7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng
Quan điểm trần thuật:
Trong Tự truyện, Tô Hoài sử dụng quan điểm trần thuật tham dự. Ở đây, người kể tham dự vào truyện như là một nhân vật ở ngôi thứ nhất. Quan điểm này xuất hiện ở nước ta được gần một thế kỷ, nó không phải là quan điểm trần thuật truyền thống. Nhưng với đặc điểm của thể loại tự truyện hay hồi ký, xưa nay quan điểm trần thuật tham dự vẫn là quan điểm chính thống của thể loại này. Những sáng tác theo quan điểm này thường hướng vào xây dựng nhân vật “Tôi không hẳn là nhân vật hướng nội chưa có nhiều trăn trở suy tư mà
có thể chỉ là những gì mà bản thân nhân vật trải qua hoặc đã chứng kiến”.
Với quan điểm trần thuật tham dự, nhân vật “tôi” có điều kiện dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, bộc lộ những trải nghiệm trong cuộc sống, thể hiện thái độ tình cảm của mình trước từng diễn biến sự việc. Trong Cỏ dại, Tự truyện nhân vật tôi kể về thời thơ ấu của mình, về những người thân ruột thịt, về cuộc sống ở quê nhà - vùng ngoại ô Hà Nội: Nghĩa Đô. Dòng hồi tưởng miên man, tưởng như bất tận. Người đọc lại được dõi theo quá trình khôn lớn và trưởng thành của nhân vật tôi. Ký ức xa xưa tưởng chừng như chưa hề phai nhạt, những chi tiết, sự việc xảy ra trong quá khứ mà vẫn tươi mới, gây nhiều hứng thú như mới ngày hôm qua. Những kỷ niệm trong quá khứ của Tô Hoài không phải là những biến cố, sự kiện lớn lao trọng đại mà là ở những chuyện đời thường, những chuyện “vụn vặt, nhem nhọ”. Ta hãy thử đọc một đoạn hồi tưởng được nhìn qua con mắt trẻ thơ.
“Mỗi năm, vào tết Nguyên Đán, ông tôi sắm một chậu nước vôi và cái thép lá thông. Ông nhúng thép vào vôi, phết thành những đường vòng to bằng chiếc mẹt trên mặt tường. Lạ lắm, nhưng tôi không dám hỏi. Có lần, ông tôi cắt nghĩa: cái vòng vôi này để trừ tà. Năm mới, ma quỷ dưới âm thường lên trần gian cướp nhà của người ta. Cái vòng vôi này làm cho ma quỷ sợ không dám vào. Nghe thế, tôi đủ hãi. Mỗi năm, tôi ngẩn ngơ nhìn ông tôi bê chậu nước vôi đi xung quanh nhà quét lại những hình tròn tròn. Lốt vôi tô lại mãi, trắng rợn”[19,tr.6].
Nhà văn đi vào khai thác mạch sống thực của cuộc đời - các “mạch sống
của cuộc đời tạp nham” Tô Hoài từng tâm sự: “Đời không ở cái suông nhạt
của một mảng cổ tích nhăng cuội, ở những chuyện trai gái thói thường đem bôi nhèm trên giấy. Tôi có thể viết vô vàn chuyện mộng mơ, hoa lá. Mà tôi không viết được. Xưa nay tôi chỉ quen với những gì vụn vặt, nhem nhọ…”[24].
Quan điểm trần thuật tham dự khiến cho cái tôi của nhà văn có dịp được bày tỏ, được bộc bạch, phơi bày tâm trạng của mình. Mỗi con người chúng ta ai cũng có một tuổi thơ để nhớ về. Trong trí óc còn non dại, tinh khôi như một tờ giấy trắng, cuộc sống quả là thú vị và có bao điều mới lạ cần khám phá. Cho nên tất cả những gì diễn ra quanh cuộc sống của một đứa trẻ, dù chỉ là rất nhỏ, người lớn không để ý tới cũng sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm trong ký ức trẻ thơ, như nhà văn Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của tôi:
“Nếu tờ giấy trắng được nhuộm màu nào đầu tiên thì cái mầu ấy là nền, nó rõ
mãi và bền mãi. Thì trong đời người ta những điều mắt thấy tai nghe được nhớ lâu nhất, ảnh hưởng sâu nhất, tạo cho con người ta một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này, cũng là ở trong thời
Nhân vật tôi như dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, chứng kiến những vui buồn của nhân vật và thái độ tình cảm của nhà văn trước từng diễn biến của sự việc. Tự truyện là tác phẩm viết thuần tuý theo quan điểm trần thuật tham dự. Nhân vật “tôi” chính là tác giả kể lại những bước thăng trầm của đời mình. Đó là cái tôi “hướng ngoại”, cái “tôi” từng trải để sống và hoạt động xã hội, nó không dằn vặt, giằng xé nội tâm như nhân vật Thứ trong Sống mòn của Nam Cao. Với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã kể lại chuyện cá nhân, chuyện gia đình, làng quê và xa hơn chút ít là Kẻ chợ, rồi lần theo trường đời đi kiếm sống, tìm việc làm và miếng ăn…
Cái buồn dường như bao trùm lên cảnh vật, con người trong tác phẩm: buồn vì sự quẩn quanh, tù túng, buồn vì cái trôi nổi bồng bềnh của một kiếp người lúc bấy giờ. Nhân vật tôi được hiện diện thật sống động qua dòng hồi ức của tác giả. Nhân vật tôi được hiện diện bằng xương, bằng thịt, ngoài hình dáng, hành động, nhân vật tôi còn được khắc hoạ những cá tính, những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày - điều mà nhiều cây bút khi xây dựng nhân vật ít để tâm tới. Trong Tự truyện “nhà văn thực sự đã đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cái nhìn trẻ thơ để nói lên một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”[32]. Mảng sống ấy rất sinh động có những dáng nét, góc cạnh của cuộc sống đời thường, có lẽ có được điều ấy, trước hết là vì khả năng nhớ dai và rất sinh động ở ký ức của Tô Hoài. Cũng có lẽ vì lứa tuổi thiếu niên, mười tám đôi mươi ấy của đời người lại khớp đúng vào lúc đời sống dân tộc đang chuyển mình từ một thời kỳ tối tăm nhất để chuẩn bị cho một ngày mới - đêm sâu Tiền Cách mạng.
Ở Tự truyện nhân vật tôi được hiện diện thật sống động. Ở đó có những ngày thơ ấu (Cỏ dại), những ngày cắp sách đến trường (Mùa hạ đến, mùa
những ngày lang thang tìm việc làm (Đi làm), những ngày thất nghiệp (Hải
Phòng)… Một quãng đời của một đời người, tuy không phải là dài nhưng lại
chất chứa bao kỷ niệm vui buồn. Ở đó có nhân vật tôi hiện diện với những cá tính, thói tật, thói quen sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày.
Cảnh buồn cứ hiện ra trước mắt người đọc dường như bao trùm lên toàn cảnh vật và con người trong cuộc sống. Bắt đầu là hình ảnh của một Cu Bưởi, được thoát ly “nhà quê ra Kẻ Chợ học chữ. Hai năm trời trôi đi, Cu Bưởi chẳng học được một chữ nào vào đầu, thay vào đó là bao nhiêu “kiến thức” bếp núc, nội trợ. Buổi sáng nào “tôi” cũng hì huỵch vần từng chiếc lốp ôtô dựng ngoài mặt tường trước cửa hàng. Tối đến, lại hì huỵch theo mé tường vần vào. “Xong việc vần lốp ôtô là tới việc đánh giầy, xong đánh giầy, vào rửa một chậu bát đũa rếch. Đoạn việc rửa bát rếch, tiếp đến cọ chai (…) cọ được vài chục chai, đã đến buổi trò tan chiều. Tôi sửa soạn và phụ thổi cơm. Nếu không, đem giẻ lau xe đạp cho chú Luyến”. Những ngày đi “du học” của Cu Bưởi sao mà buồn tẻ và thảm thương đến thế. Bao nhiêu ngày tháng trôi đi nơi Kẻ chợ, Cu Bưởi đâu học được chữ nào mà chỉ biết “đánh giầy, cọ chai…, biết nhặt rau muống, ngọn dài, ngắt làm đôi. Gốc cằn và lá sâu thì bỏ”[19]. Thảm thương hơn, hai năm trở về quê là hình ảnh một Cu Bưởi bụng rỗng chữ, cái đầu trắng mốc “hành trang” về là mấy hòn bi sắt và một cái búa đanh, cùng việc thạo nhặt rau muống, cọ nồi và thổi cơm. Nhân vật “tôi” trong Cỏ dại đi vào ký ức bạn đọc không phải là hình ảnh một đứa trẻ khao khát tình mẹ như hình ảnh bé Hồng (Những ngày thơ ấu) hay hình ảnh bé Dần (Sống nhờ - Mạnh Phú Tư), cũng không phải là hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên trong sáng trong độ tuổi vô tư của mình… mà là hình ảnh Cu Bưởi sớm phải bươn trải trong trường đời, sớm phải ý thức về bản thân trong một môi trường buồn tẻ nghiệt ngã. Vì thế mà nhân vật tôi của Tô Hoài buồn nhiều hơn vui,
nỗi buồn đi từ trường đời vào nhân vật và niềm vui cũng được chắt lọc từ cuộc sống hết sức bình dị mà ra.
Đến tuổi đi làm tự kiếm sống, nhân vật tôi vật vã trong nhiều nghề khác nhau, nhiều niềm vui, nỗi buồn khác nhau. Từ việc bán hàng ở hiệu giày Bata số nhà 89 phố hàng Đào, công việc buồn tẻ và lạ lùng: “từ giờ anh phải đứng góc ngoài này (…), phải để ý kỹ những người ra vào (…), phải trông từng người một, trong nách trong bụng có thu thu cái gì không”, “… Thành ra bây giờ “tôi” là người tập bán hàng, lại kiêm cả những việc của thằng bồi xăm và thằng hề đồng” nữa. Hết ở hiệu giày Bata, lại về cửa hàng giày ở phố hàng Khay chuyên bán cho khách hàng là tây đầm. Chẳng bao lâu bị đuổi việc, vì ở đây “Tôi” bị quở trách “đã tây thì ra tây, đừng ăn mặc kiểu thế mà bẩn mắt khách hàng”[19], đến việc làm ở hãng Hàng Bông thợ nhuộm, rồi đi làm kho với công việc khuân vác nhặt nhạnh, cuối cùng bỏ việc lang thang…Thảm thương nhất là những ngày thất nghiệp ở Hải Phòng. Trong những ngày tìm việc nương nhờ vợ chồng người bạn nhưng họ cũng nghèo quá, nhà của Cần được tác giả miêu tả: “có lẽ đây là cái buồng tắm cũ. Kê vừa vặn được chiếc giường nhỏ. Thò chân ra ngoài thành giường đã đụng vào tấm cánh sào che hiên” [19], để rồi phải thất thểu quay về Hà Nội… Khắc hoạ nhân vật từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống đời thường như thế, nhà văn không có ý định làm méo mó hoặc bôi nhọ nhân vật, mà ở đây là một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn. Có lẽ trong làng văn hiện đại Việt Nam ít ai viết về kỷ niệm tuổi thơ và những ngày bước vào tuổi trưởng thành với nhiều chi tiết “vụn vặt” như Tô Hoài.
Như vậy, quan điểm trần thuật tham dự mặc dù là qui định trong thể loại tự truyện song đến ngòi bút Tô Hoài người đọc vẫn cảm nhận được tính khách quan của sự vật hiện tượng được miêu tả, cộng với cách kể chuyện hấp dẫn có duyên, nhiều khi lan man mà vẫn kết dính, nhiều khi “vụn vặt” mà vẫn
có ý nghĩa…tất cả những điều đó đã lôi cuốn người đọc làm nên sức hấp dẫn trong Tự truyện của Tô Hoài.
Giọng điệu trần thuật:
“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm. Cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính
hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[15].
Ở mỗi tác giả trong sáng tác của mình, có chất giọng riêng khác nhau, Sêkhốp từng nói: “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người
đó không bao giờ là nhà văn cả”. Giọng điệu trần thuật phụ thuộc vào quan
điểm trần thuật. Quan điểm trần thuật khác nhau sẽ dẫn đến giọng điệu trần thuật khác nhau. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong nhà văn và tác dụng truyền cảm tới người đọc, thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu sắp xếp
xong hệ thống nhân vật”[15].Giọng điệu trần thuật rất đa dạng phong phú như
cuộc sống vốn có của nó. Ở Tô Hoài giọng điệu trần thuật luôn giữ được bản sắc riêng: giọng hài hước dí dỏm pha chút mỉa mai, tinh quái. Có thể nói đó là chất giọng khá ổn định mặc dù trước và sau Cách mạng, cũng có lúc nó xuất hiện đậm nhạt khác nhau song nhìn chung là phổ biến. Bên cạnh giọng điệu khác, nó làm nên tính phức điệu trong giọng điệu trần thuật của tác giả.
Đọc Cỏ dại, ngay trong hồi ức về mình ta đã nhận ra chất giọng hài hước, dí dỏm, một cái nhìn giễu cợt về mình: “Một buổi kia, đương ngồi, tôi chợt buồn đi đái. Thôi chết. Tôi đã thấy có những đứa thường khoanh tay, thò đầu lên bàn thầy, “xin thầy cho đi giải ạ” Tôi cũng sẽ lên thưa thầy một câu, tôi cũng được đi. Nhưng tôi không dám lên. Tôi cứ ngồi im, chốc chốc nhăn nhó nhìn trộm thầy…”[19,tr.45]. Hay có hôm ngủ mê Cu Bưởi đái dầm:
“Một đêm kia, tôi ngủ mê thấy được về chơi nhà. Lâu lắm mới được về. Lạ quá, trước nhà có cây cam quả chín đỏ ối. Tôi hái ăn chán chê. Rồi tôi chạy ra ngõ. Tôi đứng trên đầu cây gỗ. Tôi vén quần cẩn thận. Tôi đái một bãi chơi.
Tôi sực tỉnh. Quần tôi ướt hết đũng. Mặc phản ẩm nhơm nhớp. Quần ướt quá. Tôi ngồi, hai mắt ráo hoảnh. Cơn ngủ đã tan mất. Tôi khấn thầm, cầu cho cái quần chóng ráo…”[19,tr.78].
Trong dòng hồi tưởng về người ông, bên cạnh những tình cảm thương yêu, kính trọng người đọc vẫn nhận ra giọng điệu tinh quái dí dỏm vốn có của nhà văn và trong cái tinh quái dí dỏm ấy có một cái gì đó không hẳn là mỉa mai mà là chua chát, tủi buồn, buồn vì cuộc đời kiếp người cũng quẫn, quanh quẩn, tù túng, những kiếp người như đang sắp tắt, sắp chìm xuống, không hy vọng vào tương lai. Vì thế mà dòng hồi tưởng thấm đẫm nỗi buồn. Dí dỏm, hài hước, tinh quái, nghịch ngợm mà người đọc vẫn thấy thấm buồn:
“Chỉ có lúc ngồi bên mâm rượu với ông, tôi mới biết yêu ông, sợ ông và cũng ghét ông nhất. Bởi vì, suốt ngày lầm lì, đến quãng vài ba chén cay vào, ông tôi mới nói ra, lúc ấy ông tôi hay sinh sự đánh bà tôi.
Ông chửi bà tôi - rằng chỉ vì “con mẹ trời đánh kia” mà ông không có con trai - lần nào cũng một câu rủa ráy ấy. Ông tôi ngồi rụt cả hai ống chân lên phản. Hai bàn tay nắm lại, đặt xuống trước hai bàn chân, như lối ngồi của ông Ba Mươi trong tranh thờ. Ông ngồi đợi bà nói thêm một câu. Chỉ một câu thôi. Câu gì cũng được, miễn là có câu nói cho ngứa hai lỗ tai mà bà tôi thì không bao giờ im được…”[19,tr.14-15].
Hình ảnh người ông trong kí ức Tô Hoài gợi ta nhớ đến người ông của Macxim Goócki trong thời thơ ấu. Họ giống nhau bởi cùng chung số phận: đều là những con người “dưới đáy” của sự cùng khổ, “đói cơm rách áo” thì quay ra hành hạ người thân của mình, tìm đến rượu để vơi đi nỗi đau và trút
vào nhau tất cả sự căm tức, cứ như đó là nguyên nhân cho nỗi khổ của đời mình. Họ đâu biết rằng họ chỉ là nạn nhân của cái xã hội bất công ấy.
Như vậy trong Tự truyện ta nhận thấy có sự đan cài, pha trộn nhiều giọng điệu khác nhau trong cùng một tác phẩm song nổi bật lên vẫn là nụ cười hài hước dí dỏm, có khi trong dòng hồi tưởng về mẹ, bên cạnh những tình cảm thương yêu, kính trọng độc giả vẫn nhận ra giọng điệu tinh quái dí dỏm vốn có của nhà văn và cũng trong cái tinh quái dí dỏm ấy là một nỗi buồn chua chát về cuộc đời, kiếp người nghèo khổ, tù túng không có hy vọng vào tương lai:
“Bóng u tôi hoà lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ lòng đen nhuốm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ trong lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, thấp thỏm đợi chờ dài dặc. Người ta hình như không mấy khi tỉ mỉ nhìn ngắm những người thân. Có khi như sực nhớ tôi bỗng giật mình ngờ ngợ như người trước mặt đây không phải là u tôi. Có