- Trong xu thế nền kinh tế mở cửa như hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế đòihỏ
3.4.4 Đầu tư phát triển ngành vận tải (đặc biệt là vận tải biển)
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bằng giá CIF, nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho bên bán. Việc mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu không còn khó khăn vì bây giờ ngoài các công ty bảo hiểm trong nước đã có các công ty bảo hiểm của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ tiến dần đến nhập khẩu theo giá CFR, rồi đến FOB để được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần đầu tư cho đội tàu phát triển, sản xuất ra các con tàu có tải trọng lớn đủ sức đi đường dài và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển. Làm được
như vậy, không chỉ có công ty mà các doanh nghiệp khác cũng sẽ thu được hiệu quả cao hơn rất nhiều đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải:
Ngành giao nhận vận tải muốn phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Mà đất nước ta còn nghèo, do vậy chỉ có tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thì chúng ta mới lợi dụng được nguồn vốn và công nghệ hiện đại, mới nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của ngành, đuổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng nhờ chính sách thu hút đầu tư mà ngành giao nhận vận tải của nước này đã có những bước tiến bộ rất lớn. Vào cuối những năm 80, Trung Quốc bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường giao nhận vận tải. Lúc đó, chỉ một số công ty giao nhận lớn ở nước ngoài được phép thành lập liên doanh với các doanh nghiệp giao nhận hoặc xuất nhập khẩu lớn trong nước, còn phần lớn chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện. Điều này hạn chế hoạt động của các công ty nước ngoài vì với tư cách văn phòng đại diện, họ không được thực hiện các dịch vụ giao nhận cơ bản như lưu cước, làm thủ tục hải quan, phát hành vận đơn và thu cước mà phải thông qua các đại lý. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (ngày 11/12/2001), nước này bắt đầu thay đổi các quy định điều chỉnh về đầu tư nước ngoài vào thị trường giao nhận vận tải. Các công ty nước ngoài tuy bị ràng buộc hơn về hình thức đầu tư, loại hình đầu tư, thời gian hoạt động nhưng lại có quyền mua cổ phần của các công ty giao nhận vận tải lớn của Trung Quốc, có thể tham gia kinh doanh bất cứ dịch vụ nào trong khuôn khổ của pháp luật. Nhờ vậy, Trung Quốc đã phát triển được đội tàu lớn mạnh hơn, các bến cảng, kho bãi được mở rộng và ngày càng hiện đại.
Việt Nam tuy không thể bắt chước một cách máy móc nhưng việc tăng cường thu hút đầu tư vào ngành giao nhận vận tải để hiện đại hoá ngành này là cần thiết vì đội tàu của ta trọng tải còn hạn chế, các cảng còn quá nông, tàu mẹ chưa thể vào, gây khó khăn
cho việc xếp dỡ hàng hóa, kho bãi ở cảng còn nhỏ hẹp, thường xuyên gây ùn tắc hàng, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận còn nhỏ lẻ, cung cách làm việc còn chưa chuyên nghiệp.
Trước mắt, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bằng các biện pháp sau:
• Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật về đầu tư nước ngoài, ban hành các văn bản dưới luật theo hướng mở cửa, hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cải cách thủ tục hành chính cho đơn giản, gon nhẹ.
Bên cạnh đó, miễn giảm hơn nữa thuế lợi tức và tiền thuê đất đối với những dự án đầu tư vào phát triển đội tàu biển, xây dựng cảng biển, mở rộng và hiện đại các kho bãi, phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa.
Công tác quản lý Nhà nước đối với trong đầu tư và sau đầu tư cần tạo ưu đãi nhưng cũng phải chặt chẽ để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước, tránh các công ty nước ngoài lợi dụng ưu đãi để hạ mức giá, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại và thất thu ngân sách cho Nhà nước.
• Tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi
Để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, chính phủ Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phải được cân nhắc, điều chỉnh sao cho không làm mất đi nguồn lợi chính đáng của các nhà đâu tư. Bên cạnh đó, cũng phải giữ vững được sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, bảo đảm những quyền cơ bản cho nhà đầu tư.