- Vở tập vẽ.
VẼ MAØU VAØO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
I.MỤC TIÊU
- Học sinh củng cố cách vẽ màu.
- Học sinh vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích. - Học sinh thêm yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh phong cảnh.
- Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước. - Tranh phong cảnh khác nhau của giáo viên. 2. Học sinh:
- Bút chì, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. H. Quả chuối có hình dạng như thế nào? H. Quả chuối có những màu nào?
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm về cảnh đẹp thiên nhiên.
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ảnh phong cảnh khác nhau,... và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
H. Đây là cảnh gì?
- Giáo viên cho học sinh xem các tranh tĩnh vật khác nhau.
H. Phong cảnh có những hình ảnh nào? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? H. Em hãy kể tên một số cảnh đẹp thiên nhiên mà em được biết?
H. Ngoài những phong cảnh này ra em còn biết những phong cảnh nào nữa?
H. Em thích nhất là phong cảnh nào?
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp như cảnh đồng quê, cảnh đồi núi, cảnh biển hay cảnh phố phường,...
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình trong vở của học sinh.
- Giáo viên gợi ý, học sinh nhận ra các hình vẽ.
- Học sinh qua sát.
- Cảnh cánh đồng quê có con đường làng, cảnh đồi núi,...
- Có cảnh cây cối, nhà cửa hay các con vật,...
- Màu xanh chiếm phần lớn trong tranh,...
- Cảnh đẹp Hồ Gươm, phong cảnh Đà Lạt, Cảnh biển Vịnh Hạ Long,...
- Cảnh biển Vũng Tàu, chùa Quan Âm,...
- Cảnh biển, đồi núi, đường phố,... - Học sinh nghe.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS cách vẽ màu.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách vẽ màu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa để học sinh thấy. H. Trong tranh này có những hình ảnh gì? H. Hình ảnh đó cho chúng ta thấy cảnh ở đâu?
- Tìm màu vào tranh phong cảnh. - Tìm màu theo ý thích.
- Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: Núi phải chọn màu thích hợp, màu mái nhà, tường nhà cửa, lá cây cối, quần áo, váy,...
- Tìm màu nền cho phù hợp.
- Các màu đứng cạnh nhau phải phù hợp, hoạ tiết giống nhau trùng màu nhau, màu tươi sáng thể hiện được nội dung của tranh.
- Tìm màu có màu đậm và màu nhạt.
- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ tranh hoàn chỉnh. Để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh tô màu vào hình trong vở.
- Tìm màu phù hợp với hình. - Tìm màu theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh tìm màu vào hình trong giấy. Khi hoàn thành xong có thể cho học sinh tô màu theo nhóm, tìm các màu vào hình đơn giản giáo viên đã chuẩn bị.
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
- Học sinh quan sát. - Phong cảnh miền núi.
- Trong tranh có núi, nhà, cây, có người,... - Hoa, lá,... - Hình lá bốn góc giống nhau. - Học sinh tìm màu. - Tìm màu tươi sáng. - Học sinh quan sát.
-Tìm màu vẽ vào bài.
+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào pha màu nhiều hay ít.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp.
- Chú ý cầm sáp màu ta tô từ ngoài vào trong, cầm hơi cao, đối với bút lông ta không tô đi tô lại mà chỉ dùng đi một đường nhẹ tay không nhấp bút lên để màu ra đều hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được một số bài vẽ đẹp.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Bạn đã dùng những màu nào để vẽ tranh?
H. Màu của bạn tô đã đều độ đậm nhạt chưa?
H. Trong bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài tô đều và đẹp.
- Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Màu xanh, màu đỏ, màu tím,... - Màu đều và đẹp
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
* Dặn doø:
- Quan sát cảnh đẹp quê hương đất nước.
- Quan sát hình dáng vật nuôi trong nhà, chuẩn bị bài học sau.
Ngày soạn: 7/2/2007 Thứ sáu Ngày dạy:9/2/2007
Bài 22: