Xây dựng kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn tài chính aca group thực hiện (Trang 97 - 99)

II. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

2.1.1.Xây dựng kế hoạch kiểm toán

2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính thực hiện

2.1.1.Xây dựng kế hoạch kiểm toán

KTV nên có kế hoạch khảo sát khách hàng một cách chi tiết để đánh giá chính xác hơn rủi ro kiểm toán, từ đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, hiệu lực. Công việc khảo sát cần được giao cho KTV có trình độ chuyên môn cao mới có thể đánh giá tổng quan được về công ty khách hàng.

Trong chương trình kiểm toán, Công ty có hướng dẫn thực hiện một số các thủ tục đặc trưng đối với từng khoản mục, tuy nhiên các hướng dẫn này chưa tính đến đặc điểm đối với từng loại khách hàng. KTV phải có sự hiểu biết về công ty khách hàng để cụ thể hoá chương trình kiểm toán một cách hiệu quả nhất.

Khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết các khoản phải thu khách hàng, KTV phải xây dựng các thủ tục kiểm toán bổ sung, đề phòng trường hợp không thể sử dụng kĩ thuật gửi thư xác nhận.

2.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Công ty đánh giá hệ thống KSNB chủ yếu là phỏng vấn nhân viên khách hàng, dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV nên hiệu quả chưa cao. Công ty đã xây dựng được bảng câu hỏi về HTKSNB nhưng vẫn chưa được sử dụng thường xuyên trong các cuộc kiểm toán.

Công ty có thể đưa vào áp dụng 2 phương pháp sau:

Sử dụng lưu đồ: sử dụng biểu đồ và kí hiệu các chứng từ, tài liệu cùng quá trình lưu chuyển của chúng để mô tả HTKSNB. Phương pháp này cung cấp cái nhìn tổng

quan về HTKSNB của khách hàng nên thường áp dụng với doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống sổ sách, chứng từ phức tạp.

Bảng tường thuật: mô tả trực tiếp HTKSNB của khách hàng nên được áp dụng đối với doanh nghiệp có HTKSNB giản đơn và hoạt động có hiệu quả.

Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, thích hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp. Do vậy khi áp dụng cần kết hợp cả 3 phương pháp và dựa trên kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của KTV.

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng phải thường xuyên cập nhật theo chế độ kế toán mới. Theo thông tư 23/2005 của Bộ tài chính, các khoản phải thu được chia thành các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn, số dư của các khoản phải thu không chỉ ở TK 131, 138, mà còn ở TK 141, 144, 244. Do đó, Công ty phải bổ sung các thủ tục kiểm toán để có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực.

Đi đôi với hoàn thiện chương trình kiểm toán nói chung, Công ty tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC. Kiểm soát chất lượng kiểm toán là vấn đề vô cùng quan trọng, soát xét hồ sơ kiểm toán và kiểm tra công việc KTV đã thực hiện, nhằm nâng cao trách nhiệm của KTV thực hiện kiểm toán các khoản mục.

2.1.4. Quy định về trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi

Để giảm bớt ước tính chủ quan của người trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, giảm rủi ro tiềm tàng của các khoản dự phòng này, Công ty đã áp dụng thông tư 13/2006/TT-BTC:

Tỉ lệ trích lập dự phòng

30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

năng thu hồi và được xử lý.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu là các khoản phải thu khó đòi

Các khoản phái thu được coi là khó đòi:

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng, khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác

Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể: người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Các khoản nợ quá hạn 3 năm được coi là không có khả năng thu hồi.

Nguyên tắc hoàn nhập dự phòng đối với các khoản dự phòng phải thu khó đòi

Việc hoàn nhập dự phòng được ghi tăng thu nhập khác vì thế có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản dự phòng.

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn tài chính aca group thực hiện (Trang 97 - 99)