II. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HAI TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
B. Thực hiện tiết dạy – học:
1. Tập trung học sinh, trình bày mục đích, yêu cầu của buổi học và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm học tập:
lĐối với các trường THCS Phan Chu Trinh, Hùng Vương, Tân Lợi. Nguyễn Văn Cừ…, giáo viên có thể tổ chức từ 2 đến 4 lớp đi vì khoảng cách từ trường đến Bảo tàng rất gần (Số 1 đường Lê Duẩn) và quỹ thời gian tối đa là cả một buổi. Sau khi ổn đinh trật tự, giáo viên giới thiệu tổng quát về bảo tàng (Nếu giáo viên không được tự tin, có thể hợp đồng với nhân viên bảo tàng):
Bảo tàng tỉnh DakLak đựơc xây dựng từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng (1977), toạ lạc tại số 1 đường Lê Duẩn, thành phố Ban Mê Thuột. Nếu không tính di tích nhà đày Buôn ma Thuột thì đây là bảo tàng duy nhất của tỉnh ta. Đây là nơi trưng bày tất cả những hiện vật thu thập được từ trước đến nay liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân DakLak cũng như quá trình hình thành và phát triển của lịch sử tỉnh DakLak. Trong hàng ngàn hiện vật đang được trung bày ở đây, có những hiện vật đặc biệt quý hiếm và có giá trị lịch sử cao như trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở xã Ea Pan – huyện Eakar, bộ chiêng đá “Goong lú” tìm được ở Dak Rlấp năm 1993 có hàng nghìn năm tuổi. Các hiện vật ở đây được cán bộ, nhân viên bảo tàng gìn giữ, bảo dưỡng rất chu đáo. Với số lượng hiện vật phong phú, đa dạng, có giá trị cũng như tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên, bảo tàng DakLak chính là nơi học tập, nghiên cứu bổ ích, thiết thực đối với nhân dân tỉnh nhà nói riêng cũng như du khách trong và ngoài nước nói chung. Trung bình hàng năm, Bảo tàng đã đón khoảng ba mươi nghìn lượt khách tham quan học tập. Bảo tàng cũng đã vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước tới thăm và làm việc như các đồng chí tổng bí thư BCH T W đảng Trường Chinh, đồng chí bộ trưởng bộ quốc phòng Đoàn Khuê, đồng chí bộ trưởng bộ Công an Bùi Thiện Ngộ…
2. Tiếp đó, giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của buổi học (đã nêu ở trên) và tiến trình tham quan cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng tổ nhóm học tập.
Để tiết kiệm thời gian, việc phân công nhóm, tổ nên thực hiện trước ở nhà. Các em cần phải chuẩn bị giấy bút để ghi chép. Nếu học sinh mang theo máy chụp hình, camera thì cần hỏi ý kiến và phải được phép nhân viên bảo tàng. Nội quy của Bảo tàng cũng cần thiết được quán triệt đến các em. Cần phải nhấn mạnh tính bổ ích cũng như cơ hội hiếm có của buổi học để nâng cao hiệu quả.
3. Tiến hành tham quan học tập.
ð Sự sắp xếp, thiết kế của Bảo tàng vốn đã được tính đến yếu tố khoa học, hợp lý. Từng ngăn, từng phòng, từng khu vực trưng bày đều có nội dung riêng, song tất cả kết hợp với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan theo thứ tự đã được hướng dẫn ở sơ đồ hoặc sự chỉ dẫn của nhân viên bảo tàng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ trước đến sau, từ dưới lên trên.
Gian phòng 1: là gian phòng trưng bày bản đồ tỉnh Dak Lak, tranh ảnh về những danh lam thắng cảnh, những sản vật quý hiếm, những di chỉ khảo cổ ở DakLak – nơi đã khai quật được những di vật có giá trị. Đây cũng là nơi giơi thiệu những hình ảnh, tư liệu,hiện vật lịch sử quý giá của quân và dân DakLak thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Gian phòng 2: Đây là nơi giới thiệu những hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử quý giá của quân và dân DakLak thời kỳ đấu tranh chống Mỹ - Ngụy.
Gian phòng 3: là phòng trưng bày sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột lịch sử.
Tùy vào thực tế khả năng của giáo viên và sự chuẩn bị từ trước, thuyết minh, giảng giải cho các em hiểu từng hình ảnh, từng hiện vật cụ thể và đặc biệt là ý nghĩa, giá trị (kinh tế, văn hóa, lịch sử…) của từng hình ảnh, hiện vật.
ð Đây không phải là một buổi tham quan đơn thuần mà là một buổi dạy – học. Do đó giáo viên hướng dẫn không quá nhanh để các em ghi nhớ và ghi chép bài học lấy làm tư liệu cho công đoạn kiểm tra đánh giá kết quả tiếp theo. Nếu giáo viên phải nhờ cán bộ nhân viên Bảo tàng thực hiện khâu này thì chính
mình cũng là một người học, ghi chép thật cẩn thận để chẩn bị cho khâu kế tiếp.
4. Sau khi tham quan xong, tập trung học sinh, nhận xét về buổi tham quan học tập, phát biểu cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên Bảo tàng (nếu có), nêu câu hỏi để các em về nhà viết thu hoạch để lấy điểm kiểm tra. (Thao tác này tiến hành tương tự tiết 31)
5. Kết thúc buổi tham quan học tập, trở về nhà.
& GIÁO ÁN THỨ HAI
TỔ CHỨC BUỔI THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: MỘ CỦA THẦY GIÁO Y JUT (Bài 33 – phân phối chương trình)
A. Mục đích yêu cầu:
vNhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khái quát nhất về thầy giáo –
danh nhân Y JUT thông qua việc tham quan di tích khu mộ của ông. Giúp các em thấy được những công lao, đóng góp đáng trân trọng của ông đối với quê hương.
vThông qua đó, giáo dục các em lòng trân trọng, yêu quý những nhân vật
lịch sử cũng như những cống hiến của họ đối với quê hương, đất nước, lòng tự hào về quá khứ dựng nước và giữ nước của cha ông.
vGóp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức Lịch sử (quan sát, ghi chép, phân
loại, nhận xét) qua bản đồ, tranh ảnh và các di tích, di vật lịch sử, đồng thời hình dung được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.
B. Thực hiện tiết dạy – học:
1. Chuẩn bị:
l Đây là mộ của một thầy giáo yêu nước, một danh nhân của tỉnh nhà, người dân tộc Êđê – người đã có công lao rất lớn trong việc sáng tạo và hoàn thiện bộ chữ viết Êđê. Mộ hiện toạ lạc ở khối 2, phường Tân Lập, thành phố Buôn ma Thuột, thuộc quyền quản lý trực tiếp của buôn Păn Lăm.
Bảo tàng (liên hệ, lên kế hoạch, chương trình, chuẩn bị phương án). Điều khác là ở chỗ, giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Ngoài sổ sách ghi chép, máy chụp hình… cần chuẩn bị thêm một bó hoa tươi lớn và thật đẹp, một bình hoa, một búp nhang thơm lớn để khi đến mộ, thầy và trò sẽ tổ chức nghi lễ dâng hoa, thắp hương. Trong quá trình tham quan sẽ tổ chức cho học sinh phong quang, sửa sang, tu bổ ngôi mộ. Do đó giáo viên cần chuẩn bị một bình sơn nước hoặc vôi, chổi quét, cuốc, vét… Nếu buổi tham quan được tổ chức vào mùa mưa thì nên chuẩn bị một số cây cảnh, hoa để trồng lưu niệm.