7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Chân dung một số nhà văn và bức chân dung tự hoạ
Chân dung Nguyên Tuân:
Nguyễn Tuân với vóc dáng của một chàng trai trẻ những năm 30 đỏm dáng và ăn chơi khác người, ông xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Đó là một con người tài hoa, uyên bác, và giàu lòng tự trọng, cầu kì cẩn thận trong mọi nếp sống, không xô bồ, vồ vập mà kín đáo, thâm trầm. Với tính cách ngang tàng, dường như không chịu khuất phục ai, Nguyễn Tuân từng quan niệm “tự do là không bờ bến, không chính trị, nhưng cũng không bao giờ lung tung… Cái ngang ngang Nguyễn Tuân một mình một tính làm cho người ta hiểu lầm những chuyện khác thường nhưng tế nhị”[22,tr.485]. Con người ấy trong tác phẩm được mệnh danh bằng một loại từ ngữ “cây sáng kiến ăn chơi", “tay
sành ăn và kĩ tính”. Cái thú đi là một trong cái thú lớn nhất trong đời ông, đó
là sở thích, là đam mê của ông. “ Cái thúc giục vẫn là những cơn đói đi của mình”[22,tr.392], “lo cho việc đi là yêu đi và biết hưởng thụ đi. Mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn thì phải nhớ từng ly"[22,tr.395]. Có lẽ vì thế mà không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân mượn câu của P. Môrăng làm đề tựa cho cuốn tiểu thuyết Thiếu quê hương của mình, đó là: “Ta muốn sau
Con người ấy yêu ghét ai thì khó mà dấu được bởi tính tình “thẳng như
ruột ngựa”. Con người ấy không chịu được những gì giả dối vòng vèo, cho
nên đã từng nói với Tô Hoài: “Không biết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày”[22]. Trong đợt chỉnh huấn, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi nhớ những câu đã chửi ai, đã nói ác với ai như thế nào mà Nguyễn Tuân không nhớ nói lúc nào. Nhưng nghĩ chắc có nói không phải người ta vu. Chỉ không tưởng được người ta lại đem cái câu chuyện giễu cợt ấy ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời, “chỉ Nguyễn Tuân mới nhớ lâu và để bụng những câu góp ý ấy”, không tiếp thu, cũng chẳng nói lại, “có những người rồi Nguyễn Tuân không bao giờ dàn mặt nữa”[22,tr.473].
Dựng chân dung Nguyễn Tuân, Tô Hoài còn nhìn thấy trong cái con người ác khẩu đến mức nghiệt ngã ấy cũng là con người tình nghĩa với bạn bè, bao giờ cũng gửi thiếp chúc mừng những người quen biết, tặng hoa hồng cho những người ông quý trọng, chia sẻ từng chén rượu ngon với bạn bè. Đối với Tô Hoài, mặc dù Nguyễn Tuân “còn nhiều cái không bằng lòng”, thậm chí “chán chường cả năm không nhìn mặt song lâu lâu không được tào lao vài ba câu lại thấy văng vắng”[22], và khi Tô Hoài đi công tác Hà Giang hay Lai Châu “lâu lâu thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lao Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva”[22]. Yêu lớp trẻ, gọi lớp con cháu là “anh” nhưng khi dửng nhỡ mồm, mà tâm sự vài điều “tiêu cực” mà ăn đòn. Với chân dung Nguyễn Tuân điều rõ nhất ta thấy ở nhà văn ấy là sự độc đáo, tài hoa trong cách sống, và cũng là con người độc đáo, tài hoa trong sự nghiệp. “Tác phẩm của Nguyễn Tuân khiến có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ”[22]. Song không thiếu những kẻ đố kị ganh ghét, soi mói… vì thế mà sự sáng tạo cứ được nhìn từ góc độ chính trị “lên xuống theo thời tiết”, khiến Nguyễn Tuân đã phải cáu kỉnh, chua chát, mà nói rằng: “Mày
bảo chúng nó viết đi để ông với mày đi chơi, thế là biên chế bớt được người công tác theo dõi”[22]. Chân dung khép lại với cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi nghe đài báo về cái chết của Nguyễn Tuân: “Đêm qua nghe đài báo ông Nguyễn Tuân chết rồi. Tôi nghĩ vẫn như buổi tôi ngồi uống một mình nhưng Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng, trước hôm tôi ra đây. Nguyễn Tuân! Nguyễn Tuân ôi! ô hô”[22,tr.663-664].
Dựng chân dung Nguyễn Tuân, Tô Hoài đã phác hoạ rất đậm nét về những kỉ niệm giữa đời thường với Nguyễn Tuân, những chuyện vụn vặt của cuộc sống, song không phải vì thế mà người đọc bớt đi lòng kính trọng và cảm phục Nguyễn Tuân.
Chân dung Nguyễn Huy Tưởng:
Với Tô Hoài, tác giả của Sống mãi với Thủ đô là một con người hiền lành, chân thực, xốc vác với công việc chung “Nguyễn Huy Tưởng vốn trầm mặc, dẫu gặp việc vô vập, bồn chồn, anh vẫn giữ điềm nhiên”[17,tr.41]. Là một con người có kỉ luật trong công việc, thích viết nhật kí, thích sưu tầm tài liệu, thích ca tụng L.Tônxtôi:
“Nguyễn Huy Tưởng từng tròn mắt ca tụng khấn vái L.Tôxtôi, Ifxen… và ở mỗi người bạn, mỗi cán bộ cấp cao, Nguyễn Huy Tưởng đều tìm ra những ưu điểm để tô hồng. Ai nấy đều cười và quen đến độ, Nguyễn Huy Tưởng sắp khen và biết khen thế nào rồi” [22,tr.434].
Con người ấy nghĩ thực, nói thực và bao giờ cũng nhìn người, nhìn sự vật ở những khía cạnh tốt đẹp nhất, cho nên khi gặp cái gì tráo trở, bất thường thì không thể thích nghi ngay được. Nguyễn Huy Tưởng không chịu tin rằng cũng con người ấy làm gì có chuyện khi ở rừng gian khổ thì tốt đẹp, về thành phố lại đổi thay: “Chúng nó cũng vẫn là chúng mình cả thôi, chẳng lẽ chỉ biến đâu một lúc, trở lại là thằng khác à?”[22,tr .434].
Đến thời kì Nhân văn Giai phẩm, khi gặp thời cuộc thay đổi Nguyễn Huy Tưởng trở nên trầm mặc, buồn, dường như trong con người của nhà văn có một sự băn khoăn, trăn trở, có những khủng hoảng trong tư tưởng. Nguyễn Huy Tưởng trở nên “lầm lì, đăm chiêu, ít nói và có nói cũng khác hẳn mọi khi. Nguyễn Huy Tưởng tâm sự: “Cậu bảo tớ bắt chước Titô? Không phải. Tớ là Cộng sản Việt Nam”[22,tr .435]. Là Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với Đảng cho nên khi nghe tin Nam Tư bị đuổi khỏi Cục Thông tin quốc tế, rồi năm 1956 xảy ra sự kiện Hung ga ry, Nguyễn Huy Tưởng mấy đêm không chợp mắt. Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn, có những ý kiến khác những lời bình trên các báo, Nguyễn Huy Tưởng nói: “Nước Hung ga ry trong phe xã hội chủ nghĩa, nhưng trước nhất nước Hung ga ry là nước Hung ga ry đã. Các ông thấy thế nào? Tôi không hiểu, tôi không hiểu”[22,tr.434].
Trong công việc, Nguyễn Huy Tưởng là người say mê, giàu nghị lực, đã chuẩn bị viết thì phải viết bằng được. Sống mãi với Thủ đô được viết trong hoàn cảnh nhà văn đã thực sự thâm nhập với cuộc sống, đã trưởng thành cùng với kháng chiến của dân tộc: “Nguyễn Huy Tưởng đã công phu, cẩn trọng cho tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô. Mấy năm đầu trở về, Nguyễn Huy Tưởng đã viết xong tập 1. Những trang bản thảo chữ rõ nét, đều đặn, được chép ra, đánh máy cẩn thận” [17,tr.53]. Với công việc nào cũng vậy Nguyễn Huy Tưởng cũng hết sức nhiệt tình, sôi nổi và cẩn trọng.
Chỉ vài nét thấp thoáng thôi, nhưng chân dung Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho chúng ta - những độc giả những ấn tượng khá đậm nét về con người này.
Chân dung Nguyễn Bính:
Khi đọc những vần thơ chân quê của nhà thơ Nguyễn Bính, người đọc hình dung đó là một con người giản dị, mộc mạc, chân chất như vần thơ của nhà thơ. Ấy thế mà ngoài đời, Nguyễn Bính lại là một con người khác, một
con “ma men” tuỳ tiện và phóng túng trong lối sống sinh hoạt. Kí ức của Tô Hoài về nhà thơ này không nhiều song người đọc nhớ mãi cái bệnh trăng hoa của Nguyễn Bính. Có lẽ nhớ nhất kỉ niệm đau xót trong một lần say đến quên trời đất. Say đến mức đem cho thiên hạ đứa con đẻ của mình. Và để rồi “kể câu chuyện đau đớn ấy, mỗi khi nhắc lại lần nào Nguyễn Bính cũng khóc”[22,tr.433]. Làm chủ nhiệm tờ báo Trăm hoa, song đối với Nguyễn Bính “đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ”, “làm biên tập báo như làm khoán, cốt được việc chẳng cần giờ giấc bàn giấy”, “hứng thì làm thơ lên thì tung hê công việc, thích đi chơi thì vay tiền, “cơ quan lúc nào chẳng có tiền, vài ba đồng bạc đáng là bao”[22,tr .429]. Mới làm quen với Tô Hoài, Nguyễn Bính đã hỏi xin tiền:
“Bắt tay rồi, Nguyễn Bính hỏi tôi: - Này có tiền không?
Như đã biết nhau từ bao giờ. Tôi cảm động được anh hỏi han thân tình như thế. Tôi mỉm cuời. Thế là cũng chẳng đợi tôi trả lời, có lẽ cái cười hiền lành của tôi đã khiến anh ấy thấy tôi sẵn sàng rồi. Anh sai luôn:
- Vào nhà bánh giò “Đờ - măng” chỗ kia, mua dăm chiếc nhé, năm chiếc cũng không thừa đâu. Từ sáng tới giờ tớ chưa được miếng nào vào bụng”[17,tr.141].
Những bài thơ tình của Nguyễn Bính từng được độc giả yêu quí gối đầu giường vậy mà cũng là con người có tính trăng hoa, lăng nhăng, “biết bao người con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính. Nhưng cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống như thơ, không như thơ. Thế thì lại vứt bỏ. Người con gái đã đến với Nguyễn Bính khi làm báo Trăm hoa cũng chẳng được bao lâu. Chỉ tội đã có với nhau một mụn con”[22,tr.432]. “Dẫu có những bức thư tình kia là những bằng chứng sống về lời thề sông cạn đá mòn, có lúc dọa cắt tóc đi tu và uống thuốc phiện dấm thanh cho chết, nhưng chẳng có người con
gái nào yêu thơ rồi say mê người làm thơ đến bỏ nhà đi theo không”[17,tr.143]. “… Ở cái thời mà những thói tục phiền nhiễu và đồng tiền to hơn nghìn vạn lần tình cảm và tóc thề, trăng thề của con người”[17,tr.143]. Nhưng trăng hoa thế mà “suốt một thời thanh xuân, tôi cũng chưa thấy anh một lần nào lấy vợ”[17]. Ít lâu sau báo Trăm hoa bị đóng cửa, Nguyễn Bính bị điều về Ty văn hoá Nam Định. Kỉ niệm về Nguyễn Bính trong kí ức của Tô Hoài chỉ còn lại là hình ảnh “thỉnh thoảng chỉ thấy nhăn nhó rầu rĩ”.
Dựng chân dung Nguyễn Bính mặc dù Tô Hoài đã tạo dựng những gì hết sức chân thực về con người này, nhưng bên cạnh đó Tô Hoài vẫn không thể không khẳng định “tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính”, “Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình quê tuyệt vời của Nguyễn Bính”[17,tr.151]. Mặc dù vậy, đọc những dòng hồi tưởng của Tô Hoài tạo dựng bức chân dung tinh thần của Nguyễn Bính khiến cho ta có một cái nhìn không giống những gì mà ta đã hình dung được qua những trang thơ, song vì thế mà chân dung của Nguyễn Bính trở nên chân thực hơn, đời thường hơn. Khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc trở nên gần gũi hơn, không có sự lí tưởng hoá, không phóng đại và tô hồng mà trở nên chân thực hơn. Trong con người ấy có cả mặt tốt và mặt xấu, cái tốt cái xấu lẫn lộn. Kỉ niệm về Nguyễn Bính tuy buồn, rất buồn, nhưng người đọc cũng có thể chia sẻ một phần nào nỗi đau mất con - nỗi đau đã trở thành niềm nhức nhối trong suốt cuộc đời nhà thơ. Dựng bức chân dung Nguyễn Bính ta vẫn thấy những giá trị tuyệt vời của những vần thơ mà ông đã để lại cho bạn đọc.
Chân dung Xuân Diệu :
Bức chân dung Xuân Diệu trong tác phẩm Cát bụi chân ai của Tô Hoài không phải được tạo dựng bởi những hồi tưởng về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ, mà được tạo dựng qua nỗi đau tinh thần mà nhà thơ phải chịu đựng. Với
những dòng hồi ức về nhà thơ, Tô Hoài phần nào đã hé mở nỗi đau thầm kín của nhà thơ. Viết về Xuân Diệu, ta thấy Tô Hoài không hề ngần ngại kể về những chuyện đời tư, những chuyện kín của Xuân Diệu, khiến ta cảm nhận được Tô Hoài hiểu nhà thơ đến tận chân tơ kẽ tóc. Có lẽ không ai khác ngoài Tô Hoài dám dũng cảm bộc lộ điều này: “Thỉnh thoảng Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn tay nắm cả buổi, nhìn nhau tha thiết, Xuân Diệu yêu tôi"[22,tr.541], “Xuân Diệu cầm cổ tay tôi nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối, Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá”[22,tr.541]. Rồi Xuân Diệu cũng bị kiểm điểm. Con người tài hoa thường bạc mệnh. Đọc những vần thơ của ông về tuổi trẻ, tình yêu ta thấy ông yêu đời và khát khao giao cảm với cuộc đời, khát sống như vậy mà trong hồi kí của Tô Hoài, ta lại bắt gặp một con người cô đơn và bất hạnh. Con người không bao giờ biết tuổi già bởi đã từng viết về mùa xuân vĩnh hằng với những hăm hở và vồ vập ấy đã có lúc phải buột miệng thốt ra: “Chúng mình đã già rồi”[22,tr.548]. Song trên hết, kí ức của Tô Hoài cũng tô đậm những nét đẹp trong tâm hồn và cách sống của ông: “thắm thiết, tình nghĩa với bạn bè”. Đọc nhưng nét phác họa về chân dung Xuân Diệu của Tô Hoài người đọc bỗng trào lên một cảm xúc, một cảm thông chia sẻ với nỗi đau, nỗi bất hạnh của “nhà thơ tình không tuổi” này.
Chân dung Nguyên Hồng:
Nguyên Hồng được coi là “nhà văn của người cùng khổ”, Tô Hoài đã dựng lên một con người đa sầu, đa cảm, dễ khóc. Dựng bức chân dung về Nguyên Hồng ta thấy Nguyên Hồng có lúc cũng thật yếu đuối: “Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít”[22,tr.491]. Nhưng trong con người ấy cũng có lúc cứng rắn đáo để: “Ừ, Nhã Nam. Đủ,
Đọc những dòng hồi tưởng về chân dung Nguyên Hồng, ta hình dung ra một Nguyên Hồng dằn vặt trong những cuộc họp kiểm điểm với nước mắt lưng tròng. Nguyên Hồng vốn dễ khóc và hay mau nước mắt. Bên cạnh đó ta còn hình dung ra một Nguyên Hồng nhếch nhác, luộm thuộm, nhưng lại hết sức chân tình với bạn bè, và luôn coi trọng công việc. Một con người luôn tốt bụng và cởi mở: “Ai nhờ tiêm, Nguyên Hồng tiêm ngay. Lại còn hỏi bệnh, đoán bệnh và bảo người ta phải để mình tiêm. Như một thầy thuốc, một y tá thực thụ”[17,tr.98].
Nguyên Hồng sống giản dị gần gũi với mọi người. Hình ảnh Nguyên Hồng được Tô Hoài tạo dựng qua dòng hồi tưởng “như một viên chức bậc trung giữa đường công vụ - như một lão nông về quê sau chuyến đi xa - một kẻ lang thang suốt đời đi tìm đất mới”. Đối với Nguyên Hồng, quần lành áo tốt hay áo quần lôi thôi, đều chỉ như vậy”[17,tr.102]. Hình ảnh nhà văn nổi tiếng ấy cũng hết sức bình thường giản dị như bao nhiêu con người bình thường khác. Một nhà văn dân dã với nhiều phẩm chất nhưng cũng không ít những cá tính, thói tật. Với cách dựng chân dung giữa cái bộn bề phức tạp của cuộc sống, ta thấy những nhân vật - chân dung những con người nổi tiếng tuy không được tô vẽ, không phóng đại, hay lí tưởng hoá nhưng cũng không làm mất đi niềm yêu quý của độc giả. Với những chân thực ấy mà độc giả càng cảm thấy gần gũi và yêu quý và tôn trọng các nhà văn hơn.
Hình tượng tác giả - Bức chân dung tự hoạ:
Người ta vẫn thường nói “Văn tức là người”. Từ những trang văn của Tô Hoài ta có thể hình dung ra gương mặt của Tô Hoài với những đường nét cơ bản và khá rõ ràng. Những sáng tác trong mảng chân dung văn học, ta không chỉ thấy được những chân dung các nhà văn, nhà thơ cùng thời với Tô Hoài, mà ta còn thấy được bức chân dung của chính tác giả - bức chân dung tự hoạ.
Trong những trang viết của Tô Hoài, ta thấy được tấm lòng ông thổn thức cùng cảnh đời cơ cực, những số phận oan nghiệt đắng cay. Tình cảm của