Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 97)

- Đối với BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty:

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

* Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho người sử dụng có thể đọc, phân tích và đánh giá về quy mô, cơ cấu tài sản, năng lực sản xuất, trình độ tổ chức , quay vòng và sử dụng tài sản, tình hình về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Để đạt được những ý nghĩa trên đây, các yếu tố trên bảng cân đối kế toán phải được ghi nhận theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, việc trình bày các yếu tố phải đảm bảo khoa học, hợp lý. Do đó cách trình bày các khoản mục trên bảng cân

đối kế toán nên được sắp xếp lại một cách nhất quán nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng trong việc phân tích báo cáo tài chính, cụ thể như sau:

- Các khoản mục tài sản nên được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Như vậy khoản mục “Các khoản Đầu tư tài chính dài hạn” nên được sắp xếp lên trên mục “ Tài sản cố định”. Khoản mục này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Trong chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” có khoản tạm ứng của CBVNV, thực chất đây là khoản phải thu vì thế, khoản tạm ứng này sẽ được chuyển lên ở mục “ Các khoản phải thu khác”

- Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Sông Đà hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ kinh doanh có thể xác định được, do đó việc phân loại tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp những thông tin hữu ích thông qua việc phân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục như vốn lưu dộng với các tài sản thuần được sử dụng cho hoạt động dài hạn của Tổng công ty.

Trên thực tế, Tổng công ty đã sắp xếp các chỉ tiêu tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả theo tính thanh khoản giảm dần và đã tách riêng các tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, việc tách ra này chỉ mang tính tương đối và phân loại chưa chính xác. Tương tự như vậy, chỉ tiêu “ Chi phí phải trả” cũng được phân loại thành “Chi phí phải trả ngắn hạn” xếp vào mục “Nợ ngắn hạn” và chỉ tiêu “Chi phí phải trả dài hạn” được xếp vào mục “Nợ dài hạn”. Chi tiết sẽ được trình bày cụ thể trong phần hoàn thiện phương pháp lập báo cáo tài chính.

- Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán hiện nay thực chất là để giải thích thêm tình hình tài chính của Tổng công ty, do đó nên đưa các chỉ tiêu này vào nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc phân định các hoạt động cần được thực hiện một cách nhất quán. BCLCTT phải trình bày các luồng tiền theo 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phảI là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng thanh lý nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.

- Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, ngoài việc căn cứ vào các tài khoản đối ứng với tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Tổng công ty cần phải căn cứ vào các sổ chi tiết như sổ chi tiết 331 – Phải trả người bán hoặc tài khoản 131 – Phải thu khách hàng để phân loại luồng tiền của từng hoạt động được chính xác.

* Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính cần bổ sung thêm các thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3.3.1.2. Hoàn thiện phương pháp và nguyên tắc lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

Những nội dung hoàn thiện ở các phần trên đã hình thành tư tưởng và bộ khung cho báo cáo tài chính có chất lượng để đáp ứng nhu cầu thông tin cho phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng bản chất của báo cáo tài chính thể hiện sự kết hợp giữa khoa học xử lý thông tin với các nguyên tắc,

chuẩn mực và chế độ kế toán đã được quy định. Do vậy, một báo cáo tài chính có chất lượng, ngoài những nội dung hoàn thiện trên đây còn tùy thuộc rất lớn vào các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán có thông suốt và có góp phần thực hiện các mục tiêu của báo cáo tài chính đã được xác định hay không và các phương pháp kế toán có tiến bộ hay không.

Nhìn chung, việc lập các báo cáo tài chính của Tổng công ty đã cơ bản tuân thủ những nguyên tắc trong trình bày trong báo cáo tài chính như: ngyên tắc hoạt động liên tục, tính nhất quán trong việc trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đầy đủ chưa được Tổng công ty thực hiện triệt để.

Theo đó, tại thời điểm cuối năm tài chính, Tổng công ty phải quán triệt các đơn vị thành viên phải ghi nhận doanh thu tương ứng với những chi phí đã bỏ ra như rà soát lại các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành để lên hóa đơn thu khách hàng để ghi nhận doanh thu kịp thời trong kỳ.

Về phương pháp lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, cần phải sử dụng nhiều phương pháp kế toán khác nhau theo các đối tượng cụ thể khác nhau của kế toán. Một cách tổng quát, phương pháp kế toán được hiểu là những cách thức, thủ thuật xử lý và tổng hợp thông tin kế toán nhằm đạt được những mục tiêu của thông tin đã được xác định.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty là sự tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc. Để cung cấp được thông tin trung thực và đáng tin cậy cho người sử dụng, báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty nên thực hiện một số điều chỉnh sau trong quá trình hợp nhất:

Đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập bằng cách công theo dòng và cột trên bảng cân đối kế toán của từng đơn vị ở từng khoản mục. Riêng đối với các khoản phải thu, phải trả nội bộ về mặt nguyên tắc, số liệu nội bộ được phép có số

vãng lai giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên và số liệu này sẽ được hợp nhất khử trùng trên báo cáo tài chính của Tổng công ty.

Nhưng trên thực tế như đã trình bày ở trên, số liệu nội bộ trên báo cáo tài chính toàn Tổng công ty chưa được khử đi do đó đã làm tăng cả bên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Phương pháp để giải quyết sự trùng lặp này là:

+Tổng công ty quy định các đơn vị thành viên, tất cả các khoản vãng lai trong nội bộ Tổng công ty đều phải hạch toán qua tài khoản 136,336 ( chi tiết theo tiểu khoản) và mở sổ theo dõi chi tiết.Các khoản vãng lai trong nội bộ đơn vị phải được khử hết trước khi lập báo cáo nộp lên Tổng công ty.

+ Trên Tổng công ty, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ cả chỉ tiêu phải thu nội bộ và phải trả nội bộ trên 02 tài khoản tương ứng khi lập báo cáo tài chính hợp nhất để loại số liệu này ở cả hai bên tài sản và nguồn vốn.

Do đó, trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽ được điều chỉnh số liệu như sau: số dư trên tài khoản 136 và tài khoản 336 sau khi triệt tiêu sẽ bằng không.

- Như phần trên đã đề cập, các khoản phải thu và các khoản phải trả mặc dù trên Bảng cân đối kế toán hợp đã có sự phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên số liệu này cũng chưa được chính xác, do các đơn vị thành viên cũng như tại Tổng công ty chưa thực hiện nhất quán việc phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.

Tài sản ngắn hạn, dài hạn

Một tài sản đựoc xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, hoặc:

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ, hoặc:

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại dài hạn. Tài sản dài hạn gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phảI thu thương mại được bán,sử dụng và được thực hiện trong khuôn khổ của chu kỳ hoạt động bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ. Các loại chứng khoán có thị trường giao dịch được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ sẽ được xếp vào loại tài snả ngắn hạn, các chứng khoán không đáp ứng được điều kiện này được xếp vào loại tài sản dài hạn.

Nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn

Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn khi khoản nợ này:

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp hoặc:

b) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn.

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn có thể được phân loại giống như cách phân loại các tài sản ngắn hạn. Một số các khoản nợ phải trả ngắn hạn như các khoản phải trả thương mại và các khoản nợ phảI trả phát sinh từ các khoản phải trả công nhân viên và chi phí sản xuất kinh doanh phả trả là những yếu tố cấu thành nguồn vốn lưu động được sử dụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của doanh

nghiệp. Các khoản nợ này được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn kể cả khi chúng được thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ.

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác không được thanh toán trong một chu kỳ hoạt động bình thường nhưng phải được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ. Chẳng hạn khoản nợ chịu lãi ngắn hạn, khoản thấu chi ngân hàng, thuế phải nộp và các khoản phải trả phi thương mại khác. Các khoản nợ chịu lãi để tạo nguồn vốn lưu động trên cơ sở dài hạn và không phảI thanh toán trong vòng 12 tháng tới đều là nợ phải trả dài hạn.

Như vậy, phương pháp để xác định và phân loại nợ phải thu và nợ phải trả thành dài hạn và ngắn hạn tại Tổng công ty như sau: quy định triệt để thống nhất các đơn vị thành viên trong toàn Tổng công ty, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, căn cứ vào sổ chi tiết tài các tài khoản công nợ phải thu và tài khoản phải trả để đánh giá, phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Có như vậy thì các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng như các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính mới được chính xác và đáng tin cậy.

Do thời gian hạn chế nên tác giả chỉ phân loại được một số các khoản như sau:

Phải thu khách hàng ngắn hạn: 1.575.785.688.754 đồng Phải thu khách hàng dài hạn: 11.732.441.185 đồng Phải trả người bán ngắn hạn: 1.967.130.968.865 đồng Phải trả người bán dài hạn: 85.131.092.914 đồng

Ngoài ra, ở chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” sẽ đưa phần tạm ứng của CBCNV lên cộng chung với chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” ở mục “Tài sản ngắn hạn”, với số tiền điều chỉnh tương ứng là: 2.560.189.207 đồng

Phần nguồn vốn:

- Chỉ tiêu “Chi phí phải trả” sẽ được phân loại thành “Chi phí phải trả” ngắn hạn và “Chi phí phải trả” dài hạn với số liệu điều chỉnh như sau:

+ “Chi phí phải trả” ngắn hạn: 207.638.675.382 đồng + “Chi phí phải trả” dài hạn: 89.163.250.367 đồng

- Chỉ tiêu “Các khoản phải trả phải nộp khác” cũng sẽ được phân loại thành “Các khoản phải trả phải nộp khác” ngắn hạn và “Các khoản phải trả phải nộp khác” dài hạn với số liệu điều chỉnh như sau:

+ “Các khoản phải trả phải nộp khác” ngắn hạn: 406.046.716.056 đồng + “Các khoản phải trả phải nộp khác” dài hạn: 91.931.044.387 đồng

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:

Như phần trên đã trình bày, các đơn vị trong Tổng công ty đã không trừ doanh thu nội bộ nên khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” được phản ánh cao hơn thực tế. Tương tự đối với chỉ tiêu “ Doanh thu hoạt động tài chính” và “Chi phí hoạt động tài chính” khi đơn vị này đầu tư vào đơn vị khác trong nội bộ Tổng công ty.

Số liệu điều chỉnh trên các chỉ tiêu trên như sau:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 5.755.032.814.822 đồng + Giá vốn hàng bán: 4.627.913.828.182 đồng

+ Doanh thu hoạt động tài chính: 174.270.244.636 đồng + Chi phí hoạt động tài chính: 425.460.705.399 đồng

Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp nên được lập theo nguyên tắc sau:

Về nguyên tắc, thông tin về các dòng tiền vào, các dòng tiền ra phải được phân loại xác định và trình bày phù hợp theo tính chất của 3 loại hoạt động nêu trên. Các dòng tiền vào, ra phải được trình bày tách biệt theo những nội dung chủ yếu, không bù trừ trên cơ sở thuần ngoại trừ một số trường hợp:

+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuế thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;

+ Thu tiền và chi tiền đối với khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản đầu tư; các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.

Thông tin về các số tiền đã trả lãi vay, số tiền đã nộp thuế và các khoản cho Nhà nước là những thông tin được nhiều người quan tâm sử dụng trong nhiều nội dung phân tích. Để phù hợp với thông lệ chung, những thông tin này cũng nên được trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thiết kế lại theo hướng:

+ Các khoản tiền thu được từ c ác khoản phải thu khách hàng về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ để ở hoạt động kinh doanh, các khoản tiền thu được từ các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w