Các ô từ số 10 đến 14 sẽ tự động hiện thị tương ứng với nội dung trong vận đơn mà bạn nhập. Cụ thể như sau:
Ô số 10: Cảng xếp hàng
BANGKOK
Ô số 11: Cảng dỡ hàng C041
Cảng VICT
Ô số 12: Phương tiện vận tải: Đường biển
JULIANA
Ô số 13: Nước xuất khẩu: TH
THAILAND
Ô số 14: Điều kiện giao hàng: CIF
Ô số 15. Phương thức thanh toán: Dựa vào hợp đồng mục PAYMENT để tìm phương
thức thanh toán điền vào, ở tờ khai này là DA
Ô số 16. Đồng tiền thanh toán: USD
Ô số 17. Tỷ giá tính thuế là: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước dùng để
thanh toán để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào thời điểm tính thuế, được đăng trên báo Nhân dân, trên mạng điện tử hàng ngày.
Theo bộ chứng từ thì tỷ giá là 20.723
Ô số 18. Kết quả phân luồng, hướng dẫn làm thủ tục Hải quan ô này sẽ hiển thị khi nhận
được phản hồi từ chi cục Hải quan nơi mà doanh nghiệp đăng ký tờ khai Cụ thể ở tờ khai này kết quả như sau:
Tờ khai phải xuất trình chứng từ Đề nghị xuất trình hồ sơ giấy
Đề nghị DN xuất trình bộ hồ sơ (bao gồm tờ khai trị giá) để kiểm tra.
Ô số 19. Chứng từ Hải quan trước đó
Các ô từ 20 đến 26 sẽ hiển thị khi ta thực hiện bước 2 bên dưới.
Bước 2: Nhập danh sách mặt hàng nhập khẩu:
Chọn Tab “Danh sách hàng tờ khai” giao diện sẽ hiện ra một cửa sổ gồm STT, mã hàng, tên hàng, mã HS, xuất xứ, lượng, đơn vị tính, đơn giá nguyên tệ
Bạn tiến hành nhập danh sách nguyên phụ liệu muốn nhập khẩu:
Ô số 20. Tên hàng, quy cách phẩm chất: Đất sét dùng làm NPL sản xuất gốm sứ
(“Thaicast S2” ball clay), hàng mới 100% .
Ô số 21. Mã số hàng hóa: Dựa vào hợp đồng hoặc hóa đơn để lấy mã HS, lô hàng này
có mã: 2507000000.
Ô số 22. Xuất xứ: Dựa vào hợp đồng ghi xuất xứ hàng hóa vào . Nếu có nhiều xuất xứ
thì ghi ở phụ lục, ở tờ khai là Thailand
Ô số 23.Số lượng: Ghi số luợng từng mặt hàng, nếu chi tiết theo phụ lục thì chỉ ghi tổng
số lượng: tờ khai này là 96
Ô số 24. Đơn vị tính: Ghi rõ đơn vị tính của từng mặt hàng, nếu có nhiều mặt hàng mà
cùng đơn vị tính thì ghi chung vào đây, nếu có nhiều mặt hàng mà khác đơn vị tính thì ghi chi tiết vài phụ lục. Ở tờ khai này là TẤN
Ô số 25. Đơn giá nguyên tệ: Nếu ít mặt hàng thì ghi đơn giá vào, nếu chi tiết theo phụ
Ô số 26. Trị giá nguyên tệ (23*25) Nếu nhiều mặt hàng thì chỉ cần ghi tổng giá trị vào
đây. Dựa vào Invoice để tìm tổng giá trị nguyên tệ và toàn bộ lô hàng. Theo TK này là 96*126 = 12.096
Lưu ý: Nếu đơn giá của dòng hàng chưa bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm mà bạn
chỉ biết tổng trị giá lệ phí của tờ khai bạn muốn phân bổ lệ phí: “phí vận chuyển", "phí bảo hiểm” vào dòng hàng. Hãy nhập phí vận chuyển và phí bảo hiểm, sau đó đánh dấu chọn “Tự động phân bổ”, khi đó chương trình sẽ phân bổ các lệ phí trên vào trị giá tính thuế cho từng dòng hàng theo tỉ lệ của trị giá nguyên tệ của từng dòng hàng trong tổng lệ phí( khi đó đơn giá nguyên tệ không thay đổi, trị giá tính thuế VNĐ thay đổi và bằng: trị giá VNĐ + giá trị phân bổ VNĐ). Trong trường hợp dòng hàng áp dụng tờ khai trị giá, chương trình sẽ không phân bổ lệ phí cho dòng hàng đó.
Khi đã chọn xong danh sách hàng, bạn trở về màn hình nhập danh sách hàng và chỉnh sửa lại danh sách hàng cho phù hợp rồi chọn nút “Ghi”.
Ô số 27. Thuế nhập khẩu:
Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế được qui định theo luật pháp hiện hành.
• Trị giá tính thuế = Trị giá nguyên tệ ( đã bao gồm F và I) x tỷ giá tính thuế Theo tờ khai này là: 12.096 * 20.723 = 250.665.408
Thuế suất (%): 0
• Tiền thuế NK = Trị giá tính thuế NK x thuế suất NK Theo tờ khai này là: 250.665.408 * 0 = 0
Nếu có ít mặt hàng thì trị giá tính thuế cho từng mặt hàng tương ứng với từng mặt hàng đã kê khai ở ô 20. Còn nếu có nhiều mặt hàng thì lấy tổng trị giá nguyên tệ ( bao gồm F và I ) x tỷ giá để điền vào, còn chi tiết mặt hàng sẽ khai vào phụ lục.
Ô số 28. Thuế GTGT (hoặc TTDB)
• Thuế suất (%): tra biểu thuế ra 10
• Tiền thuế = Trị giá tính thuế x Thuế suất
Theo tờ khai này là: 250.665.408 * 10 = 25.066.541
Cũng tương tự như thuế NK, nếu có nhiều mặt hàng thì tính chi tiết ở phụ lục và ghi tổng thuế GTGT ở đây.
Ô số 29. Thu khác: Nếu có các khoản thu khác thì điền vào( thường là không có). Ô số 30. Tổng số tiền thuế và thu khác (27+28+29): Bằng số: 25.066.541 VND
Bằng chữ: hai mươi lăm triệu không trăm sáu mươi sáu nghìn năm trăm bốn . mươi mốt.
Ô số 31. Tổng trọng lượng: 96.384 kg
Tổng số container: Cont 20 * 4; Tổng số kiện: 1.920
Số hiệu kiện, cont: Container: BMOU2760853/STXP836665; CLHU3877361/ STXP836663; CRSU1483168/STXP836662; TGHU0151160/STXP836664
Ô số 32. Ghi chép khác: Hàng mới 100%
Ô số 33. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những nội dung khai báo
trên tờ khai này.
Ngày 21 tháng 04 năm 2011
Giám đốc công ty đóng dấu, ký tên
Ô số 34. Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát
Hải quan ký, đóng dấu vào ô này
Ô số 35. Xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/ chuyển cửa khẩu
Đối với lô hàng này thì ô này để trống
Ô số 36. Xác nhận thông quan
Hải quan đóng dấu, ký tên
Bước 3: Nhập các chứng từ kèm theo: Vận đơn, CO, giấy phép, hợp đồng, hóa đơn
Chọn TAB “Chứng từ kèm theo”: Tab này có hình ảnh gồm:chứng từ gửi kèm tờ khai vận tải đơn, co, giấy phép, hợp đồng, hóa đơn thương mại, đề nghị chuyển cửa khẩu, chứng từ đính kèm dạng ảnh và mục chứng từ bổ sung sau khi tờ khai đã cấp số gồm bổ sung CO nợ , giấy phép, hợp đồng, hóa đơn thương mại, đề nghị chuyển cửa khẩu, chứng từ đính kèm dạng ảnh
• Nhập CO (nếu có): Chọn nút “CO”: Điền đầy đủ các thông tin về CO, sau đó chọn hàng gắn với CO này bằng cách chọn tiếp nút “Chọn hàng”. Khi đó màn hình sẽ hiện ra danh sách hàng của tờ khai này để bạn chọn.
Nội dung cơ bản của CO gồm: