Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 29)

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phàn hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng và chi tiết được, chẳng hạn như :

- Cung cấp số liệu, thông tin và đánh giá một cách cụ thể chi tiếthơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữutheo từng loại nguồn vốn và phân tíchtính hợp lỷtong việc phân bổ vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà ta biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra việc chấp hànhcác chế độ, thể lệ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng cũng như các kiến nghị và đề xuất của doanh nghiệp

Thuyết minh báo cáo tài chính thường bao gồm các nội dung chính như giới thiệu chung về doanh nghiệp ( đặc điểm hoạt động, chính sách kế toán áp dụng ): phần chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (chi phí sản xuất kinh doanh, chi tiết tăng giảm tài sản, tình hình thu nhập công nhân viên, tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu…) và phần giải thích, thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (phần tự trình bày của doanh nghiệp nhằm thuyết minh và giải thích một số vấn đề liên quan đến tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp chi tiết hơn).

Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.

Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính:

- Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các Tổng công ty, công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập các báo cáo tài chính năm của Tổng công ty, công ty còn phải lập báo cáo tài chính

tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty, công ty.

- Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Đối với Tổng công ty Nhà nước và DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (*).

- Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ(*) và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ. Ngoài ra còn phảI lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.

(*) Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008)

Báo cào tài chính hợp nhất và tổng hợp

- Báo cáo tài chính hợp nhất:

Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 mẫu biểu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN

Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo của toàn đơn vị.

Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 mẫu biểu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01 – DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02 – DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03 – DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B 09 – DN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 29)