HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
1. Đánh giá chung về tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group
Kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính được thực hiện theo 1 quy trình chung. Trong quá trình thực hiện, từng giai đoạn đã bộc lộ những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu.
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này, KTV đã thu thập khá đầy đủ thông tin về khách hàng bao gồm: ngành nghề hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, các vụ tranh chấp pháp lý hoặc kinh tế (nếu có), giải trình của Ban giám đốc, HTKSNB...Từ đó để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, đánh giá rủi ro kiểm toán để xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khách hàng.
lại ở giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, các chính sách tiền lương, khen thưởng..., chưa có thông tin chung về lĩnh vực, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, biến động của thị trường trong kì kế toán.
Việc đánh giá hiệu quả của HTKSNB phần lớn dựa vào việc phỏng vấn nhân viên công ty khách hàng, xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV. Đối với những khách hàng mới, sự hiểu biết của KTV về HTKSNB còn chưa đầy đủ. Việc sử dụng bảng câu hỏi mới chỉ được áp dụng tại một số khách hàng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của vấn đề này do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán. Công ty phải đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời phát hành Báo cáo kiểm toán đúng thời hạn
1.2. Thực hiện kiểm toán.
Hiện nay hầu hết các công ty kiểm toán tại Việt Nam, trong đó có ACA Group thực hiện kiểm toán BCTC theo khoản mục. Do vậy KTV chưa kiểm tra được mối liên hệ giữa các khoản mục. Trong khi đó, sai phạm trong khoản mục này sẽ kéo theo sai phạm trong khoản mục có liên quan, KTV phải thấy được mối liên hệ này để có điều chỉnh kịp thời
Ngoài ra, KTV ít sử dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán, chưa đánh giá chính xác được tình hình sản xuất - kinh doanh hiện tại và sự biến động so với kì hạch toán trước của Công ty khách hàng. KTV chưa quan tâm đúng mức đến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tại một số Công ty khách hàng, thủ tục phân tích hầu như không được áp dụng làm tăng khối lượng thủ tục kiểm tra chi tiết phải thực hiện.
Mẫu được chọn để kiểm tra không mang tính đại diện cho tổng thể, dẫn đến rủi ro kiểm toán cao. Tại Công ty, các KTV chủ yếu chọn ra các nghiệp vụ có số dư cuối kì, số phát sinh trong kì lớn, nội dung nghiệp vụ bất thường. Đây là hình thức chọn mẫu phi ngẫu nhiên, mang tính chủ quan của KTV. Trong khi đó gian lận và sai sót có nhiều khả năng xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ hoặc bằng 0.
Chủ nhiệm kiểm toán tổng hợp bằng chứng kiểm toán, các phát hiện của KTV, trao đổi với BGĐ Công ty khách hàng để đưa ra bút toán điều chỉnh. Sau đó xem xét các sai phạm trên khía cạnh trọng yếu để bày tỏ ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTC trên Báo cáo kiểm toán.
Nhìn chung, Báo cáo kiểm toán được phát hành đều dựa trên các bằng chứng đầy đủ và hiệu lực.
2. Đánh giá về tổ chức công tác kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại
Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group.
Công tác kiểm toán các khoản phải thu khách hàng dựa trên quy trình kiểm toán chung tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Bên cạnh những đặc điểm chung, kiểm toán các khoản phải thu khách hàng có đặc trưng riêng.
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông qua những hiểu biết ban đầu, KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát (được thể hiện trên bảng câu hỏi về HTKSNB). Tuy nhiên trong giai đoạn này mức rủi ro kiểm soát xác định được hoặc chưa phù hợp hoặc không xác đáng do KTV chưa có được những hiểu biết tổng quan nhất về công ty khách hàng. KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng được KTV phát hiện và đánh giá trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng mô hình xác định mức trọng yếu MP do Kreston International chuyển giao. Đây là mô hình khoa học, đưa ra mức độ trọng yếu phù hợp cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục.
2.2. Thực hiện kiểm toán.
Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng áp dụng cho tất cả các khách hàng ít xét đến tính đặc thù về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, đặc thù về kiểm soát...
Mặc dù ACA Group đã xây dựng được chương trình kiểm toán khá hoàn thiện nhưng một số thủ tục chỉ mang tính kiểm tra hệ thống kế toán, kiểm tra số liệu của kế toán.
Chương trình kiểm toán các khoản phải thu của Công ty chưa chia các khoản phải thu khách hàng thành các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn.
Trong chương trình kiểm toán các khoản phải thu có đưa ra thủ tục gửi thư xác nhận để đối chiếu công nợ. Đây là biện pháp thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị do bên thứ 3 cung cấp. Thực tế Công ty chỉ gửi thư xác nhận đối với những khách hàng chưa có biên bản đối chiếu công nợ để tránh sự lãng phí không cần thiết.
Công ty chưa thực hiện gửi thư xác nhận đối với các khoản công nợ có số dư bằng 0. Đây là do giới hạn về thời gian kiểm toán và chi phí kiểm toán. Bên cạnh đó, việc không nhận được thư xác nhận đã gửi đi thường xuyên xảy ra. Do đó KTV thường phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để kịp thời phát hành Báo cáo kiểm toán.
Các khách hàng được chọn để gửi thư xác nhận và kiểm tra chi tiết thường được chọn theo cảm nhận của KTV mà không theo nguyên tắc như chọn mẫu xác suất hoặc chọn mẫu phi xác suất, dẫn đến chọn mẫu không điển hình, dễ bỏ sót các sai phạm.
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được đặt trong mối quan hệ với chu trình bán hàng - thu tiền. Do Công ty thực hiện kiểm toán theo từng khoản mục trên BCTC, nên không thể thấy được mối liên hệ này.
Các thủ tục phân tích ít được thực hiện, làm tăng khối lượng công việc kiểm tra chi tiết của KTV.
Công việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán không được tiến hành thường xuyên.
2.3. Kết thúc kiểm toán
Kết quả kiểm toán của từng khoản mục đều được chủ nhiệm kiểm toán tập hợp để phát hành báo cáo kiểm toán. Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng đặt trong mối quan hệ với khoản mục doanh thu, tiền...
Hiện nay do giới hạn thời gian phát hành báo cáo kiểm toán, Công ty khách hàng phải công bố báo cáo kiểm toán trong vòng 90 ngày sau ngày kết thúc niên độ kế
toán. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Công ty ACA Group đã có được hệ thống báo cáo kiểm toán đảm bảo khoa học về hình thức, tin cậy về nội dung.