Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Sông Đà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 61)

- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Sông Đà

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sông đà

Tên viết tắt bằng tiếng Anh: songda

Trụ sở chính: Nhà G10, Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 8541164 – (84-4) 8542578

Fax: (84-4) 8541161

E-mail: TCTSD@songda.com.vn

Website: http://www.songda.com.vn

Tổng Công Ty Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thủy điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110MW - đây là công trình thủy điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam.

Từ năm 1979 – 1994 Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất 1.920MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này tên của dòng Sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.

Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 03 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.

Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thủy điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW)…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Nhà máy Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường

cao tốc Láng Hòa Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau.

Đến năm 2006 Tổng công ty Sông Đà chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – công ty con theo Quyết định số 2435/QĐ-BXD/TCCB ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cũng trong năm 2006, Tổng công ty đã chính thức trình Đề án hình thành và phát triển Tập đoàn Sông Đà với cơ cấu tỷ trọng các ngành nghề gồm: xây lắp 40%, sản xuất công nghiệp 40% và dịch vụ 20%. Theo đó phần vốn điều lệ đăng ký của toàn bộ công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết đến cuối năm 2006 dự kiến là 4.320 tỷ đồng và tăng lên thành 7.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Một số ngành nghề kinh doanh mới sẽ được bổ sung khi hình thành tập đoàn này như: lắp đặt thiết bị công nghiệp (nhiệt điện); cơ khí chế tạo (các thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, xi măng); thương mại (đầu tư khu kinh tế mở, khu công nghiệp).

Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 4.000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w