II. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HAI TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
2. Thiết kế giáo án giảng dạy:
Như đã trình bày ở phần giới hạn đề tài, đối tượng phục vụ của đề tài là giáo viên trung học cơ sở giảng dạy lịch sử ở Daklak. Chúng ta đều biết Daklak chúng ta có một kho tàng Văn hoá tổng hợp hết sức phong phú và đa dạng. Cho đến tháng 5 năm 1997, Bộ Văn hoá và thông tin đã công nhận 6 di tích ở Daklak gôm 3 di tích Lịch sử cách mạng, 1 di tích kiến trúc tôn giáo và 2 danh lam thắng cảnh. Trong đợt tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh (1996) đã khảo sát được 71 di tích thuộc các loại hình, trong đó có 23 di tích lịch sử cách mạng, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo, 2 di tích lịch sử văn hoá, 8 di tích khảo cổ và 25 di tích danh thắng. Nhằm giúp cho các giáo sinh cũng như giáo
viên có nguồn tư liệu dồi dào, chúng tôi đã tập hợp và thiệu cụ thể ở phần Phụ
lục. Do tính chất của đề tài, phần Phụ lục chúng tôi thực hiện khá công phu và
coi đó là một nội dung rất quan trọng, không thể thiếu của đề tài. Đó là những nội dung kiến thức khá phong phú để giáo viên khai thác và sử dụng.
Ở đây, chúng tôi đề xuất thiết kế bài giảng cho thầy và trò các trường THCS trong phạm vi thành phố Ban Mê Thuột. Tất nhiên, các trường THCS ở các huyện lân cận cũng vận dụng được nếu giải quyết được các yếu tố như quỹ thời gian, phương tiện đi lại và kinh phí.
Để thực hiện phần soạn giảng, chuẩn bị được tốt hơn, theo chúng tôi, giáo viên cần đề xuất phương hướng kế hoạch của mình lên cán bộ phụ trách chuyên môn của trường xin ý kiến. Cán bộ chuyên môn của trường lại xin ý kiến chỉ đạo của cán bộ chuyên môn Phòng, Sở. Có như vậy thì giáo viên sẽ tự tin hơn trong công việc của mình.
3.Đề xuất các thiết kế bài giảng cụ thể:
& GIÁO ÁN THỨ NHẤT
DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TỈNH DAKLAK TẠI BẢO TÀNG TỈNH DAKLAK (Bài 31 – phân phối chương trình)