KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ DAKLAK TỪ THẾ KỶ X ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX:

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 44 - 47)

KỶ XIX:

1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên-xã hội

Tỉnh DakLak nằm về hướng phía tây dãy Trường sơn, trải dài từ 14 độ đến 13 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc, trải rộng từ 107 độ 12 phút đến 108ˆ độ 54 phút kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, nam giáp Lâm Đồng, Bình Phước, đông giáp Phú yên, Khánh Hoà, tây giáp vương quốc Campuchia. Với tổng diện tích tự nhiên là 19800 km vuông, DakLak là tỉnh lớn nhất Việt Nam (tính đến trước khi tách tỉnh).

Dak Lak nằm ở độ cao trung bình 536m nên khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhiệt độ trung bình là 20oC. Tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ chênh nhau 2- 3oC. Rừng chiếm 4/5 diện tích đất đai, có rất nhiều gỗ quý hiếm như thuỷ tùng, cẩm lai, cà te, hương, sao, trẩu… cùng với nhiều loại thú rừng quý hiếm như voi, bò tót, hổ, gấu, hươu, nai… Lượng mưa trung bình hàng năm là 2050mm. Trong hơn 40 dân tộc thì người Ê đê, Mơ nông là cư dân bản địa lâu đời nhất ở Dak Lak.

nền đất đỏ bazan phì nhiêu, trù phú. Tuy đất đai trù phú, màu mỡ như vậy nhưng phương pháp canh tác của đồng bào ở đây còn đơn giản, lạc hậu. Đồng bào sống thành những đơn vị cơ sở là buôn. Hợp thành buôn là những gia đình theo chế độ mẫu hệ với những quan hệ thân tộc khiến cho cộng đồng được duy trì khá bền vững.

Con người Dak Lak thật thà, chất phác và giàu tình cảm, rất mến khách, thậm chí khách của một người nào đó cũng được coi là khách của làng. Tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc ở đây bắt nguồn từ tín ngưỡng nguyên thủy thờ cúng Yàng và các thần linh.Yàng có một quyền lực rất lớn trong đời sống tâm linh của cư dân các dân tộc ở đây. Tuy chữ viết xuất hiện muộn nhưng văn học dân gian của đồng bào Dak Lak nói riêng và Tây nguyên nói chung khá phát triển và đặc sắc. Những trường ca như Đam San, Xinh Nhã… không những là niềm tự hào của các dân tộc ở đây mà còn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống, đồng bào Dak Lak còn duy trì khá nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là trong ma chay, cưới hỏi. Từ khi đất nước độc lập, thống nhất và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, được sự quan tâm đầu tư đúng mức của Đảng và nhà nước, DakLak đang từng ngày thay da đổi thịt, trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn, giàu tiềm năng.

2. DakLak - vài nét chấm phá về lịch sử:

Trên thực tế, các dân tộc tuy không hình thành nên những lãnh thổ tộc người riêng biệt nhưng mỗi dân tộc đều tập trung ở một số vùng nhất định. Người Êđê cư ngụ ở vùng trung tâm, vùng bắc và đông bắc. Người M’nông sống chủ yếu ở khu vực phía Tây nam tỉnh. Người Gia rai, Ba na… tập trung ở vùng giáp giới tỉnh Gia Lai. Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, H’mông… ở thành từng cụm nhỏ rải rác trên nhiều địa bàn trong tỉnh. Người Kinh có mặt vào đầu thế kỷ XX và cư trú hầu khắp.

Trải qua nhiều thế kỉ cùng chung sống, các dân tộc trong vùng có quan hệ láng giềng, gần gũi với nhau về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Nhìn chung, các

dân tộc bản địa có chung một đặc điểm, đó là sự tồn tại khá bền vững của những mối quan hệ xã hội truyền thống được hình thành qua một thời kì lịch sử lâu dài, trong đó, sự phát triển của các quan hệ công xã nông thôn còn đậm nét. Tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng còn chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội, văn hóa của đồng bào. Tinh thần thượng võ, nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình là những truyền thống luôn được tôn trọng, kế thừa và phát triển.

Những bản trường ca “Khan” như Đam San, Đam Bri… các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn và tượng nhà mồ, các loại nhạc cụ dân tộc… từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng không chỉ là niềm tự hào của Dak Lak, của Tây Nguyên mà còn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, thu hút nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử văn hóa, dân tộc học, ngôn ngữ học.

Cũng tại đây, năm 1949, Condominas (người Pháp) lần đầu tiên tìm thấy bộ đàn đá ở một làng người M’nông thuộc huyện Lak. Tháng 6-1993, bộ chiêng đá “Goong lú” đã được phát hiện tại huyện Dak Rlấp, chúng có hàng nghìn năm tuổi.

Cùng với điều kiện thiên nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, Dak Lak cũng có một lịch sử phát triển sống động.

Đến thế kỉ VI, Chân Lạp-một chư hầu của đế quốc Phù Nam đã tiêu diệt đế quốc Phù Nam. Chân Lạp trở thành một đế quốc hùng mạnh, thôn tính toàn bộ đất đai của đế quốc Phù Nam. Đến đây, người M’nông và các dân cư ở Dak Lak lại chịu sự thống trị của Chân Lạp.

Sau khi thiết lập vương quốc Phù Nam, qua hàng nghìn năm hoà huyết giữa các tộc người đã hình thành nên người Ê đê, Gia rai, M’Nông hiện đại khai phá Cao nguyên Dak Lak-Plâycu.

Cho đến thế kỉ 7, sau những cuộc giao tranh với vương quốc Chân Lạp, Chiêm Thành chiếm lĩnh toàn bộ khu vức này. Bắt đầu từ đấy, cư dân Tây Nguyên rơi vào sự đô hộ của Chiêm Thành, cho mãi đến thế kỉ XV.

hành nhiều cuộc chiến tranh và lôi kéo cư dân ở Tây Nguyên vào những cơn lốc chinh chiến triền miên, buộc họ phải chịu những gánh nặng thuế má, phu phen, cống nộp. Giai cấp thống trị đã cướp bóc của họ vô số vàng bạc, ngà voi, sừng tê giác, nhựa thông, hổ phách, gỗ, trầm hương, các cây thuốc quý, đồng thời bắt họ lao động sản xuất, phục dịch nặng nề.

Trước sự giày xéo, cướp bóc dã man của quân xâm lược, nhân dân Tây Nguyên đã vùng dậy đấu tranh anh dũng. Xuất phát từ bản năng tự vệ, từ tinh thần quả cảm, từ mối dây ràng buộc huyết thống trong cộng đồng thị tộc, họ tổ chức chống lại ách thống trị của ngoại bang. “Làng chiến đấu” và các “liên minh quân sự” giữa các bộ lạc - những khái niệm mà các nhà dân tộc học thường hay nói đến - chính là dấu tích truyền thống chống ngoại xâm từ xa xưa con tồn tại cho đến ngày nay.

Cuộc tiếp xúc với văn hoá nước ngoài, do điều kiện chiến tranh và sinh sống cũng ảnh hưởng không giống nhau giữa các tộc người ở Tây Nguyên xưa. Người M’nông chuyển cư vào trú ẩn ở vùng rừng già tây Trường Sơn, xây dựng các làng chiến đấu vững chắc.

Cùng với quá trình này, trong xã hội Tây Nguyên nói chung cũng dần dần hình thành bộ máy nhà nước sơ khai, có người đứng đầu, là “Vua Nước”, “Vua Lửa”

Giữa thế kỉ VXIII dưới triều Nguyễn, Dak Lak là một vùng đất thuộc “Hoàng triều cương thổ”. Thế kỉ XIX nơi này sớm trở thành miền đất mà người Pháp chú ý đến. Năm 1938, trên tấm bản đồ đầu tiên của mình, cố đạo Taberd đã ghi chép về các vùng dân tộc Tây nguyên. Các cha cố Bonilleveaux năm 1851, Pontaine năm 1852, Azéme năm 1857… đã thâm nhập vào các khu vực dân tộc M’nông ở Dak Lak. Theo chân các nhà truyền giáo là các đoàn “thám hiểm” dọn đường cho quá trình có mặt của người Pháp trên vùng đất này.

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w