MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 41 - 42)

Thực ra, nội dung này chúng tôi đã nêu rõ ở phần “Lý do chọn đề tài” nhưng do yêu cầu của Hội đồng khoa học nên chúng tôi tóm lược lại như sau:

1.Thứ nhất, đề tài nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên

dạy Lịch sử THCS về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Trong điều kiện tài liệu hướng dẫn của Bộ cũng như của Sở GD & ĐT chưa có thì giáo sinh và kể cả giáo viên đang dạy chỉ biết hy vọng vào người thầy của họ. Do vậy, tôi hy vọng đề tài của tôi sẽ giúp các em phần nào khắc phục được khó khăn trong việc giảng dạy chương trình SGK mới, phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi mới tập huấn về vấn đề thay sách, rất nhiều giáo viên THCS là học sinh cũ trước đây của tôi đã tìm gặp tôi để hỏi ý kiến và mượn tài liệu về phần này. Đó chính là vấn đề chủ yếu thôi thúc tôi thực hiện đề tài này ở cả cấp THCS càng sớm càng tốt.

2.Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài góp phần

nâng cao sự hiểu biết của các em học sinh về nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức phong phú và quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay xung quanh các em, các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên nhưng các em chưa hiểu được vì chưa có ai giảng giải cho các em hiểu được một cách tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiên, hiện tượng lịch sử đó. Để làm được điều này không phải là ngày một, ngày hai song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của chúng ta sẽ là viên gạch dần dần xây nên bức tường. Tâm lý chung của con người, nhất là người Á đông chúng ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương, một nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mà từ đó ta được nuôi dưỡng, trưởng thành và trở thành máu thịt trong mỗi

chúng ta và ai cũng có quyền tự hào về nơi ấy.

3.Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài sẽ góp phần

giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương, yêu xứ sở của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hai lẽ. Trước hết, các em học sinh lớp 7 đang ở độ tuổi niên thiếu, năm thứ hai tiếp xúc với lịch sử với tư cách là một môn học chính khoá. Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng, nhạy cảm, nhận thức cảm tính đang giữ vai trò, vị trí to lớn. Việc đặt những viên gạch nền móng ban đầu cực kỳ có ý nghĩa đối với các em trên con đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối với quê hương, xứ sở của mình. Mặt khác, chúng ta không thể không nhắc tới một thực tế đau lòng là trong nhiều năm gần đây, DakLak chúng ta cũng như nhiều tỉnh khác đang có hiện tượng mà người ta quen gọi là “chảy máu chất xám” về các thành phố lớn. Các em học sinh học giỏi, thành đạt trên con đường học vấn thì bằng cách này hay cách khác ở lại công tác, lập nghiệp tại những thành phố, trung tâm lớn. Gạt sang một bên những nguyên nhân thuộc về chế độ, chính sách thì thử hỏi chúng ta có trách nhiệm gì không trước thái độ ngoảnh mặt, thờ ơ với quê hương của các em. Thông qua việc giáo dục, giảng dạy về Lịch sử địa phương, tức là về những sự kiện, hiện tượng xung quanh các em, liên quan đến các em để giúp các em hình thành ý thức trách nhiệm của chính bản thân mình với quê hương, xứ sở.

Một phần của tài liệu Về dạy học Sử địa phương & Lịch sử Đắk Lắk (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w