Tiến hành sửa sang, tôn tạo, bảo dưỡng ngôi mộ của thầy giáo Y JUT

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 57 - 58)

II. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HAI TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

l Tiến hành sửa sang, tôn tạo, bảo dưỡng ngôi mộ của thầy giáo Y JUT

Theo sự phân công mà giáo viên đã có chủ định ngay từ khi ở nhà, các tổ, nhóm được phân công trước tùy theo khả năng và sự chuẩn bị trước, cắt đặt cho các em tiến hành sửa sang, nhổ, nhặt cỏ, trồng hoa, quét vôi, sơn cho ngôi mộ, trồng cây lưu niệm. Đây là một công việc rất thú vị và có ý nghĩa. Giáo viên cần nắm được năng lực, sở trường của từng nhóm, từng cá nhân để bố trí hợp lý và kích thích tính chất thi đua. Nếu cần, có thể chấm điểm nội dung này. Tốt nhất, công việc này nên tiến hành trước sự chứng kiến và tham gia của già làng, trưởng bản hoặc người có trách nhiệm để có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thầy trò vừa làm việc, giáo viên có thể giải đáp thắc mắc của học sinh nếu có.

l Tập trung học sinh, nhận xét đánh giá buổi tham quan

F Giáo viên đánh giá công việc của từng tổ, nhóm, cá nhân. Cần biểu dương, nêu gương đối với những em có thành tích và phê bình, rút kinh nghiệm với những học sinh hoàn thành nhiệm vụ chưa tốt.

F Nếu giáo viên chấm điểm phần tôn tạo, phong quang khu mộ thì cần công khai điểm trước tập thể.

Giáo viên có thể đưa hai dạng viết thu hoạch để học sinh lựa chọn:

ð Nêu câu hỏi đã chuẩn bị trước, học sinh căn cứ vào những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được thông qua buổi tham quan để trả lời.

ð Cho học sinh tự do trình bày hiểu biết, cảm tưởng của mình về thầy giáo Y JUT hoặc trình bày những hiểu biết của riêng mình.

l Phát biểu cảm ơn đối với đại biểu buôn làng có mặt và ra về.

Nếu có mang theo máy chụp hình, nên tổ chức chụp hình lưu niệm để sau này trưng bày ở phòng truyền thống của trường. Tùy theo quỹ thời gian và các điều kiện khác, nếu có thể sẽ tham quan thêm khu nhà dài Êđê – một di tích văn hóa ở ngay gần đó.

Trên đây là thiết kế hai bài giảng giới thiệu. Chúng tôi chủ yếu thiên về phần chuẩn kiến thức. Tất nhiên, hiệu quả các tiết dạy học lịch sử địa phương mang tính chất đặc thù này phụ thuộc chủ yếu vào khâu chuẩn bị của giáo viên (chúng tôi nhấn mạnh) Còn một vấn đề nữa, trên thực tế các trường học THCS, kể cả THPT, trước hết là lãnh đạo còn đang lúng túng, dẫn đến ngần ngại khi nghe nói đến tham quan, ngoại khóa dã ngoại. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài vấn đề phương pháp thì nổi cộm là chuyện kinh phí. Mặt khác, nếu khâu tổ chức không tốt thì rất có thể xảy ra những rủi ro. Giải quyết được vấn đề mang tính chất thế giới quan này không phải là ngày một ngày hai. Tuy vậy đã là quy định pháp lý thì không thể không làm. Vấn đề quan trong là chúng ta phải hiểu được vai trò của lịch sử địa

phương, phải cố gắng, phải xã hội hóa công tác giáo dục như chủ trương của

Đảng và nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 57 - 58)