Quy trình làm thủ tục hải quan tại cảng: 1 Qui trình luân chuyển tờ khai:

Một phần của tài liệu THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (Trang 61 - 68)

- Số vận đơn (B/L No)

3.1.2.Quy trình làm thủ tục hải quan tại cảng: 1 Qui trình luân chuyển tờ khai:

Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang bộ phận tính thuế để kiểm tra lại thuế. Ở Hải quan cảng thì bên cạnh một công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi cạnh bên và làm việc trực tiếp với bộ hồ sơ đó.

Nếu tờ khai luồng xanh thì bộ phận giá thuế sẽ không kiểm tra lại nữa. Nếu tờ khai luồng vàng hoặc đỏ thì hồ sơ sẽ được tính giá trước, sau đó qua thuế và bộ phận này sẽ đóng dấu lên lệnh hình thức. Sau khi hồ sơ đã qua bộ phận tính giá thuế thì bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới lãnh đạo chi cục duyệt và phân công kiểm hóa cho lô hàng dựa vào kết quả phân luồng ở tờ khai Hải quan điện tử và ký lên lệnh hình thức. Tiếp theo bộ phận luân chuyển tờ khai sẽ mang hồ sơ đã được lãnh đạo chi cục ký duyệt và chuyển cho từng bộ phận.

Nếu luồng xanh thì chuyển cho cán bộ mở tờ khai ký thông quan Nếu luồng vàng chuyển cho cán bộ gía thuế ký thông quan

Nếu luồng đỏ thì chuyển cho cán bộ kiểm hóa theo sự phân công kiểm hóa và cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hoá sau khi kiểm tra thực tế hàng hoá

Sau khi ký thông quan thì tất cả tờ khai chuyển cho lãnh đạo đội duyệt lần cuối trước khi chuyển cho bộ phận thu phí và trả tờ khai.

Bộ phân luân chuyển hồ sơ sẽ ghi vào sổ theo dõi và ghi số tờ khai phân luồng đỏ cùng tên hai cán bộ kiểm hóa lên bảng thông báo

Nhân viên giao nhận sẽ theo dõi xem lô hàng mình có phải kiểm thì liên hệ cán bộ kiểm hóa được phân công để kiểm hóa nếu không thì nộp thuế và lệ phí rồi nhận tờ khai.

SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 63

đúng

sai chỉnh và thông báo Ra quyết định điều

thuế Tiếp nhận tờ khai

Bộ phận Giá thuế

Ra thông báo thuế

Bộ phận chuyển tờ khai

Lãnh đạo Chi cục

Các bộ theo luồng

Ký thông quan Bộ phận kiểm tra hàng hóa

Lãnh đạo đội duyệt

Bộ phận Giá thuế đỏ

Xanh, vàng

sai

Sơ đồ 2.3: Tóm tắt qui trình luân chuyển tờ khai hàng nhập khẩu 3.1.2.2. Quy trình kiểm hóa, giám định:

Kiểm hóa:

Sau khi được phân công, cán bộ kiểm hóa đem tờ khai đi cùng với nhân viên giao nhận xuống chỗ vị trí cont. Tại đây Hải quan sẽ kiểm tra số cont, số seal có đúng như lệnh giao hàng hay không. Hải quan kiểm tra qui cách hàng hóa có đúng như khai báo không. Việc lựa chọn kiện/cont để kiểm tra dựa trên cơ sở lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo chi cục quyết định và được thể hiện cụ thể trên hồ sơ Hải quan.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa nếu Hải quan không xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa, phẩm chất của hàng hóa thì chi cục cùng chủ hàng sẽ lấy mẫu gửi đến trung tâm phân tích và yêu cầu chủ hàng giữ nguyên trạng hàng hóa, thống nhất lựa chọn cơ quan giám định chuyên nghành thực hiện giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định có giá trị để các bên thực hiện.

Mẫu chỉ lấy trong trường hợp cần thiết và đủ cho việc giám định, phân tích. Thủ tục lấy mẫu:

- Việc lấy mẫu phải căn cứ vào phiếu yêu cầu lấy mẫu của đơn vị hoặc cơ quan Hải quan. Phiếu lấy mẫu được lập thành hai bản, một bản lưu cùng mẫu, một bản lưu đơn vị yêu cầu lấy mẫu. Mẫu phiếu lấy mẫu do tổng cục Hải quan qui định.

- Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan Hải quan. - Mẫu phải được hai bên kí xác nhận và niêm phong.

- Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và kí xác nhận. Lưu mẫu.

+ Nơi lưu mẫu:

- Trung tâm phân tích, phân loại mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi cục Hải quan đối với trường hợp Chi cục cần lấy mẫu để giải quyết các nghiệp vụ có liên quan đến mẫu.

- Doanh nghiệp lấy mẫu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công. + Thời gian lưu mẫu:

- Mẫu phân tích lưu lại trung tâm phân tích, phân loại và chi cục Hải quan phục vụ yêu cầu chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa được lưu trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày lấy mẫu. Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại thì lưu đến khi giải

quyết xong tranh chấp, khiếu nại.

- Mẫu nguyên liệu gia công được lưu lại doanh nghiệp cho đến khi hoàn thành thủ tục thanh khoản xong hợp đồng gia công.

- Mẫu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được lưu tại doanh nghiệp cho đến khi hoàn thành xong thủ tục thanh khoản tờ khai hàng nhập khẩu.

Đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, cơ quan Hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất luợng hàng hóa hoặc giấy kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa của cơ quan quản lý nhà nuớc về chất lượng có thẩm quyền để làm thủ tục Hải quan.

Đối với hàng hóa không thuộc dạng kiểm tra chất luợng nhà nước nhưng khi kiểm hóa thực tế Hải quan cũng có thể đưa ra quyết định giám định. Lúc đó Hải quan sẽ đưa ra một biên bản yêu cầu giám định và có chữ ký đại diện doanh nghiệp.

Chủ hàng có hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất luợng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng hàng hóa cho tới khi có quyết luận về chất lượng hàng hóa của cơ quan thẩm định. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa hàng

hóa về nơi bảo quản chủ hàng phải nộp bổ sung vào hồ sơ Hải quan kết luận hàng hóa của cơ quan giám định.

Giám định:

Tùy loại hàng hóa mà có cơ quan giám định khác nhau như: trung tâm 3 (49 Pastuer Q1 TPHCM ), VINACONTROL (80 Bà Huyện Thanh Quan,Q3 TP.HCM)

Sau khi kiểm tra hàng hóa Hải quan kiểm hóa sẽ ra biên bản trưng cầu giám định. Biên bản này bao gồm những nội dung chính sau:

- Tên hai công chức Hải quan kiểm hóa lô hàng.

- Tên nhân viên đại diện doanh nghiệp( nhân viên giao nhận). - Số tờ khai.

- Tên hàng hóa.

- Nội dung cần giám định. - Tên cơ quan giám định.

- Số lượng hàng hóa cần giám định.

Nhân viên giám định sẽ mang biên bản này cùng mẫu hàng đến trung tâm giám định, giấy giới thiệu, một bản sao hợp đồng, một bản sao invoice, packing list. Tại đây nhân viên của trung tâm sẽ cấp hai giấy đăng ký kiểm định. Nhân viên giao nhận sẽ điền vào giấy đăng ký này với những nội dung sau:

- Theo yêu cầu của: ghi tên Chi cục hải quan và doanh nghiệp. - Tên khách hàng: tên và đại chỉ doanh nghiệp.

- Người liên hệ: Tên nhân viên giao nhận, chức vụ, bộ phận, số điện thoại - Yêu cầu thẩm định:

+ Ghi số thứ tự, tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng.

+ Nội dung thẩm định:dựa vào biên bản yêu cầu giám định của Hải quan. - Hồ sơ kèm theo: ghi số của giấy trưng cầu giám định, ngày…tháng…năm, hợp đồng, hóa dơn, phiếu đóng gói, bảng kê hàng hóa nếu có, tờ khai số.

- Thời gian yêu cầu thẩm định: ghi thời gian mình yêu cầu. - Ngôn ngữ dùng trong chứng thư: Tiếng Việt, tiếng Anh…

- Người nhận chứng thư: tên cơ quan quản lý hoặc tên doanh nghiệp.

Cuối cùng nhân viên trung tâm sẽ ghi số ngày dự kiến trả kết quả, lệ phí, số chứng thư giám định và ký tên và nhân viên giao nhận cũng ký tên lên đó.

Sau khi có giấy yêu cầu giám định nhân viên giao nhận cầm giấy này trình cho cán bộ Hải quan kiểm hóa và kèm theo là công văn xin giải tỏa hàng về kho riêng của công ty bảo quản. Nhân viên kiểm hóa sẽ mang giấy yêu cầu giám định cùng công văn xin giải tỏa hàng cho đội phó Chi cục ký, đóng dấu và xác nhận cho giải tỏa hàng. Nhân viên giao nhận nhận lại cùng với tờ khai photo đi đối chiếu và in phiếu xuất kho tiến hành nhận hàng.

Qui trình lấy hàng cũng tương tự như hàng đã được thông quan nhưng hàng chỉ được mang về kho công ty bảo quản mà không được sử dụng cho tới khi có kết quả giám định bổ sung cho Hải quan trong vòng 30 ngày.

Sau khi có kết quả giám định nhân viên giao nhận lấy kết quả bổ sung cho Hải quan ký duyệt và hàng hóa sẽ được thông quan bình thường nếu doanh nghiệp đã hòan thành các nghĩa vụ về thuế.

3.1.2.3 Nộp thuế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tờ khai sau khi được chuyển qua bộ phận tính thuế sẽ có hai trường hợp:

Nếu lô hàng nộp thuế ngay thì ta phải nộp thuế, lấy biên lai về sau đó mới được trả tờ khai.

Nếu lô hàng được ân hạn thuế thì Hải quan sẽ trả tờ khai lại và bạn đi làm thủ tục nhận hàng nhưng doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng thuế trong thời gian ân hạn là 30 ngày.

Bước 1: Nếu công ty đã đóng thuế rồi mà mạng máy tính tại cửa khẩu chưa cập nhật

thì nhân viên giao nhận phải photo giấy nộp tiền có chứng thực sao y nộp vào cùng với bộ hồ sơ đăng ký, lúc đó Hải quan đăng ký mới trả tờ khai.

Bước 2 : Nếu khoản thuế bị cưỡng chế là khoản nợ chưa đóng thuế mà giá trị nợ cao

thì phải nộp khỏan thuế tại kho bạc Nhà nước và đổi biên lai tại cửa khẩu mở tờ khai ( tờ khai bị nợ thuế ) sau đó tiến hành như bước 1 để mở tờ khai. Còn khỏan nợ thuế có giá trị nhỏ thì làm Công Văn cam kết nộp đủ thuế trước khi thông quan quan sau đó trình đó trình cho lãnh đạo Hải Quan xem xét và quyết định có cho mở tờ khai hay không. Nếu được lãnh đạo Hải Quan chấp nhận thì bộ tờ khai Hải Quan được xem như được mở.

Bước 3: Nếu khỏan thuế nợ là khỏan phạt chậm nộp thuế và giá trị phạt không lớn

cũng phải làm Công Văn cam kết như trên và trình cho lãnh đạo. Còn nếu tổng trị giá phạt tại cửa khẩu lớn thì phải nộp xong mới được mở tờ khai.

Việc đầu tiên trước khi nộp phạt là vào phòng kế toán đội thuế tin quyết định xử phạt. Kế tiếp cầm quyết định phạt đi viết biên lai và đóng phạt sau đó photo biên lai nộp vào hồ sơ để mở tờ khai.

Một phần của tài liệu THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (Trang 61 - 68)