Chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 34)

Mục đích đưa ra chuẩn mực này là để quy định cho việc trình bày các báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung để đảm bảo tính so sánh. Nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế IAS1 đã đưa ra những nhận xét chung về việc trình bày các báo cáo tài chính.

Thứ nhất, Báo cáo tài chính cần phải trình bày một cách khách quan tình hình tài chính, hiệu năng tài chính và các luồng tiền mặt của doanh nghiệp. Để báo cáo tài chính phản ánh được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ban giám đốc cần lựa chọn và áp dụng các phương pháp kế toán gồm những nguyên tắc, cơ sở, quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể. Việc áp dụng các phương pháp đó đảm bảo rằng báo cáo tài chính sẽ cung cấp được các thông tin:

- Đủ độ tin cậy bằng cách:

+ Trình bày trung thực các kết quả hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Phản ánh thực chất kinh tế của các sự kiện và các nghiệp vụ giao dịch mà không theo danh nghĩa pháp lý của chúng.

+ Khách quan, không thân thiện. + Thận trọng.

+ Đầy đủ trong mọi điểm trọng yếu

Thứ hai, lập báo cáo tài chính theo phương pháp dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo phương pháp kế toán dồn tích, các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện được hạch toán khi chúng phát sinh (chứ không theo thu, chi ngân quỹ) và được ghi nhận vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các niên độ liên quan.

Thứ ba, các khoản mục trong báo cáo tài chính cần được trình bày và phân loại duy trì nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

- Có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại cách trình bày trên báo cáo tài chính cho thấy cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách thích hợp các sự kiện, các nghiệp vụ giao dịch.

- Sự thay đổi trong cách trình bày là do một chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc một diễn giải của ủy ban thường trực về diễn giải các chuẩn mực áp đặt.

Thứ tư, mọi yếu tố thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽ trong báo cáo tài chính. Đối với các yếu tố không mang tính trọng yếu thì cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương.

Thứ năm, không được bù trừ các tài sản với các khoản nợ, ngoại trừ việc bù trừ này được quy định hay cho phép bởi một chuẩn mực kế toán quốc tế.

Thứ sáu, các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải có tính chất so sánh, nghĩa là các thông tin của niên độ trước đó cần trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của niên độ hiện tại.

Thứ bảy, cấu trúc và nội dung báo cáo tài chính:

- Báo cáo tài chính phải trình bày các thông tin sau: tên của doanh nghiệp báo cáo; báo cáo của doanh nghiệp hay tập đoàn; ngày báo cáo và kỳ báo cáo; đơn vị tiền tệ báo cáo; mức độ chính xác được sử dụng trong việc trình bày các số liệu báo cáo tài chính.

- Các báo cáo tài chính cần được lập tối thiểu mỗi năm một lần. Trong những tình huống đặc biệt, doanh nghiệp có thể thay đổi ngày khoá sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho một niên độ dài hơn hoặc ngắn hơn một năm.

- Báo cáo tài chính phải được công bố trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày báo cáo.

- Chuẩn mực kế toán quốc tế không quy định thứ hoặc mẫu trình bày các báo cáo tài chính mà chỉ nêu danh sách các khoản mục cần được trình bày riêng rẽ trong báo cáo tài chính.

- Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục hàng dọc trình bày các số liệu bằng tiền sau đây:Các tài sản cố định hữu hình, Các tài sản cố định vô hình

Các tài sản cố định tài chính; Các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; Hàng tồn kho; Các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác; Tiền mặt và tương đương tiền mặt; Các khoản phải trả cho nhà cung cấp và các khoản phải trả khác; Các khoản thuế phải thu và phải trả; Các khoản dự phòng; Các khoản nợ cố định chịu lãi; Các phẩn của cổ đông thiểu số không thuộc phần của doanh nghiệp; Nguồn vốn phát hành và các khoản dự trữ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục trình bày tối thiểu các số liệu bằng tiền sau đây:

Kết quả hoạt động SXKD Chi phí tài chính

Lãi/lỗ của các đơn vị liên kết và liên Doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu

Lỗ, lãi từ các hoạt động thông thường Các khoản bất thường

Lợi ích của cổ đông thiểu số Lỗ, lãi ròng trong kỳ

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần trình bày các luồng tiền trong kỳ được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

+ Các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động sinh lời cơ bản của doanh nghiệp, nhìn chung thường là kết quả của các giao dịch và sự kiện có tham gia vào việc xác định lãi hay lỗ ròng như tiền nhận từ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ; tiền trả cho những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ; tiền trả cho người lao động….

+ Các luồng tiền từ hoạt động đầu tư thể hiện phạm vi mà các chi phí đã được thực hiện cho các nguồn dự định sẽ tạo ra lợi nhuận và các luồng tiền trong tương lai như tiền thu từ việc bán các tài sản cố định hữu hình và vô hình; trả tiền mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty khác…

+ Các luồng tiền từ hoạt động tài chính thường gồm: tiền ròng thu được từ việc phát hành cổ phiếu hay các công cụ về vốn khác; tiền trả cho các chủ sở hữu để mua hay thanh toán các cổ phiếu của doanh nghiệp; tiền ròng thu được từ việc phát hành trái phiếu, thương phiếu, nợ, tiền trả các khoản đã vay…

- Thuyết minh báo cáo tài chính cần phải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trình bày các thông tin về cơ sở, tiêu chí dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện quan trọng.

+ Nêu ra các thông tin cần phải được cung cấp theo quy định của các chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng không được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

+ Cung cấp các thông tin bổ sung không được trình bày trong các bản báo cáo tài chính khác, nhưng lại được cần thiết cho việc trình bày trung thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 34)