VẼ MAØU VAØO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG

Một phần của tài liệu Trọn bộ GA Mĩ thuật - Lớp 1 (Trang 40 - 52)

- Vở tập vẽ.

VẼ MAØU VAØO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG

I.MỤC TIÊU

- Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông. - Học sinh biết cách vẽ màu theo ý thích.

- Học sinh có ý thức hơn về nhận biết cái đẹp. II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Một vài đồ vật có trang trí hình vuông.

- Bào tô màu hình vuông hoàn chỉnh và có màu sắc khác nhau. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Một vài hoạ tiết khác nhau. 2. Học sinh:

- Vở tập vẽ.

- Bút chì, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. H. Cá gồm có các bộ phận nào cơ bản?

H. Cá có tác dụng như thế nào đối với chúng ta? 3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

*Mục tiêu: Giúp HS thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật được trang trí hình vuông ở bát đĩa, khăn bàn, gạch men,... và gợi ý cho học sinh nhận thấy.

H. Trang hình vuông vào các đồ vật nhằm mục đích gì?

- Giáo viên cho học sinh xem các hình có các hình trang trí khác nhau.

H. Hình vuông này trang trí những hoạ tiết gì?

H. Các hoạ tiết đó có màu sắc như thế nào?

H. Em hãy kể tên một số đồ vật được trang trí hình vuông khác nhau?

H. Một đồ vật được trang trí, một đồ vật không được trang trí em thích đồ vật nào? Vì sao?

H. Ngoài những đồ vật này ra em còn biết những đồ vật nào được trang trí hình vuông nữa?

H. Em thích nhất là hình trang trí nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát hình trong vở của học sinh.

- Giáo viên gợi ý, học sinh nhận ra các hình vẽ.

H. Hình này vẽ hoạ tiết gì?

H. Các hoạ tiết đó có giống nhau không?

Hoạt động 2: Cách vẽ tiếp hoạ tiết vào

hình vuông và vẽ màu.

*Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ màu theo ý thích.

- Học sinh qua sát.

- Làm cho đồ vật đó đẹp hơn.

- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung. - Hình hoa, lá hay các con vật,... - Màu sắc giống nhau.

- Khăn bàn, gạch men,... được trang trí hình vuông.

- Đồ vật được trang trí vì nó đẹp hơn,... - Giấy khen, vải, quần áo, gạch men,... - Học sinh chọn hình theo cảm nhận riêng. - Học sinh quan sát. - Hoa, lá,... - Hình lá bốn góc giống nhau. - Học sinh tìm cách vẽ hình vuông.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài trang trí có màu sắc đẹp và hướng dẫn học sinh cách vẽ cho phù hợp và đẹp. H. Hình vuông này có những hoạ tiết gì? H. Hoạ tiết giống nhau thì màu sắc phải như thế nào?

- Tìm màu vào hình 5.

- Hình cái lá ở bốn góc tô cùng một màu. - Tìm màu cho hình thoi ở giữa hình vuông.

- Tìm màu cho hình tròn ở giữa hình thoi, mỗi hình có màu sắc khác nhau.

- Tìm màu nền cho phù hợp.

- Các màu đứng cạnh nhau phải phù hợp, hoạ tiết giống nhau trùng màu nhau, màu tươi ráng thể hiện được nội dung của tranh.

- Tìm màu có màu đậm và màu nhạt.

- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.

- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ trang trí hoàn chỉnh. Để học sinh quan sát, tham khảo thêm.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: Giúp HS vẽ được bài hoàn chỉnh.

- Giáo viên cho học sinh tô màu vào hình trong vở.

- Tìm màu phù hợp với hình. - Tìm màu theo ý thích.

- Giáo viên cho học sinh tô màu hình một trong giấy. Khi hoàn thành xong có thể cho học sinh tô màu theo nhóm, tìm các màu vào hình vuông giáo viên đã chuẩn bị.

+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào pha màu nhiều hay ít.

+ Tô màu kín hình đều và đẹp.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: Giúp HS có ý thức hơn về nhận biết cái đẹp.

- Hoa,lá,...

- Màu sắc giống nhau. - Học sinh tìm màu.

- Tìm màu tươi sáng.

- Hoc sinh quan sát.

- Tìm màu vẽ vào bài.

- Tìm màu.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Bạn đã dùng những màu nào để tô? H. Màu của bạn tô đã đều độ đậm nhạt chưa?

H. Trong bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.

- Khen ngợi những bài tô đều và đẹp.

- Màu xanh, màu đỏ, màu tím,... - Màu đều và đẹp

- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.

* Dặn doø:

- Quan sát một số đồ vật có trang trí.

- Quan sát hình dáng và màu sắc của các cây, chuẩn bị bài học sau.

Ngày soạn: 19/ 12/ 2007 Thứ sáu Ngày dạy: 21/ 12/ 2007 Bài 15: VẼ CÂY, VẼ NHAØ

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng. - Học sinh biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc.

- Học sinh vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích. II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh, ảnh về các loại cây khác nhau. - Tranh vẽ cây hoàn chỉnh.

- Bài của học sinh lớp trước. 2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh có các loại cây. -Vở vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp :

- Cho học sinh hát. 2. Bài cũ.

- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ chưa xong tuần trước.

H. Tuần trước chúng ta học bài gì?

3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Giới thiệu tranh, ảnh một số

loại cây.

*Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng.

- Giáo viên giới thiệu một số hình có nhiều loại cây khác nhau, gợi ý cho học sinh tìm hiểu.

H. Cây này là cây gì?

H. Cây gồm có các bộ phận nào cơ bản? H.Cây thường có màu nào?

H. Cây này là cây gì?

H. Cây này có hình dạng và màu sắc ra sao?

H. Em hãy kể tên một số cây mà em được biết?

H. Em thích nhất là cây nào cây đó có hình dáng và màu sắc ra sao?

- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh có màu sắc khác nhau. Cây có nhiều loại cây như cây dừa, cây bàng, cây phượng, cây có thân cây, cành cây, vòm lá, nhiều cây có hoa, có quả.

Hoạt động 2: Cách vẽ cây.

*Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc.

- Giáo viên cho học sinh xem một số loại cây để các em nhận biết về cây, cách vẽ hình, cách vẽ màu. Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên bảng.

- Tìm hình thân, cành cây trước. Cây có nhiều loại khác nhau cho nên chúng ta tìm hình đúng với đặc điểm của cây.

- Tìm phần vòm lá( tán lá). - Tìm các chi tiết nhỏ của cây.

- Học sinh tìm hiểu nội dung.

- Cây dừa, cây xoài, cây mít, cây ổi, cây cam,...

- Thân cây, cành, tán lá,...

- Cá thường có rất nhiều màu như màu vàng, màu xanh,...

- Cây dừa, cây mít,...

- Thân cây to, có tán rộng, có màu xanh,...

- Cây đu đủ, cây xoài, cây ổi,...

- Cây mít có thân lớn lá tròn tái rộng, lá màu xanh đậm,...

- Học sinh quan sát.

- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.

- Tìm màu sắc phù hợp, màu tươi sáng thể hiện được hình cây.

- Giáo viên cho học sinh xem một số hình vẽ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: Giúp HS vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích.

- Giáo viên cho học sinh vẽ bài .

- Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ đúng trọng tâm.

- Cho học sinh có thể vẽ một cây hoặc vẽ nhiều loại cây, tạo thành vườn cây.

- Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm chưa nắm được cách vẽ cây, học sinh khá tìm hình rõ nội dung hợp lý.

- Tìm đặc điểm chung của cây.

- Vẽ một cây to nằm trong khung hình của tờ giấy hoặc vẽ một vườn cây có hình dáng màu sắc khác nhau.

- Vẽ đúng rõ nội dung. - Tô màu đều và đẹp.

- Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài. - Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: Giúp HS nhận xét một số bài khac nhu.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét.

H. Bạn vẽ hình như thế nào? Đã to, rõ, cân đối chưa?

H. Em có nhận xét gì về màu trong bài của bạn?

H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? Vì sao?

- Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét những mặt được, chưa được của từng bài. - Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp.

- Nhận xét chung tiết học.

- Tìm các chi tiết. - Học sinh quan sát.

- Học sinh vẽ bài vào vở.

- Học sinh làm bài đúng trọng tâm. - Tìm hình.

- Tìm màu phù hợp để vẽ. - Trưng bày bài.

- Nhận xét một số bài được chọn. - Bạn vẽ hình to, rõ và nổi bật,... - Màu sắc rõ ràng và đẹp.

- Chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe.

* Dặn doø:

- Quan sát các hình ảnh xung quanh để bảo vệ môi trường. - Quan sát các lọ hoa, chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn: 26/ 12/ 2007 Thứ sáu Ngày dạy: 28/ 12/ 2007 Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh thấy được hình dáng của một số lọ hoa. - Học sinh biết cách vẽ một lọ hoa đơn giản.

- Học sinh biết quan tâm đến đồ vật xung quanh. II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh, ảnh về các lọ hoa khác nhau.

- Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau. - Tranh vẽ lọ hoa hoàn chỉnh.

- Bài của học sinh lớp trước. 2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh có các loại lọ hoa. -Vở vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp :

- Cho học sinh hát. 2. Bài cũ.

- Kiểm tra một số bài vẽ chưa xong tuần trước. H. Tuần trước chúng ta học bài gì?

H. Cây gồm có những bộ phận nào cơ bản?

3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu dáng của

lọ hoa.

*Mục tiêu: Giúp HS thấy được hình dáng của một số lọ hoa.

- Giáo viên giới thiệu một số hình có nhiều loại lọ hoa khác nhau, gợi ý cho học sinh tìm hiểu.

H. Các lọ hoa này có hình dáng như thế nào?

H. Lọ hoa gồm có các bộ phận nào cơ bản? H. Lọ hoa thường làm bằng chất liệu gì? H.Lọ hoa thường có màu nào?

H. Lọ hoa này có hình dạng và màu sắc ra sao?

H. Em hãy kể tên một số lọ hoa mà em được biết?

H. Em thích nhất là lọ hoa nào lọ hoa đó có hình dáng và màu sắc ra sao?

- Giáo viên cho học sinh xem một số lọ hoa có màu sắc khác nhau. Lọ hoa có nhiều loại lọ hoa như lọ cao, lọ thấp, lọ miệng và đáy bằng nhau,...

Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa.

*Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ một lọ hoa đơn giản.

- Giáo viên cho học sinh xem một số lọ hoa để các em nhận biết về lọ hoa, cách vẽ hình, cách vẽ màu. Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên bảng.

- Phác khung hình chung của lọ hoa. - Tìm phần miệng, phần thân, phần đáy. - So sánh chiều ngang, chiều dài của từng bộ phận.

- Tìm hình bằng các nét thẳng mờ.

- Học sinh tìm hiểu nội dung.

- Thân to, miệng và đáy bằng nhau, có màu vàng, được làm bằng gốm,...

- Thân, miệng và đáy,...

- Bằng gốm, bằng thuỷ tinh, bằng nhựa. - Màu trăng, xanh, đỏ,...

- Thân lọ to, có miệng rộng, có màu xanh,...

- Lọ tròn nhỏ, lọ có miệng và thân bằng nhau,...

- Học sinh miêu tả lọ hoa mình thích. - Học sinh quan sát.

- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.

- Đi hình bằng các nét cong, hoan chỉnh hình.

- Tìm màu sắc phù hợp, màu tươi sáng. - Giáo viên cho học sinh xem một số hình vẽ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: Giúp HS vẽ được hình trong phần giấy.

- Giáo viên cho học sinh vẽ bài .

- Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ hình với bố cục đẹp.

- Học sinh quan sát vật mẫu và vẽ bài như đã hướng dẩn.

- Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm chưa nắm được cách vẽ lọ hoa, học sinh khá tìm hình rõ nội dung hợp lý.

- Tìm đặc điểm chung của lọ.

- Vẽ lọ hoa to nằm trong khung hình của tờ giấy không lậch trái, lậch phải.

- Vẽ đúng, rõ lọ hoa. - Tô màu đều và đẹp.

- Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài. - Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: Giúp HS biết quan tâm đến đồ vật xung quanh.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét.

H. Bạn vẽ hình như thế nào? Đã to, rõ, cân đối chưa?

H. Em có nhận xét gì về màu trong bài của bạn?

H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? Vì sao?

- Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét những mặt được, chưa được của từng bài. - Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp.

- Nhận xét chung tiết học.

- Tìm các chi tiết. - Học sinh quan sát.

- Học sinh vẽ bài vào vở.

- Học sinh làm bài đúng trọng tâm. - Tìm hình.

- Tìm màu phù hợp để vẽ. - Trưng bày bài.

- Nhận xét một số bài được chọn. - Bạn vẽ hình to, rõ và nổi bật,... - Màu sắc rõ ràng và đẹp.

- Chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe.

* Dặn doø:

- Quan sát các các vật dụng trong gia đình.

- Quan sát, tìm hiểu ngôi nhà của mình, chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn: 2/ 1/ 2007 Thứ sáu Ngày dạy: 4/ 1/ 2007 Bài 17: VẼ TRANH NGÔI NHAØ CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết cách vẽ tranh Ngôi nhà của em.

- Học sinh vẽ được tranh có ngôi nhà và cây,...sau đó vẽ màu theo ý thích. - Học sinh thêm yêu ngôi nhà của mình.

II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về ngôi nhà và cây.

- Tranh của các hoạ sĩ có hình ảnh ngôi nhà và cây,...

- Bài của học sinh lớp trước có tranh phong cảnh có ngôi nhà và cây. 2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về phong cảnh có ngôi nhà và cây. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

Một phần của tài liệu Trọn bộ GA Mĩ thuật - Lớp 1 (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w