mọi cẩn thận của Nguyễn Tuân thiết thực hơn, … Ngòi bút chì gài trên túi áo, ngồi đọc cũng ghi lên sách”. “Không biết đến thế kỉ nào có cái hơn, chứ bút chì trên giấy thì không bao giờ phai”. Một tệp bìa cứng với cái bút chì. Lắm lúc thấy ông bạn đường chịu khó đến vậy, mình vừa để ý, vừa thích vừa ngán ngẩm cho những khó nhọc của nghề đi không biết thế nào là
cùng”[22,tr.395]. Cách mạng đã mở ra một thời đại mới cho dân tộc, chính các nhà nhà văn với sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, đã cảm nhận được sự biến đổi lớn lao ấy, và chính họ là những con người đã góp phần cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Hoà bình lặp lại, đất nước đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới. Biết bao khó khăn và thử thách đặt ra với những con người đang đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Rồi thế giới biến động, phức tạp. Tất cả những điều đó đã chi phối đời sống văn học. Quan niệm về con người trong văn học cũng trở nên đa dạng hơn và không tránh khỏi những khác biệt, trái ngược giữa những quan niệm của các nhà văn. Các nhà văn vừa sống trong niềm tin tưởng lại vừa có tâm trạng lo lắng. Lo lắng chưa được hiểu đúng đặc trưng bản chất nghệ thuật của văn học. Có nhiều nhà văn đã ngộ nhận. Một số nhà lãnh đạo văn nghệ chỉ quan tâm đến ý nghĩa chính trị một cách máy móc, biến văn học thành công cụ giáo dục tư tưởng, “quy chiếu máy móc, sát phạt nặng nề”. Những cuộc họp kiểm điểm liên tiếp diễn ra, sinh hoạt thường nhật của Hội nhà văn là “bới lông tìm vết”. Tô Hoài viết “Người có vấn đề thì lo đối phó. Người canh gác thì canh gác “cảnh giác”. Tập kí của Nguyễn Tuân đưa Nhà xuất bản Văn học lần nào cũng chỉ trả lời “Phát hành người ta chưa lấy đủ số lượng”, và “ai cũng bức bối không yên”. Người ta chỉ quan tâm chú ý đến mục tiêu chính trị là tuyên truyền, họ chỉ thấy được chức năng văn học theo nghĩa dung tục. Khi mà cái nhìn méo mó, tiêu chuẩn lệch lạc thì chẳng bao giờ có cái chuẩn. Vì thế “cái nhìn sự
sáng tạo cứ lên xuống theo thời tiết” ”[22]. Câu chuyện về con hổ mà mẹ
Nguyên Hồng kể cho ông nghe, đã được ông chép lại và đăng trên trang cuối báo Văn của ông, đã bị người ta nghĩ là “có vấn đề”, họ nghĩ “đời thủa nào mà người ta lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì, nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề”[22,tr.450]. Ta hình dung ra một Nguyên Hồng dằn vặt trong những cuộc
họp kiểm điểm với nước mắt lưng tròng, thậm chí khóc hu hu. Nguyên Hồng vốn là người dễ khóc và mau nước mắt. Ông là người hết sức chân thành, đa cảm khi “xoè bàn tay lên chồng báo, vuốt vuốt, mếu máo, nước mắt như trút… tôi thức đêm thức hôm… tôi bỏ hết sáng tác, ngày đêm chỉ nghĩ đến tờ báo… bài này đề tài công nhận… bài về kháng chiến, bài về thống nhất… bài về sửa sai cải cách ruộng đất… tôi không… tôi không… Rồi chẳng mấy lúc Nguyên Hồng lại khóc hu hu”[22,tr.483].
Và ta lại bắt gặp một Nguyên Hồng trong sáng, thẳng thắn đến mức cực đoan, khi đi ăn ở quán Tiểu Lạc Viên đùm theo gói thịt chó ăn thừa ở trong cặp, định mang ra mời bạn đồng nghiệp của mình, đã bị ông chủ quán Tiểu Lạc Viên đuổi ra khỏi quán “Nguyên Hồng, đứng lên giơ tay:
- Phổ ky! Câm đi!
Nguyên Hồng lật đật gói lại bọc thịt chó, bỏ vào cặp. Nước mắt lưng tròng, nói:
- Lúc nãy chúng nó đấu ông, đòi đuổi ông, bây giờ thằng Tàu này lại đuổi ông, “tỉu cái nhà ma lớ!”[22,tr.460].
Ta lại bắt gặp hình ảnh Nguyên Hồng với sự bức xúc không thể nén lại, khi xem tờ báo Nhân Dân có tiêu đề: Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và
trong công tác do Tô Hoài viết, “ Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi
Nguyên Hồng xua xua tay, nói như hét vào mặt tôi:
- Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì
không!” [22,tr.491].
Và rồi không chịu được nữa, Nguyên Hồng đã đi đến quyết định, một quyết định được dự tính từ trước:
“ - Tao về Nhã Nam.
… - Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam” [22,tr.492].
Không phải là vô tình mà là có chủ đích, Tô Hoài đã dựng lại chân dung các nhà văn trong không khí văn học thời đại lúc bấy giờ. Khi đặt nhân vật vào không khí văn chương, nhân vật được đặt trong “tổng hoà mọi mối quan
hệ xã hội”, vì thế mà chân dung các nhà văn hiện lên khá đầy đủ và sinh động.
Tô Hoài đã thấy được sự trăn trở và khủng hoảng của một thời, một giai đoạn văn học. Khi viết về Nguyễn Huy Tưởng ta thấy Tô Hoài không chỉ nhìn thấy ở Nguyễn Huy Tưởng nghị lực, sự hào hứng thiết thực mà còn thấy một Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn, trăn trở trước những khủng hoảng của không khí thời đại, Tô Hoài đã viết: “Nhưng khi về thành phố, từ lúc nào xuất hiện một Nguyễn Huy Tưởng lầm lì đăm chiêu, ít nói và khác mọi khi”[22,tr.434]. Và có lẽ “Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn. Nguyễn Huy Tưởng có những ý kiến khác với những lời bình trên báo. Nguyễn Huy Tưởng vốn kỉ luật, chịu khó viết nhật kí và sưu tầm tài liệu. Nhưng chắc Nguyễn Huy Tưởng đã không ghi lại những trăn trở, những khủng hoảng như tôi vừa kể trên”[22,tr.434]. Tô Hoài cũng hiểu được vì sao Nguyễn Huy Tưởng đã không ghi lại những trăn trở, những khủng hoảng ấy, bởi vì, “Bây giờ những ý kiến khác lạ không mấy ai dám nói ra và ghi lại. Thà chôn sâu trong lòng”[22.tr .434].
Như vậy, qua những bức chân dung của Tô Hoài, đặc biệt trong Những
gương mặt và Cát bụi chân ai - những tác phẩm ra đời trong không khí đổi
mới của văn học nói riêng và của đất nước nói nói chung, ta thấy cả một bức tranh về đời sống văn học dân tộc trong một không khí khủng hoảng, đầy những trăn trở bộn bề của các nhà văn thời ấy.
Khi viết về hiện thực lịch sử, Tô Hoài đã xoá bỏ “khoảng cách sử thi”, từ bỏ thế giới của “quá khứ tuyệt đối” như bao nhiêu người vẫn viết, để xử lí chất liệu hiện thực hoàn toàn khác. Sự kiện và con người trong tác phẩm của ông đều được đặt dưới cái nhìn suồng sã. Mọi cuộc sống xô bồ, đa diện, nhiều
sắc thái được thay thế cho một cuộc sống trang nghiêm, tĩnh tại và đơn giản. Qua cái nhìn đó, cuộc sống đã bị lột mất chiếc áo khoác thiêng liêng và không thể hồ nghi. Giờ đây, nó hiện lên gần gũi tưởng như có thể nhìn thấy, đụng chạm tới được và xem xét từ bất cứ góc độ nào. Xuất phát từ quan niệm con người là con người, con người không phải là thánh nhân, vì thế mà lần đầu tiên Tô Hoài đã cho chúng ta nhìn một số nhân vật của văn chuơng nước nhà từ một cự li gần, nói như Trần Đức Tiến: nhìn ở một “khoảng cách khá tàn
nhẫn nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc”. Những “nhân vật lớn” đó là cả
một thế hệ nhà văn: Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính. Tô Hoài đã xây dựng chân dung văn học theo lối tiếp xúc đối